giá trị di tích Giồng Sắn
Căn cứ pháp lý: Luật Di sản văn hóa năm 2001, Luật Di sản văn hóa được sửa đổi, bổ sung năm 2009; Nghị định số 70/2012/NĐ-CP ngày 18/9/2012 của Chính phủ Quy định thẩm quyền, trình tự lập, phê duyệt quy hoạch, dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; Thơng tư số 18/TT-BVHTTDL ngày 28/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích (Thơng tư số 18 của Bộ VHTTDL thay thế Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 06/3/2003 của Bộ Văn hóa Thơng tin về việc ban hành quy chế bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã hết hiệu lực) và các quy định pháp luật khá có liên quan.
Di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói chung và huyện Nhơn Trạch nói riêng chứa đựng những giá trị khác nhau mà ngày nay cần phải gìn giữ, phát huy giá trị nhằm bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc và giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ ở địa phương. Di tích Giồng Sắn - nơi ghi dấu tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phi nghĩa xâm lược Việt Nam; nơi tưởng niệm 536 thường dân vô tội bị Mỹ - ngụy ném bom, bắn pháo sát hại và cũng là địa điểm ghi dấu cuộc mít, biểu tình của hơn 2.000 nhân dân huyện Nhơn Trạch lên án tội ác của Mỹ - ngụy, yêu cầu địch phải bồi thường tính mạng, tài sản cho đồng bào bị sát hại rất cần tiến hành các biện pháp bảo vệ, quy hoạch mở rộng, trùng tu, tơn tạo, phát huy giá trị di tích; đó là: