I. Nghi thức phóng sanh làm ột sự thực hành của Phật giáo đối với việc giải cứu động vật, chim, cá cho đến việc giết mổ hoặc bị giam cầm thường xuyên Chúng nó được giải thoát với một
Súc Quyền và Kinh Pháp Cú
Rosemary Amey
Đừng làm các việc ác, siêng làm các hạnh lành, giữ tâm ý thanh tịnh, là lời chư Phật dạy. (Pháp Cú, 183).
Bối cảnh: Phật giáo và Kinh Pháp Cú
Phật giáo đề cập đến súc quyền như thế nào? Xuyên qua hàng trăm triệu Phật tử trên thế giới, có sư bất đồng về vấn đề cơ bản này. Lần đầu tiên tôi bỗng nhiên thích thú Phật giáo bởi vì hai nhà hàng yêu thích của tôi (Buddha’s Vegetarian Food và Lotus Garden, cả hai ở trên hướng nam đường Dundas Street bangToronto) là Phật tử, và rất cẩn thận chỉđể phục vụ thức ăn chay không có trứng. Trong một nhà hàng mà tôi cho rằng việc này là cần thiết vì các tu sĩ Phật giáo và các nữ tu ănởđây. Điều này
giúp tôi hiểu rằng Phật giáo có lời nguyền đối với súc vật thực sự rất rất nghiêm túc. Mặt khác, vị hôn phu của tôi và tôi có một vài người bạn là Phật tử, nhưng vẫn tiếp tục ăn thịt và cảm thấyđiều này là phù hợp với Phật giáo. Phật tử, hoặc ít nhất là Tăng Ni Phật giáo có ăn chay không? Phật giáo nói gì về việc chúng ta đối xử với loài vật? Điều này rất cần thiết để giải quyết tranh cãi này, tôi cảm thấy quay trở vềkinh điển Phật giáođể tìm thấy những gì mà con người phải nóiđến vấn đề này.
Cho đến nay, tôi thật thất vọng trong sự cố gắng để mua bản sao vềkinh điển Pali cho mình - có lẽ bởi vì nó dài gấpmười một lần Kinh Thánh. Các cửa hàng sách tôi mua đã bao gồm tất cả các cổ phần lớn của những sách về Phật giáo, nhưng không phải là kinh điển chính! Các nguồn trích dẫn phụ (hoặc tệ hơn!) về Phật giáo có làm sáng tỏ chỉ một chút đối với những gì về lời dạy của Đức Phậtđối vớiđộng vật. Tuy nhiên, tôi đã có được một bản sao của một phần quan trọng của kinh điển Pali, Kinh Pháp Cú. Giáo Pháp (Dharma trong tiếng Sanskrit), có nghĩa là "luật, đạo luật, đạo đức chính trực, luật vĩnh cửu của vũ trụ, chân Lý", và pada có nghĩa là "chân" hoặc "bước chân". Vì vậy, Kinh Pháp Cú là những bước mà chúng ta phải có để sống theo đạo luật và tâm luật (Phật giáo). Theo học giả Juan Mascaró, tinh thần của Kinh Pháp Cú là tinh thần của Đức Phật, được ứng dụng cho cả hai, những người xuất gia và các học giả". Vì vậy, nó có vẻ hợp lý rằng chúng ta có thể tìm thấy được tối thiểu sự tương ứng đầu tiên về phương pháp tiếp cận của Phật giáo đối với câu hỏi về súc quyền từ nền tảng đạo đứccơ bảnđược đặt ra bởi Đức Phật Gotama trong Kinh Pháp Cú.
Không sát sanh và không làm tổn hại
Trong Phật giáo, có năm giới, mà có thểđược coi là đóng một vai trò tương tựnhưMười Điều Răn cho người Do Thái và Kitô hữu. Những giới luật này cung cấp sựhướng dẫn đạo đức cho các Phật tử cư sĩ cũng như Tăng Ni. Chúng nó được tóm tắt như sau:
He who destroys life, who utters lies, who takes what is not given to him, who goes to the wife of another, who gets drunk with strong drinks -- he digs up the very roots of his life.(Dhammapada, 246- 247).
Ai ởđời sát sinh/ nói láo không chân thật/ lấy của không được cho/qua lại với vợngười /nghiện ngập
với rượu mạnh/tựđào bới gốc mình.
Giới cấm sát sinh được biết như là giới đầu tiên. Ngoài ra, Đức Phật cũng khuyên chúng ta không "làm tổn thương" nhữngngười khác, ví dụ:
He who for the sake of happiness hurts others who also want happiness, shall not hereafter find happiness. (Dhammapada, 131.)
