lớn mang tính toàn cầu, trong đó bao gồm cả Việt Nam. Giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của mọi tổ chức, đơn vị, gia đình và cá nhân. Theo khảo sát 1.000 người dân trên thuộc hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có thể đưa ra những kết luận như sau:
Thứ nhất, đa số người dân ở hai thành phố đều
không hài lòng với chất lượng không khí hiện nay và họ cho biết chất lượng không khí hiện nay so với 3 năm trước đây càng ngày càng xấu đi. Bên cạnh đó, các biện pháp để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí vẫn chưa đủ, cần phải tăng cường nhiều để cải thiện được chất lượng không khí.
Thứ hai, ô nhiễm không khí chủ yếu là do các
hoạt động giao thông, xây dựng và công nghiệp, trong đó hoạt động giao thông là nguồn gây ra ô nhiễm không khí chủ yếu.
Thứ ba, hầu hết người dân ở hai thành phố đều bị
ảnh hưởng rất nhiều đến sức bởi ô nhiễm không khí, đặc biệt hay gặp các vấn đề về da; ngứa/rát mũi, họng, mắt…
Thứ tư, người dân đã có những hành động để bảo
vệ sức khỏe trước tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay và đề xuất một số giải pháp để làm giảm ô nhiễm không khí. Tuy nhiên, người dân
vẫn chưa hiểu rõ được những tác hại của bụi mịn PM 2.5 trong không khí, nên chỉ có một số ít người sử dụng khẩu trang chống bụi mịn PM 2.5.
Thứ năm, người dân mong muốn các cơ quan chức
năng tăng cường kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu như phát thải trong giao thông, ban hành đạo luật về không khí sạch để có các hành động pháp lý mạnh mẽ hơn chống ô nhiễm không khí, tăng thuế đối với các hoạt động gây ô nhiễm không khí và kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động phát thải của các nhà máy nhiệt điện than.