Hàng trăm đồng bào, thân còn hằn sâu những vết thương.
Tội ác quân thù vẫn còn đây.
Ghi vào đá để không nguôi uất hận.
Giồng Sắn
27/9/1964 - 27/9/2004”
Phía trên Bia là hình tượng cách điệu một quả bom khổng lồ đang thả xuống chiếc ghe nhỏ bé của người dân ở bến sơng có nhiều cây dừa nước. Chiếc ghe bốc cháy thành ngọn lửa cùng với cột nước bốc lên cao, ôm chặt lấy tấm. Ba mặt bia còn lại là bức phù điêu mơ tả tồn cảnh vụ Mỹ - ngụy ném bom, bắn pháo thảm
dân Nhơn Trạch vùng lên đấu tranh trả thù cho 536 đồng bào sát hại ngày 27-9- 1964. Tác giả thiết kế phù điêu Bia là điêu khắc gia Ngô Văn Thơm - Công ty Kiến trúc PA (Tp. Hồ Chí Minh).
Bia tưởng niệm
Nhà trưng bày:
Nhà trưng bày có diện tích hơn 20m2, thiết kế theo kiến trúc hình lục giác tạo sự đồng bộ, hài hòa với kiến trúc Nhà bia. Tại đây trưng bày khoảng 70 hình ảnh liên quan đến vụ thảm sát tại ngã ba Giồng Sắn, các nhân chứng lịch sử, lễ trao bằng di tích, lễ khởi cơng xây dựng Nhà bia - Công viên Giồng Sắn….. và gần 30 tài liệu (báo chí) đưa tin về vụ thảm sát thường dân vô tội đẫm máu năm xưa trên sơng Ơng Kèo (Phú Hữu, Nhơn Trạch)….. Thơng qua hình ảnh, hiện vật, tài liệu trưng bày tại Nhà truyền thống giới thiệu đến nhân dân và du khách về tội ác của Mỹ - ngụy; về lịch sử, văn hóa của địa phương và giáo dục truyền thống cách mạng cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tại Nhà trưng bày,
mỗi năm đón trên ba ngàn lượt du khách18, đa số là sinh viên, học sinh đến tham quan, học tập, nghiên cứu tại di tích.
Nhà trưng bày tại di tích Giồng Sắn
Sân lễ:
Có diện tích hơn 700m2, rất rộng rãi để tổ chức các lễ hội, mít tinh, lễ tưởng niệm ở đây. Sân này, vào những buổi sáng sớm và buổi chiều, nhân dân địa phương đến đi bộ, thư giãn, tập thể dục; trẻ em thì vui chơi, nơ đùa sau những buổi học căng thẳng đã làm cho khu di tích bớt nặng nề bởi tính chất ghi dấu tội ác của Mỹ - ngụy và đúng với mục đích, ý nghĩa khi xây dựng Nhà bia - Công viên Giồng Sắn. Ngồi ra, trong khn viên khu di tích có hệ thống đường nội bộ, bên hàng cây xanh lâu năm, cạnh ghế đá, sơng Ơng Kèo và những con rạch nhân tạo uốn khúc như những con rồng, nước trong xanh, nhìn thấu đáy, cá bơi lội tung tăng rất hấp dẫn du khách tham quan di tích phối hợp với nghỉ ngơi, thư giãn, giải trí vào ngày lễ và những ngày nghỉ cuối tuần.
Sân tổ chức Lễ tưởng niệm và mít tinh (di tích Giồng Sắn)
Khn viên, thảm xanh di tích Giồng Sắn
Việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích Giồng Sắn của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Đồng Nai đã góp phần giáo dục cho nhân dân địa phương, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam về truyền thống yêu nước, căm thù quân xâm lược và bè lũ tai sai bán nước, hại dân; nêu cao lòng quả cảm, tự hào, tự tôn dân tộc. Đây là “địa chỉ đỏ” về nguồn của lớp trẻ, học sinh, sinh viên và cựu Chiến binh Việt Nam.
Di tích Giồng Sắn - nơi tưởng niệm hơn 500 thường dân vô tội đã nằm xuống trong cuộc thảm sát phi nhân tính, đồng thời cũng để ghi nhớ một trong muôn vàn tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm nhắc nhở mỗi người dân phải luôn cảnh giác trước những thế lực thù địch âm mưu chia cắt khối đại đoàn kết dân tộc và chống phá Đảng, nhà nước ta.
Lớp trẻ ngày nay đến tham quan di tích Giồng Sắn sẽ cảm nhận được sự tàn khốc, mát mát, đau thương của cuộc chiến tranh đã đi qua, nhưng cũng vô cùng hãnh diện, tự hào về thành quả độc lập, tự do mà cha anh đã đổ xương máu và cả tính mạng giành được. Từ đó, thấy được giá trị của cuộc sống hịa bình, ấm
no, hạnh phúc hơm nay để ln trao dồi đạo đức cách mạng, lịng u nước, ý chí tự lực tự cường, sẵn sàng lên đường bảo vệ biên cương lãnh thổ của tổ quốc khi có giặc xâm lăng.
Di tích Giồng Sắn cịn mang ý nghĩa giáo dục và phát huy truyền thống “tình làng nghĩa xóm”, “uống nước nhớ nguồn”, tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn; xoa dịu vết thương chiến tranh; đồn kết một lịng, cùng nhau xây dựng quê hương, đất nước giàu đẹp của nhân dân ta.
Việc UBND tỉnh ra Quyết định xếp hạng di tích Giồng Sắn và xây dựng Nhà bia - Cơng viên trong khu di tích là một chủ trương đúng đắn và thiết thực nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, góp phần thực hiện thành cơng Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là cơng trình mang ý nghĩa nhân
văn sâu sắc, giáo dục truyền thống yêu nước và tưởng niệm những thường dân vô tội bị sát hại năm xưa - đạo lý tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt Nam - một dân tộc anh hùng.