Ai cũng cần hạnh phúc/cầu hạnh phúc cho mình/hại hạnh phúc của người/ đời sau không hạnh phúc
Có lẽ bởi vì không sát sinh và không làm tổn thương kẻ khác là rất quan trọng, Đức Phật nhiều lần yêu cầu chúng ta không nên có hành động đó ở nhiều đoạn văn trong Kinh Pháp Cú (xem phần tiếp theo để biết thêm chi tiết). Thực tế rằng ở giới thứ nhất và các giáo lý khác cấm sát sinh và làm tổn thương không gây tranh cãi giữa các Phật tử với nhau. Trường hợp có tranh cãi đến là câu hỏi của người Phật tử bị cấm không được giết chết hoặc làm tổn thương.
Giới đầu tiên và sựngăn cấm làm tổn hại để bảo vê ai?
của Do Thái-Kitô giáo "Ngươi chớ giết" nhằm áp dụng đối với loài người. Khảnăng này có thểđược loại trừ gần như ngay lập tức, trong Kinh Pháp Cú, có rất nhiều huấn thị rõ ràng chống lại việc sát hại hoặc làm tổn thương chúng sinh, chứ không phải chỉ dành cho "con người ":
But although a man may wear fine clothing, if he lives peacefully; and is good, self-possessed, has faith and is pure; and if he does not hurt any living being, he is a holy Brahmin, a hermit of seclusion, a monk called a Bhikkhu. (Dhammapada, 142. Emphasis added.)
Người có trang sức tốt/nếu sống tâm tịnh thiện/có kiên định phạm hạnh/không tổn hại chúng sinh/vị ấy
là phạm chí/ là ẩn sĩ sa môn.
The wise who hurt no living being, and who keep their body under self-control, they go to the immortal NIRVANA, where once gone they sorrow no more. (Dhammapada, 225 Emphasis added.)
Người trí không sát sinh/thường chế ngự bản thân/Đạt niết bàn bất tử/cảnh giới không ưu buồn.
A man is not a great man because he is a warrior and kills other men; but because he hurts not any living being he in truth is called a great man. (Dhammapada, 405. Emphasis added.)
Một con người vĩ đại/vì y là chiến sĩ/giết chết nhiều người khác/nhưng người không sát sại/bất kỳ mọi
chúng sinh/xứng danh: người vĩ đại.
Rõ ràng rằngĐức Phậtđã cố gắnglàm cho điều này rõ ràng, rằng huấn thị chống lại việc sát sanh hoặc làm tổn thương không chỉ giới hạn đối với con người, nhưng mở rộng ra đối với tất cả "chúng sinh." Sau đó, chúng ta có thể tự hỏi, "chúng sinh" là gì hoặc những ai? Một số người lập luận rằng sự bảo vệ của "chúng sinh" bao gồm thực vật cũng nhưcác loài động vật, vì chúng nó cũng có sự sống. Nếu đây là trường hợp, thì điều này có thể tuyên bố rằng đối với một Phật tử, ăn một con thỏ là không tồi tệ hơnăn một củ cà rốt.
Ở đây tôi đang ở thế bất lợi, khi tôi chưa học tiếng Pali, cũng như tôi không có những bản kinh nguyên gốc bằng tiếng Pali. Tuy nhiên, một đoạn huấn thị tuyệt vời diễn tả rằng chúng sanh là ám chỉ đến những loài có tri giác (hữu tình).
All beings fear before danger, life is dear to all. When a man considers this, he does not kill or cause to kill. (Dhammapada, 129-130.)
Chúng sinh sợ nguy hiểm/chúng sinh sợ tử thần/Biết cân nhắc điều này/không giết không bảo giết.
Ởđây, Đức Phật giải thích rằng chúng ta không nên sát hại thay vì quan tâm đối với nỗi sợ hãi và yêu thương sự sống mà mọi loài cần có. Hơn nữa, Ngài nói rằng tất cả chúng sinh đều có chung những thuộc tính này, cho thấy rằng từ mà Mascaró đã dịch như "beings" thực sự có nghĩa là "chúng hữu tình" (sentient beings). Một số người hoài nghi có thể cho rằng loài động vật phi nhân không phải là chúng sinh có tri giác (hữu tình). Tuy nhiên, trong đoạn văn khác, Đức Phật đề cập đến tri giác của con cá trong một phép ẩn dụ mô tả một tâm trí loạn động:
Like a fish which is thrown on dry land, taken from his home in the waters, the mind strives and struggles to get free from the power of Death. (Dhammapada, 34.)
