các cơng trình văn hóa trong khn viên di tích Giồng Sắn:
Hiện nay, tại di tích Giồng Sắn có Nhà truyền thống trưng bày một số hình ảnh, tài liệu về di tích. Tuy nhiên, diện tích nhà trưng bày quá nhỏ hẹp chỉ khoảng hơn 20m2 và số lượng hình ảnh, hiện vật, tài liệu trưng bày tại di tích q ít, đơn điệu (khoảng 70 hình ảnh và 30 tài liệu giấy) khơng thể đón tiếp cùng một lúc đông người tham quan và chưa giới thiệu và chuyển tải hết được nội dung của di tích, chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, học tập và mong muốn, tìm hiểu của du khách tham quan. Hơn nữa, trên thực tế hình ảnh, tài liệu trưng bày tại Nhà truyền thống chưa được khoa học, bài bản nên các tài liệu, hình ảnh trưng bày ở đây mới chỉ dừng lại ở dạng triển lãm ảnh, chưa thể được xem là trưng bày Nhà truyền thống hay trưng bày bảo tàng.
Tác giả với Trưởng ấp Bến Đình Phạm Đình Khương tại Nhà trưng bày di tích Giồng Sắn
Do vậy, kiến nghị UBND huyện Nhơn Trạch tiến hành mở rộng Nhà trưng bày với diện tích khoảng 200m2, chỉ đạo Ban Quản lý Di tích - Danh thắng huyện phối hợp Bảo tàng Đồng Nai hoặc Ban Quản lý Di tích - Danh thắng tỉnh để được hướng dẫn, hỗ trợ về chuyên môn, tiến hành nâng cấp, chỉnh lý Nhà trưng bày; cụ thể:
- Tiến hành nghiên cứu, sưu tầm bổ sung hình ảnh, hiện vật, tài liệu về vụ Mỹ - ngụy ném bom, bắn pháo thảm sát 536 thường dân vô tội ngày 27-9-1964 tại Phú Hữu. Việc sưu tầm hình ảnh, tài liệu, hiện vật từ các nguồn: Nhân dân địa phương và các tỉnh, thành lân cận có liên quan đến vụ thảm sát tại Giồng Sắn; thân nhân các nạn nhân bị thảm sát năm xưa (tìm lại các hiệt vật, di vật của những nạn nhân bị thảm sát mà hiện nay thân nhân vẫn còn cất giữ làm vật kỷ niệm); các nhân chứng lịch sử (lãnh đạo huyện ủy Nhơn Trạch, lãnh đạo UBND các xã: Phú Hữu, Vĩnh Thanh, Phước Khánh, Đại Phước….); các nhân chứng đã chứng kiến vụ thảm sát và trực tiếp, gián tiếp tham gia cứu nạn những nạn nhân bị thương, chơn cất những người bị chết. Hình ảnh, hiện vật về cuộc biểu tình, về phong trào đấu tranh cách mạng “diệt ác, phá kìm” ở địa phương trả thù cho đồng bào bị sát hại; hình ảnh, hiện vật của thanh niên lên đường nhập ngũ, dân công ra tiền tuyến tải đạn…. Tiến hành tra cứu tài liệu (báo chí) của ta và địch đưa tin về vụ thảm sát tại Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh; tra cứu tài liệu của địch báo cáo về vụ thảm sát thường dân trên sơng Ơng Kèo (Phú Hữu, Nhơn Trạch) tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Trên cơ sở các hình ảnh, tài liệu, hiện vật sưu tầm được tiến hành chỉnh lý trưng bày theo đề cương. Việc trưng bày hiện nay cần học tập cách trưng bày truyền thống kết hợp với hiện đại. Việc sử dụng các đai, vách, tủ, bục, mặt bằng trưng bày, đèn chiếu sáng… làm tôn mảng trưng bày và từng hiện vật cần phải nghiên cứu kỹ để đạt được hiệu quả cao nhất. Việc sử dụng manơcanh diễn tả nạn nhân vụ thảm sát rất cần thiết, đây là cách trưng bày sinh động sẽ có tác động trực tiếp và thu hút khách tham quan. Ví dụ, nên làm manơcanh mơ tả người mẹ bị trúng bom vỡ mảng đầu, máu tuôn trên khuôn mặt và ướt đẫm quần áo chết ngồi dựa vào gốc cây dừa nước ven sông mà hai tay người mẹ vẫn ơm chặt đứa con trong lịng che chở cho em khỏi bom đạn và hình tượng em bé bị trúng mảnh bom chết trong vòng tay yêu thương của mẹ, ánh mắt em mở to, sợ hãi; hình tượng người mẹ bị trúng bom chết nằm sấp, phía dưới là đứa con thơ vẫn đang ngậm vú mẹ; hình tượng nạn nhân bị trúng bom đạn pháo đổ ruột ra ngồi, hai tay vừa ơm ruột vừa chạy thoát nạn…Những manơcanh này sẽ chuyển tải được nội dung tố cáo tội ác dã man, phi nhân tính của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đối với đồng bào ta, đặc biệt là đối với phụ nữ và trẻ em… sẽ gây xúc động mạnh đến khách tham quan và giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ.
- Làm một sa bàn điện tự động diễn tả toàn cảnh vụ thảm sát với tiếng máy bay gầm rú trên không, tiếng bom đạn, pháo trút xuống những người dân vô tội nhỏ bé và những tiếng kêu cứu, khóc lóc thảm thương của những nạn nhân sẽ gây ấn tượng và xúc động mạnh đối với du khách. Tuy nhiên, việc làm sa bàn phải đặt
trong một phòng riêng, tạo vách ngăn tiếng ồn để không làm ảnh hưởng đến khách tham quan các nội dung trưng bày khác tại Nhà trưng bày của di tích.
- Ứng dụng công nghệ 3 D phục dựng lại cảnh thảm sát 536 thường dân vô tội trên sơng Ơng Kèo (Phú Hữu) sẽ rất ấn tượng và hiệu quả, hấp dẫn, thu hút khách tham quan.
- Hình ảnh, tài liệu, hiện vật trưng bày tại Nhà trưng bày không nên chỉ bó gọn nội dung trưng bày về vụ thảm sát 536 thường dân vô tội tại Phú Hữu mà nên có sự trưng bày đan xen một số hình ảnh đồng bào ta bị Mỹ - ngụy thảm sát ở Sơn Mỹ (Quảng Ngãi); Vĩnh Trinh (Quảng Nam) và hình ảnh, hiện vật phong trào đấu tranh cách mạng của địa phương (xã Phú Hữu, Phú Đông)…. nhằm tạo nội dung trưng bày phong phú và để nhân dân và du khách tham quan có cái nhìn tồn diện hơn về tội ác của Mỹ - ngụy đối với dân tộc Việt Nam, về phong trào đấu tranh cách mạng ở địa phương; từ đó khơi dậy trong lịng mỗi người dân lịng u nước, căm thù giặc xâm lăng; hiểu được cái giá phải trả để có cuộc sống ấm no, hịa bình ngày nay.
- Xây dựng Đài tưởng niệm chứng tích “Thảm sát Giồng Sắn” ở vị trí trung tâm, trang trọng trong khu di tích. Việc xây Đài tưởng niệm chứng tích “Thảm sát Giồng Sắn” nên thông báo rộng rãi để mọi người dân có khả năng điêu khắc, hội họa đều được tham gia và việc xây dựng Đài tưởng niệm phải tuân theo quy định tại Quy chế quản lý xây dựng tượng đài, tranh hoành tráng (Phần mỹ thuật) ban hành kèm theo Quyết định số 05/2000/BVHTT ngày 29/3/2000 của Bộ Văn hóa - Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
- Xây dựng trong khu di tích một Thư viện cấp xã, bởi lẽ xã Phú Đông là một xã thuộc vùng sâu của huyện Nhơn Trạch, cách xa huyện lỵ và thành phố Biên Hòa nên nơi đây rất cần một Thư viện để phục vụ nhân dân địa phương. Thư viện, ngồi phục vụ sách báo cho bạn đọc cịn là nơi trưng bày, giới thiệu những bài dự thi tìm hiểu về di tích Giồng Sắn; sau khi du khách tham quan một lượt di tích có thể vào Thư viện thư giãn, nghỉ ngơi, tìm đọc thêm những nguồn tư liệu, bài viết về di tích, về lịch sử địa phương. Đây là một cách tuyên truyền, quảng bá về di tích và giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân đặc biệt là thế hệ trẻ ở địa phương rất hữu ích, thiết thực và hiệu quả.
- Xây dựng một phòng chiếu phim tư liệu tại di tích: Nơi này sẽ chiếu những phóng sự về vụ “Thảm sát Giồng Sắn” do Đài Phát thanh Truyền hình Đồng Nai, Đài Trung ương thực hiện; chiếu các phóng sự của các thí sinh tham dự cuộc thi tìm hiểu về di tích Giồng Sắn. Trình chiếu các bộ phim, các phóng sự về tội ác của Mỹ - ngụy đối với nhân dân Việt Nam như: Phóng sự về vụ “Thảm sát Mỹ
Lai” tại Quảng Ngãi do phóng viên chiến trường Mỹ thực hiện…phục vụ khách tham quan.
- Xây dựng một Hội trường khoảng 200 ghế ngồi để làm nơi hội họp, hội thảo, nói chuyện chuyên đề, giáo dục truyền thống và đón tiếp khách tham quan tại di tích.
- Xây dựng nhà đón tiếp khách (khoảng 100m2), các chòi nghỉ chân, kiốt bán quà lưu niệm và quy hoạch xây dựng bãi giữ xe cho khách tham quan tại di tích.