Đạo Phật và Tình Dục

Một phần của tài liệu suquyenrucuadaophattrongthegioimoi-thichnutinhquang (Trang 87 - 100)

I. Nghi thức phóng sanh làm ột sự thực hành của Phật giáo đối với việc giải cứu động vật, chim, cá cho đến việc giết mổ hoặc bị giam cầm thường xuyên Chúng nó được giải thoát với một

Đạo Phật và Tình Dục

M. O'C. Walshe

Đạo Phật và Tình Dục

Đây là một thời đại trong đó vấn đề tình dục được thảo luận với sự cởi mở lớn. Có rất nhiều

người bị bối rối khi tìm hiểu thái độ của Phật giáo đối với tình dục, và vì thế mong rằng các việc

hướng dẫn sau đây có thể tìm ra hữu ích hướng tới sự hiểu biết. Dĩ nhiên, đó là đúng để nói rằng Phật giáo, trong việc duy trì nguyên tắc của con đường Trung đạo sẽ không ủng hộ chủ nghĩa đạo đức cực đoan hoặc sự buông thả thái quá, nhưng điều này, như một nguyên tắc hướng dẫn

mà không có chi tiết kỹ thuật xa hơn, có thể dường như không có khảnăng lợi ích cho hầu hết mọi người

Vị Tỳ Kheo Một vị tỳ kheo, hoặc tu sĩ trong truyền thống Nguyên Thủy, đã lãnh thọ 227 quy tắc giới luật. Mục đích của tất cả những điều này là giúp ông ta tu tập bản thân trong phương pháp thuận lợi nhất đểđạt được giác ngộ. Các giới luật là là sự tự nguyện thực thi, và nếu một tu sĩ cảm thấy không thể sống với giới luật, ông ta có quyền giải giới, điều này được xem là nhiều danh dựhơn

là việc duy trì chiếc áo mà cố ý vi phạm các quy tắc. Có bốn quy tắc cơ bản, hành động vi phạm và được gọi là Parajika hay "bịđánh bại", và liên quan đến việc trục xuất không thểlàm Tăng. Điều duy nhất mà chúng ta quan tâm đầu tiên ởđây, là việc quan hệ tình dục.

Hoàn toàn thanh tịnh được coi là một tính năng thiết yếu của đời sống tu viện. Giao hợp với một người khác giới tính hoặc đồng tính thì tựđộng phạm tội Parajika (Ba-la-di). Một tu sĩ thực hiện

hành động như vậy được coi là đã bị trục xuất ra khỏi dòng thanh tịnh, và không còn hiệp thông với các tu sĩ khác. Bất kỳ hành vi nào về bản chất tình dục dù chưa hợp đủ yếu tố giao cấu vẫn bị

mặc tẩn (cách ly) và yêu cầu sám hối. Samaneras, hoặc những người tập sự, nếu vi phạm sự thực tập của mình trong lĩnh vực này cũng bị diệt tẩn (đuổi ra-disrobed). Nguyên tắc tương tự cũng được áp dụng cho các tông phái Đại thừa và tất nhiên, các nữ tu trong các tông phái, nơi họ sống. Không có những điều như là một "nhà sư kết hôn," mặc dù trong một tông phái nào đó, đặc biệt là ở Nhật Bản, một hình thức của " nửa-tu viện” với các giảng sư kết hôn được cho phép theo các

điều kiện nhất định. Nhưng tất cảđiều này không có liên quan đến Tăng đoàn Nguyên Thủy.

Ấn Độ cổđại

Trước khi chuyển sang đề tài chính của chúng ta, nó cũng có một số ý tưởng về tập tục tình dục của Ấn Độ cổđại trong thời của Đức Phật. Chính Đức Gotama, là một hoàng tửđã sống trong sự

bao quanh bởi các phi tần và các vũ nữnhư là một lẽ tự nhiên. Chếđộđa thêđã là thông thường. Ambapali, một cô gái làng chơi mà Đức Phật đã nhận sựcúng dường là một người của những hậu quả tình dục. Điều này đã không minh định rằng đàn ông trẻ tuổi sẽ dẫn đầu một cuộc sống của nhiều hạn chế, và Đức Phật với sự hiểu biết sâu sắc về bản chất con người, biết rõ những gì

đòi hỏi đểtác động con người trong lĩnh vực này. Vì vậy, chúng ta thấy những nguyên tắc sau

đây về những điều mà một người đàn ông nên tránh:

Đàn ông tránh quan hệ tình dục trái pháp luật, kiêng cử nó. Không có quan hệ tình dục với cô gái vẫn còn dưới sự bảo vệ của cha hoặc mẹ, anh chị em, hoặc người thân; cũng không quan hệ với phụ nữ có chồng, hoặc tù nhân nữ, hoặc với các cô gái đã đính hôn. Nếu một người đàn ông có thể có sự kềm chế lớn hơn, tốt hơn rất nhiều. Quan điểm của Đức Phật về vấn đề này đã là thực tếđối với thời đại của ngài, và chúng ta cần nỗ lực xem xét chủđề một cách thực tếnhư có thểở

trong ánh sáng của hoàn cảnh hiện tại.

Hàng Cư sĩ Phật Tử

Giới thứ ba của năm giới được thực hiện bởi Cư sĩ Ph ật tử như sau: Kamesu micchacara

liên quan đến vấn đề nhục dục.” Một số phật tử, thường là một thời hạn nhất định, hành trì nhiều

hơn năm giới bình thường, giữ giới trong một hình thức nghiêm ngặt: Abrahmacariya veramani ..., họ nguyện giữ chúng trong suốt thời gian hợp đồng, tuân thủ các hạn chế giống như các tu sĩ.

Với những điều này, chúng ta cũng không có bàn thêm, như v ị trí của hàng cư sĩ bây giờ thật rõ ràng.

Đối với hàng Phật tử trung bình, Giới thứ ba chính xác cũng gi ống như bốn giới khác. Bởi lẽ, trong quan điểm Phật giáo, không có tội ác nào duy nhất thuộc về tội phạm tình dục hoặc những tôi phạm khác. Điều nầy có xu hướng phát triển một sự mặc cảm tội lỗi vềđời sống tình dục mà

người ta nhận ra rằng sai lầm trong khía cạnh này thì không nhiều, nói cách khác, sự sai lầm này ít nghiêm trọng hơn đối với các giới khác. Trên thực tế, giới khó khăn để hành trì nhất đối với tất cả hầu như là giới thứtư.

Một cách chính xác, và những gì mà giới thứ ba dành cho Phật tử thông thường? Thứ nhất, phổ

cập như tất cả các giới khác, nó là một quy luật của sự tôi luyện. Nó không phải là một "mệnh lệnh" từ Thiên Chúa, Đức Phật, hoặc bất cứ ai khác nói rằng: "Ngươi không được ..." Không có những mệnh lệnh trong Phật giáo. Đây là một sự cam kết với chính mình, để làm điều tốt nhất của bạn để tuân thủ một sự kềm chế nhất định, bởi vì bạn hiểu rằng đó là một điều tốt để làm.

Điều này phải được hiểu rõ. Nếu bạn không nghĩ rằng đó là một điều tốt để làm, bạn không nên lãnh thọ nó. Nếu bạn nghĩ rằng đó là một điều tốt để làm, nhưng nghi ngờ khảnăng của bạn với việc hành trì nó, bạn nên làm những điều tốt nhất của bạn, và có lẽ, bạn có thể nhận được vài sự

giúp đỡ và hướng dẫn để làm cho nó dễ dàng hơn. Nếu bạn cảm thấy đó là một điều tốt để cố

gắng bước đicon đường Phật giáo, bạn có thể hành trì giới này và các giới khác, bằng sự chân thành, trong tinh thần này.