Như cá ném đất khô/vứt ra khỏi nguồn nước/tâm tranh đấu vẫy vùng/để thoát khỏi thần chết.
Đoạn này cho thấy rằng, từ “chúng sinh” được diễn tả trong Kinh Pháp Cú 130 (xem ở trên), cuộc sống của con cá rất đáng quí đối với nó - nếu không thì tại sao nó "tranh đấu vùng vẫy dể thoát khỏi thần chết” khi bị đưa ra khỏi dòng nước của nó? NếuĐức Phật cho rằng loài cá là loài chúng sinh có tri giác, điều này cho thấy rằng ngài đã đề cập đến nhiềuloài động vật khác thông thường bị giết hại bởi con người. trong số các loài động vật khác thường thiệt mạng và bị thương của con người (ví dụ như động vật có vú và chim) cũng là hữu tình chúng sinh. Vì vậy, ít nhất là cá, chim và động vật có vú không thể bị giết hoặc bị làm tổn thương theo giới đầu tiên và các giáo lý khác nhằm bảo vệ chúng sinh . Nó có thể là hoàn toàn ở giới đầu tiên bao gồm các động vật khác vậy.
Vậy tại saoĐức Phật không nói thẳng rằng không nên làm hại "động vật”, thay vì là "chúng sinh"? Có lẽ nó là bởi vì thời điểm và quốc độ trong thời Phật, những tín đồ của các tôn giáo nổi tiếng khác chẳng hạnnhưđạo Jainism đã bảo vệđộng vật và như vậyđiều này rất rõ ràng đối với đệ tử của Đức Phật trong việc bất sát không giết chết "chúng sinh", có nghĩa là không giết chết động vật . Có lẽ không có từ trong tiếng Pali bao gồm cả những loài động vật nhân và phi nhân, vì thế thuật ngữđược dịch là "chúng sinh (living beings)" là đề cập chung. Hoặc có lẽ là Đức Phật muốn chúng ta phải quan tâm hơn đến các động vật có tri giác (hữu tình), chứ không phải sự sống của loài thực vật vô tình.
Sự gợi ý về việc đối xử của chúng ta đối với động vật
Từ thờiĐức Phật, đã có những thay đổi đáng kể trong mối quan hệ giữađộng vật và con người. Các thao tác nhưthuật giải phẩu sinh thể và nhà máy sản xuất nông nghiệp sẽkhông được biết trong thời Đức Phật, và do đó, tất nhiên chúng không được đề cập đến một cách chi tiết ở trong Kinh Pháp Cú. Hơn nữa, Kinh Pháp Cú là rất ngắn gọn, và không liệt kê tất cả các hành vi bất thiện có thể được thực hiện đối với động vật (bao gồm con người cũngnhư động vật!). Tuy nhiên, mặc dù vô số sự hãm hại đối với động vật, không phải tất cả được nói một cách chi tiết trong Kinh Pháp Cú, chúng ta có thể suy ra nhiều điều, đơn thuần là ở giới thứ nhất và những lời dạy chống lại việc làm tổn thương các chúng sinh khác. Rõ ràng rằngĐức Phật không muốn chúng ta tiêu diệt hoặc làm tổn thương động vật như chính bản thân mình. Do đó, Phật tử không thể là thợ săn, người đánh cá, bẫy chim, kẻ đồ tể, kẻ chặt thịt vv… cũng không phải chúng ta có thể dồn động vậtđến chỗ không còn đất sống trong những nơi được gọi là ngôi nhà của động vật.
Không ăn thịt như thế nào? Một số người cho rằng miễn đừng giết động vật thì ăn thịt cũng không sao. Tuy nhiên, lưu ý rằng đoạn 129 và 130 trong Kinh Pháp Cú xác định rằng chúng ta không nên "giết hoặc gây ra cái chết". Khi mọi người mua sản phẩm làm ra từ cơ thể động vật đã chết, họ hẳn nhiên
gián tiếp giết hại nhữngđộng vật . Do đó, thịt, da và lông cũng bị cấm. Điều này có đúng chăng, để có hiệu quả kinh tế, giết động vật già và kém năng suất là cần thiết để sản xuất sữa và trứng - chắc chắn đây là một trong những yêu cầu của các ngành công nghiệp trứng và sữa biện minh cho hành vi này. Nếu vậy, thì mua sữa và trứng cũng hẳn nhiên là nguyên nhân tạo ra sát sinh, và do đó nên tránh điều này nếu giữ giới thứ nhất.
