Di tích Giồng Sắn tọa lạc bên dịng sơng Ơng Kèo nối với sơng Ơng Mai, Thị Vải có một tiềm năng phát triển kinh tế rất lớn về nghề nuôi trồng thủy sản, đánh bắt cá tôm và phát triển dịch vụ du lịch sinh thái sông nước. Theo quy hoạch, di tích Giồng Sắn sẽ được mở rộng gắn với khu du lịch sinh thái diện tích 150ha là mặt bằng lý tưởng để khai thác đầu tư về kinh tế, dịch vụ du lịch. Được biết, năm 2011, UBND tỉnh đã cho chủ trương huyện Nhơn Trạch được thực hiện cơng tác xã hội hóa để bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị di tích Giồng Sắn (Văn bản số 6737/UBND-VX ngày 03/10/2011) nhằm “lấy di tích ni di tích”. Theo đó, đơn vị chủ đầu tư là Công ty TNHH Phú Nhơn Phú sẽ tiến hành lập dự án khai thác mặt bằng khu di tích đầu tư ni chim yến. Việc ni chim yến nhằm “lấy di tích để ni di tích” (chữ “ni” ở đây mang hàm nghĩa: bảo tồn, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích) sẽ góp phần giảm ngân sách nhà nước đầu tư vào di tích, tạo cơng ăn việc làm cho nhân dân địa phương và tạo sự hấp dẫn cho du khách tham quan khu di tích sẽ được tận mắt chứng kiến đời sống trong môi
ngày càng nhiều du khách đến với di tích Giồng Sắn. Sản phẩm thu được từ chim yến sẽ là món quà du lịch đặc trưng của khu di tích bán cho khách tham quan, cung cấp cho thị trường Nhơn Trạch và trong cả nước. Kinh phí thu được từ ni chim yến sẽ sử dụng một phần vào công tác bảo tồn, bảo vệ, tôn tạo, phát huy giá trị di tích; đây sẽ là thành cơng của dự án, có ảnh hưởng tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Nhơn Trạch. Tuy nhiên, để triển khai được dự án này thực sự có hiệu quả, đơn vị chủ đầu tư phải có báo cáo kinh tế kỹ thuật nêu được mục tiêu của dự án, đánh giá được hiện trạng của di tích và các yếu tố ni chim yến có ảnh hưởng đến mơi trường, sinh thái, cảnh quan thiên nhiên; đặc biệt là không ảnh hưởng đến khu vực Nhà bia và nhà trưng bày trong di tích; đồng thời phải đánh giá được hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án nếu được triển khai. Và một điều không thể thiếu đó là xây dựng dự án phải phù hợp với quy hoạch tại địa phương và tuân thủ các quy định pháp luật của nhà nước, được UBND tỉnh phê duyệt theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch nói chung và xã Phú Đơng nói riêng rất cần có thêm những mảng xanh để tạo vẻ đẹp cho huyện - tương lai sẽ là một thành phố công nghiệp trẻ loại II đang trên đà phát triển. Việc Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Huyện ủy, UBND huyện Nhơn Trạch xây dựng Nhà bia - Công viên Giồng Sắn trong khu di tích đã tạo thành một thiết chế văn hóa có tầm nhìn chiến lược lâu dài khi huyện Nhơn Trạch đang trên đường xây dựng một thành phố công nghiệp trẻ của tỉnh Đồng Nai; mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc để thân nhân, gia đình các nạn nhân có nơi đến thắp nhang tưởng niệm và nhân dân địa phương, đặc biệt là lớp trẻ có nơi tập luyện thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe, vui chơi, thư giãn, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng nhằm giảm thiểu tệ nạn xã hội, góp phần làm cho mơi trường văn hóa, xã hội ở địa phương ngày càng đổi mới, tiến bộ theo chiều hướng tích cực; góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
PHẦN B: