CỦA ÔNHIỄM KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI VÀ TPHCM VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (Trang 31 - 33)

người chết do ô nhiễm không khí ngoài trời ở cả nông thôn và thành thị.[19] 51% số ca tử vong do ô nhiễm không khí là ở Trung Quốc và Ấn Độ, và 7% số ca tử vong ở Đông Nam Á[20].

WHO ước tính trong năm 2016, khoảng 58% trường hợp tử vong sớm vì ô nhiễm không khí ngoài trời là do bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ, trong khi 18% trường hợp tử vong là do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, và 6% trường hợp tử vong là do ung thư phổi.[21]

Bụi và các chất ô nhiễm như ozone (O3), nitơ dioxide (NO2) và sulfur dioxide (SO2) là những yếu tố chủ đạo gây ra những căn bệnh này. Trong đó, đặc biệt nguy hiểm là bụi mịn đường kính 2.5 microgram trở xuống (PM2.5). Nếu các hạt có đường kính từ 10 microgram trở xuống, (≤ PM10) có thể xâm nhập và nằm sâu trong phổi, thì PM2.5 có thể xuyên qua hàng rào phổi và xâm nhập vào máu. Phơi nhiễm mãn tính với các hạt này gây ra nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, hô hấp và ung thư phổi. Ô nhiễm từ các hạt bụi nhỏ có tác động đến sức khỏe ngay cả ở nồng độ rất thấp. [19] http://ghdx.healthdata.org/gbd-results-tool [20] http://www.thelancet.com/journals/lancet/artic le/PIIS0140-6736(17)30505-6/fulltext [21] https://www.who.int/en/news-room/fact- sheets/detail/ambient-(outdoor)-air-quality-and- health

[22] ibid (như nguồn trên) [23] ibid (như nguồn trên)

Theo WHO, chưa có một ngưỡng bụi nào được xác định mà không gây hại đến sức khoẻ. Vì vậy, các giới hạn hướng dẫn mà tổ chức này đưa ra đều nhằm mục đích đạt nồng độ bụi thấp nhất có thể.[22]

Tiếp xúc với ozone (O3), nitơ dioxide (NO2) và sulfur dioxide (SO2) cũng gây ra những rủi ro nghiêm trọng đối với sức khoẻ. Ozone là một yếu tố chính trong tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của hen suyễn, trong khi NO2 và SO2 cũng có thể góp phần gây ra hen suyễn, các triệu chứng phế quản, viêm phổi và giảm chức năng phổi. Hai khí này được sinh ra từ quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch (than & dầu) để phát điện, sưởi ấm và vận hành động cơ tàu, xe.[23]

CỦA Ô NHIỄMKHÔNG KHÍ KHÔNG KHÍ

than giết chết hàng trăm ngàn người mỗi năm. Ở châu Á, các nghiên cứu đã ước tính số người chết gây ra mỗi năm do ô nhiễm không khí do đốt than:

• 365.000-670.000 người chết ở Trung Quốc, với ô nhiễm từ than được sử dụng trong công nghiệp (42%) và sản xuất điện (24%). [24]

• 80.000-115.000 ca tử vong ở Ấn Độ chỉ từ các nhà máy điện than, bao gồm 10.000 trẻ em dưới 5 tuổi. Các ảnh hưởng khác bao gồm 170.000 trường hợp viêm phế quản mãn tính và gần 21 triệu cơn hen suyễn mỗi năm.[25] • Khoảng 20.000 người chết ở Đông Nam Á từ các nhà máy điện than mỗi năm, đặc biệt là ở Indonesia và Việt Nam. Con số này được dự báo tăng lên 70.000 trước 2030, với tiến độ xây dựng các nhà máy điện than theo kế hoạch.[26]

• 5.260 trường hợp tử vong do các nhà máy điện than quanh Jakarta, Indonesia và 1.690 trẻ sơ sinh bị thiếu cân do tiếp xúc với các hạt vật chất (PM2.5) và nitơ dioxide (NO2). [27]

Sản xuất và sử dụng than kéo theo một loạt các chi phí kinh tế và sức khỏe khác. Điều này bao gồm các ảnh hưởng sức khỏe và nguy cơ tử vong của những người khai thác than, nguy cơ ung thư phổi ở công nhân lò than và chi phí kinh tế cho những người sống gần các mỏ than do chất thải và ô nhiễm. [24] https://www.healtheffects.org/system/files/GBDMAPS-ReportEnglishFinal1.pdf [25] http://www.greenpeace.org/india/Global/india/report/Coal_Kills.pdf  [26] https://pubs.acs.org/doi/abs/10.1021/acs.est.6b03731 [27] http://www.greenpeace.to/greenpeace/wp-content/uploads/2018/01/GRL-TR-07-2017-Jakarta.pdf [28] http://documents.worldbank.org/curated/en/781521473177013155/pdf/108141-REVISED-Cost-of- PollutionWebCORRECTEDfile.pdf Những tác động sức khỏe của ô nhiễm không khí gây thiệt hại cho thế giới hơn 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm. Chi phí cho những hậu quả này đặc biệt đáng kể ở Đông Á và Nam Á, tương đương với hơn 7% GDP.[28]

5. KẾT LUẬNÔ nhiễm không khí đang là một thách thức rất

Một phần của tài liệu CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÂN TẠI HÀ NỘI VÀ TPHCM VỀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)