IV. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ
2. Nội dung tham chiếu sửa đổi, bổ sung:
NỘI DUNG HIỆN HÀNH ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI, BỔ SUNG THÀNH LÝ DO
Điều 1. Định nghĩa
1. Trong Điều lệ này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
…
d. "Cán bộ quản lý" là Tổng giám đốc điều hành, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, và các vị trí quản lý khác trong Công ty được Hội đồng quản trị phê chuẩn.
Điều 1. Định nghĩa
1. Trong Điều lệ này, những thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
d. "Người quản lý doanh nghiệp" là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Thành viên Hội đồng quản trị.
e. "Cán bộ quản lý" là Tổng giám đốc điều hành, Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc đơn vị, Giám đốc giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc đơn vị, Giám đốc chi nhánh và các vị trí quản lý khác trong Công ty được Hội đồng quản trị phê chuẩn.
...
Phù hợp với thực tiễn và Khoản 18, Điều 4,
28
Điều 6. Chứng chỉ cổ phiếu
2. Chứng chỉ cổ phiếu phải có dấu của Công ty và chữ ký của đại diện theo pháp luật của Công ty theo các quy định tại Luật Doanh nghiệp. Chứng chỉ cổ phiếu phải ghi rõ số lượng và loại cổ phiếu mà cổ đông nắm giữ, họ và tên người nắm giữ và các thông tin khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Mỗi chứng chỉ cổ phiếu chỉ đại diện cho một loại cổ phần.
Điều 6. Chứng chỉ cổ phiếu
2. Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu phải có đầy đủ các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 120 Luật doanh nghiệp.
Khoản 1, Điều 120, Luật DN 2014
Điều 11. Quyền của cổ đông
3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần phổ thông trong thời hạn liên tục từ sáu tháng trở lên có các quyền sau:
...
Điều 11. Quyền của cổ đông
3. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất sáu (06) tháng có các quyền sau:
…
Sửa đổi cho phù hợp với khoản 2 Điều 11 Nghị định 71/2017/NĐ
– CP ngày 06/06/2017 và Khoản 3 Điều 12 Phụ lục số 01 ban hành
kèm theo Thông tư 95/2017/TT-BTC ngày
22 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính
29
Điều 13. Đại hội đồng cổ đông
1.Hội đồng quản trị tổ chức triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và lựa chọn địa điểm phù hợp. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công ty, đặc biệt thông qua các báo cáo tài chính hàng năm và ngân sách tài chính cho năm tài chính tiếp theo. Các kiểm toán viên độc lập được mời tham dự đại hội để tư vấn cho việc thông qua các báo cáo tài chính hàng năm.
2. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:
...
b. Bảng cân đối kế toán hàng năm, các báo cáo quý hoặc nửa năm hoặc báo cáo kiểm toán của năm tài chính phản ánh vốn điều lệ đã bị mất một nửa;
...
Điều 13. Đại hội đồng cổ đông
1. Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông thường niên và lựa chọn địa điểm phù hợp. Đại hội đồng cổ đông thường niên quyết định những vấn đề theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty, đặc biệt thông qua báo cáo tài chính năm và dự toán cho năm tài chính tiếp theo.
Trường hợp Báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính năm của công ty có các khoản ngoại trừ trọng yếu, Công ty có thể mời đại diện công ty kiểm toán độc lập dự họp Đại hội đồng cổ đông thường niên để giải thích các nội dung liên quan.
2. Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường trong các trường hợp sau:
…
b. Báo cáo tài chính quý, sáu (06) tháng hoặc báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán phản ánh vốn chủ sở hữu đã bị mất một nửa (1/2) so với số đầu kỳ;
… Khoản 1, Khoản 2 Điều 14 Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 95/2017/TT- BTC ngày 22 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài
chính
Điều 14. Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông
2. Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường thông qua quyết định bằng văn bản về các vấn đề sau:
…
e. Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát và phê chuẩn việc Hội đồng quản trị bổ nhiệm Tổng giám đốc điều hành;
...
n. Việc Tổng giám đốc điều hành đồng thời làm Chủ tịch Hội đồng quản trị;
Điều 14. Quyền và nhiệm vụ của Đại hội đồng cổ đông
2. Đại hội đồng cổ đông thường niên và bất thường thông qua quyết định bằng văn bản về các vấn đề sau:
…
e. Bầu, bãi miễn và thay thế thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
... Điểm c, Khoản 2, Điều 135 Luật DN 2014 Đề xuất bỏ điểm n khoản 2 Điều 14 vì mâu thuẫn với Khoản 1 Điều 26 Điều lệ OPC.
30
Điều 19. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại Đại hội đồng cổ đông
Điều 19. Thể thức tiến hành họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông
4. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông sẽ do Chủ tịch Hội đồng quản trị chủ trì, trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị vắng mặt thì Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc là người được Đại hội đồng cổ đông bầu ra sẽ chủ trì. Trường hợp không ai trong số họ có thể chủ trì đại hội, thành viên Hội đồng quản trị chức vụ cao nhất có mặt sẽ tổ chức họp để bầu ra Chủ tọa của Đại hội đồng cổ đông, Chủ tọa không nhất thiết phải là thành viên Hội đồng quản trị. Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Chủ tọa được Đại hội đồng cổ đông bầu ra đề cử một thư ký để lập biên bản đại hội. Trường hợp bầu Chủ tọa, tên Chủ tọa được đề cử và số phiếu bầu cho Chủ tọa phải được công bố.
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị làm chủ tọa các cuộc họp do Hội đồng quản trị triệu tập. Trường hợp Chủ tịch vắng mặt hoặc tạm thời mất khả năng làm việc thì Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc các thành viên Hội đồng quản trị còn lại bầu một người trong số họ làm chủ tọa cuộc họp theo nguyên tắc đa số. Trường hợp không bầu được người làm chủ tọa, Trưởng Ban kiểm soát điều khiển để Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp trong số những người dự họp và người có phiếu bầu cao nhất làm chủ tọa cuộc họp.
Trong các trường hợp khác, người ký tên triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông điều khiển cuộc họp Đại hội đồng cổ đông bầu chủ tọa cuộc họp và người có số phiếu bầu cao nhất được cử làm chủ tọa cuộc họp.
Điểm a, b Khoản 2 Điều 142, Luật DN 2014 và Điều 20, Phụ lục số 01 ban hành
kèm theo Thông tư 95/2017/TT-BTC ngày
22 tháng 9 năm 2017 của Bộ Tài chính
5. Quyết định của Chủ toạ về trình tự, thủ tục hoặc các sự kiện phát sinh ngoài chương trình của Đại hội đồng cổ đông sẽ mang tính phán quyết cao nhất.
5. Chương trình và nội dung cuộc họp phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua trong phiên khai mạc. Chương trình phải xác định rõ và chi tiết thời gian đối với từng vấn đề trong nội dung chương trình họp.
Khoản 3, Điều 142, Luật DN 2014