Món thịt mà người khác đã mua như thế nào? Hầu hết, có lẽ tất cả các trường hợp, với việc chấp nhận thịt phục vụ cho chúng ta bởi người khác, chúng ta đang gây ra việc sát sinh. Ví dụ, nếuăn thịt bạn bè mời chúng tađến ăn bữa tối, họ sẽ mua thêm thịt cho chúng ta trong sự mong đợi về chuyến thăm của chúng ta, hoặc nếu chuyến thăm của chúng ta nằm ngoài kế hoạch, họ có thể mua thêm thịtđể cất lại
trong tủ đựng thịt của họ sau khi chúng ta rời khỏi. Trong cả hai trường hợp, sự chấp nhận của chúng ta đối với thịt đã gây ra cho việc giết hại động vật thêm. Vì vậy, lý tưởng nhất, chúng ta không nên chấp nhận dùng thịt cung cấp từ những người khác, và nên để cho mọingười biết trước điều này bất cứ khi nào có thể.
Một số người cho rằng thức ăn của dạ dày không quan trọng, chỉ có thức ăn của tâm mới quan trọng. Tuy nhiên, Đức Phậtđã chỉ ra rằng chúng ta nên đưa ra sự suy nghĩ với những gìchúng ta ăn:
He who lives only for pleasures, and whose soul is not in harmony, who considers not the food he eats, is idle, and has not the power of virtue -- such a man is moved by MARA, is moved by selfish temptations, even as a weak tree is shaken by the wind. (Dhammapada, 7. Emphasis added.)
Người sống theo dục lạc/không chế ngự tâm mình/ăn uống không điều chế/biếng nhác không chuyên
cần—như bị ma dẫn đắt/bị ích kỷ khống chế/như cành cây yếu đuối/lung lay theo chiều gió.
Not to hurt by deeds or words, self-control as taught in the Rules, moderation in food, the solitude of one's room and one's bed, and the practice of the highest consciousness: this is the teaching of the Buddhas who are awake. (Dhammapada, 185. Emphasis added.)
Thân khẩu đừng não hại/tự hộ trì giới luật/ăn uống có tiết độ/sống ở nơi thanh tịnh/chuyên tu tập
thiền định/đây lời chư Phật dạy.
Có lẽ những lời dạy trên khuyên chúng ta tránh đi thói ham ăn cũngnhư nên ăn chay. Nhất định nhiều người tìm cách "từ bỏ" sự khổđau từ thịt (hoặc các sản phẩm khác giết hại động vật) cũng nên xem xét nếu họđã tự cho phép mình trở nên quá gắn liền với những thú vui vật chất, và chú ý đến những lời của Đức Phật:
He who does what should not be done and fails to do what should be done, who forgets the true aim of life and sinks into transient pleasures -- he will one day envy the man who lives in high contemplation.
Làm việc không nên làm/không làm việc cần làm/người đắm chìm dục lạc/quên chân lý cuộc đời--rồi y
sẽđố kỵ/bậc an trú đại định.
Let a man be free from pleasure and let a man be free from pain; for not to have pleasure is sorrow and to have pain is also sorrow. (Dhammapada, 209-210.)
Hãy thoát khỏi dục lạc/hãy thoát khỏi cực hình/không dục lạc thì khổ/cực hình cũng đớn đau.
Mặc dù lý tưởng của sự tách biệt không có nghĩa là chúng ta bị cấm để trải nghiệm những thú vui vật chất, rõ ràng cho phép hưởng thụ dục lạc đối với thịt đểvượt qua giới cấm thứ nhất là trái với tinh thần của Kinh Pháp Cú. Nhiều người đã cố gắng biện minh cho việc giết chết động vật bởi vì những lợi ích mà nó mang lại, cho dù lợi ích kinh tế cho những người làm nghề giết chết động vật, hoặc các lợi ích có tiềm năng y học có thể phát sinh từ sựgiải phẩu sinh thể. Tuy nhiên, Ðức Phật nói:
He who for himself or others craves not for sons or power or wealth, who puts not his own success before the success of righteousness, he is virtuous, and righteous, and wise. (Dhammapada, 84. Emphasis added.)
thành tựu đạo đức/vịấy có giới hạnh/có chánh pháp, trí tuệ.
Đó là, sự thực hành chánh đạo (tuân theo giới luật) có mức ưu tiên cao hơn sự “thành tựu” thế gian. Hơn nữa, Đức Phật cảnh báo về vìệc tham luyến đối với thân thể:
Consider this body! A painted puppet with jointed limbs, sometimes suffering and covered with ulcers, full of imaginings, never permanent, for ever changing.
Hãy quán sát thân này/như con rối tô màu/với chân tay ráp lại/đau đớn và ung nhọt/tràn đầy điều