4.1. NGUYÊN NHÂN Ô NHIỄMKHÔNG KHÍ KHÔNG KHÍ
Ô nhiễm không khí ngoài trời bắt nguồn từ các nguồn tự nhiên và nhân tạo. Ở các khu vực khô cằn dễ bị cháy rừng và bão bụi, các nguồn tự nhiên đóng góp đáng kể vào ô nhiễm không khí cục bộ. Tuy nhiên ở những
[9] https://www.who.int/airpollution/ambient/pollutants/en/
[10]http://pure.iiasa.ac.at/id/eprint/13467/1/WorldEnergyOutlookSpecialReport2016EnergyandAirPolluti on.pdf
[11] ibid (như nguồn trên)
Số liệu thống kê toàn cầu cho thấy việc sản xuất và sử dụng năng lượng, chủ yếu do đốt nhiên liệu kém hiệu quả, là nguồn ô nhiễm không khí nhân tạo lớn nhất. Nguồn này gây ra 85% lượng bụi mịn và hầu hết lượng khí lưu huỳnh đioxit (SO2) và oxit nito (NOx) trên thế giới.[10] Ba chất ô nhiễm này chịu trách nhiệm đáng kể nhất cho ảnh hưởng của ô nhiễm không khí trên toàn cầu.
Cụ thể, đốt nhiên liệu trong giao thông, mà đặc biệt là dầu diesel, tạo ra hơn một nửa
lượng khí NOx toàn cầu và đóng góp khoảng 10% lượng bụi mịn thải ra bởi các hoạt động liên quan đến năng lượng. Trong tất cả các hoạt động đốt nhiên liệu, riêng việc đốt than tạo ra khoảng 60% lượng khí SO2. Việc sử dụng năng lượng trong các toà nhà (sưởi ấm, chiếu sáng, nấu ăn, v.v…) đóng góp khoảng 55% lượng bụi mịn PM2.5.[11] Tuy nhiên, cần lưu ý rằng ở mỗi quốc gia và mỗi khu vực, tỉ lệ các nguồn gây ônhiễm không khí sẽ khác nhau.
khu vực không chịu sự tác động của những hiện tượng thiên nhiên này, con người là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí. [9]
và châu Phi, ô nhiễm không khí do việc đốt các nhiên liệu gây ô nhiễm để chiếu sáng, nấu ăn và sưởi ấm là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.[12] Thống kê trên toàn thế giới cho thấy khoảng 3 tỷ người vẫn nấu ăn bằng nhiên liệu rắn (như gỗ, chất thải cây trồng, than và phân) và dầu hoả để đun bếp lò. Các hoạt động này sản sinh ra một loạt các chất gây ô nhiễm có hại cho sức khoẻ, trong đó có các hạt bồ hóng nhỏ có thể xâm nhập vào phổi. Trong nhà ở thông gió kém, khói trong nhà có thể cao hơn 100 lần so với mức bụi mịn có thể chấp nhận. [13] [12]http://pure.iiasa.ac.at/id/eprint/13467/1/WorldEnergyOutlookSpecialReport2016EnergyandAirPollut ion.pdf [13] https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/household-air-pollution-and-health [14]http://pure.iiasa.ac.at/id/eprint/13467/1/WorldEnergyOutlookSpecialReport2016EnergyandAirPollut ion.pdf [15] http://env-health.org/IMG/pdf/dark_cloud-full_report_final.pdf [16] https://unearthed.greenpeace.org/2017/11/01/south-korea-coal-air-pollution/ [17] https://datadriven.yale.edu/air-quality-2/air-pollutions-hazy-future-in-south-korea-2/ [18]http://pure.iiasa.ac.at/id/eprint/13467/1/WorldEnergyOutlookSpecialReport2016EnergyandAirPollut ion.pdf
và Việt Nam chịu trách nhiệm cho một phần rất lớn lượng khí thải ô nhiễm của khu vực, chủ yếu do tốc độ công nghiệp hoá cao và vai trò kinh tế lớn của ba nước này (khoảng 60% GDP khu vực năm 2014). Đảo Java và miền Bắc Việt Nam là hai trọng điểm phát thải của Đông Nam Á, do có sự tập trung của hàng loạt các dự án điện than và được dự báo sẽ gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng không khí của các nước láng giềng - nếu các dự án điện than tiếp tục được xây dựng thêm theo kế hoạch. [18]
Ô nhiễm không khí mặc dù được nhắc đến như là những vấn đề của địa phương, thực chất trong nhiều trường hợp, lại là vấn đề xuyên biên giới. Mức độ ô nhiễm không khí tuỳ biến dựa vào nhiều yếu tố quan trọng, trong đó có tần suất, mức độ và thời gian phát thải, điều kiện thời tiết như gió, nhiệt độ, ánh sáng. Các chất ô nhiễm chính như bụi mịn, SO2, NOx hay các chất ô nhiễm khác như ozone, trong một số trường hợp, đều có thể di chuyển khoảng cách đáng kể.[14] Vào những năm 70, các hồ nước ở Bắc Âu đã từng bị axit hoá do việc phát thải từ các nước châu Âu khác. Các nhà máy điện than ở Ba Lan cũng gây ra hơn 80% trong số 5.830 trường hợp tử vong cho các quốc gia khác ở châu Âu.[15] Ô nhiễm ở Hàn Quốc, mặc dù phần lớn là từ các nguồn trong nước[16], có một phần đóng góp bởi ô nhiễm không khí từ Trung Quốc.[17]
Trên toàn cầu, khoảng 6,1 triệu người mỗi