Thứ hai, phạm vi và mục đích của giới này là gì? Từ Kama có nghĩa là "ham muốn nhục dục" trong tiếng Pali, mà không phải là độc quyền tình dục. Ở đây nó được sử dụng trong một hình thức số nhiều gần với những gì ý nghĩa của Kinh Thánh biểu hiện "ham muốn của xác thịt." Ham muốn đối với ăn uống và niềm vui nhục dục khác cũng được bao gồm. Hầu hết những nguời bị

nghiện nặng với việc quên đi tình dục họ cũng có các cảm giác khoái lạc. Tuy nhiên ởđây chúng ta đề cập đến khía cạnh tình dục, điểm này này nên được bàn đến. Với những ai hiểu rõ tất cả các nguyên lý Phật giáo, nguyên nhân cơ bản về một giới cấm như vậy thì tức khắc rõ ràng. Đau khổ

(dukkha) của chúng ta - cảm giác của chúng ta, thất vọng và bất mãn với cuộc sống - được bắt nguồn từ ham muốn và cảm giác thèm khát của chúng ta. Những điều này có thể được đưa vào sự kiểm soát, chúng ta sẽ có kinh nghiệm khi đau khổ thuyên giảm. Nó là đơn giản như vậy.

Nhưng dĩ nhiên, điều đơn giản không phải dễ dàng lắm.

Trong khi bàn đền việc này chúng ta lấn sang chủđề của giới thứ ba với điều răn của người Do Thái và Kitô giáo, "Ngươi chớ phạm tội ngoại tình," có một sự khác biệt lớn trong tinh thần và

phương pháp tiếp cận. Vì hầu hết mọi người ởphương Tây có một sốđiều răn của Chúa - dù chỉ là gián tiếp cũng như rõ ràng vềđiều đó. Quan điểm Kitô giáo truyền thống xem sự giao hợp tình dục được cho phép chỉ duy nhất trong hôn nhân chính thống. Thậm chí sau đó ngụ ý rằng, ngoại trừnhư là một phương tiện cần thiết cho sự sinh sản của trẻ em, nó thực sự là một điều xấu, và cần được hạn chế càng nhiều càng tốt - vì thế các cuộc tranh luận về "thuốc ngừa" cứ tiếp tục. Một số điều như ngừa thai, đồng tính luyến ái, và như thếthường được nhìn với nỗi kinh hoàng và tuyên bố "không tự nhiên". Một số những điều cấm ngày nay có thểđược vinh danh trong các

sự vi phạm hơn là tuân thủ nó, nhưng không có nghi ngờ rằng quan điểm cứng nhắc của loại này vẫn được chính thức tuyên truyền rộng rãi. Các phản ứng không thể tránh khỏi, được thúc đẩy của một số chuyên gia tâm lý thực sự hoặc tương tự thì có thái độđa phần buông lỏng, nghĩa là

"gì cũng được." Như đã nói, giáo lý cứng nhắc và buông lỏng toàn bộ là quan điểm cực đoan,

không được tán thành trong giáo lý Phật. Chỉđơn thuần là một phản ứng không đủ thuyết phục

để chống lại các khác. Những gì chúng ta phải làm-những gì Phật giáo hiện thực dạy chúng ta làm là để vạch ra một tiến trình lành mạnh giữa cả hai.

Niềm Vui Tình Dục và Khái Niệm về Tội Lỗi

Cuộc tranh luận lớn về vấn đề tình dục đã đi đến những điều cần thiết, đối với nhiều người, xung quanh vấn đề khái niệm về tội lỗi. Với Kitô giáo bảo thủ, cởi mở trong hoạt động tình dục vì mục đích của hoan lạc là điều ác, xấu xa, hoặc như họthường nói, "phạm tội" (…làm cho Thiên Chúa nổi giận). Đối với những người cấp tiến, điều này là vô lý. Họ có thể lập luận rằng sự

“phạm tội” là vô nghĩa, và điều duy nhất họ nhìn thấy không có gì là xấu xa tội lỗi trong sự khoái cảm tình dục, nhưng liên quan với tình dục rất hợp pháp, bởi lẽđó là sự khoái cảm cao nhất và dĩ

nhiên với vài điều đối với nó, xét về nguyên tắc ít nhất, mọi người đều có quyền đó. Nhiều

người, có ít nhiều gốc gác Kitô giáo có một tư tưởng nghiêm khắc tối thiểu, họ nhận ra thái độ

của Phật tử chân chính đối với vấn đề này còn khó khăn hơn họ tưởng. Có lẽ họ không bao giờ được cho một lời giải thích rõ ràng về nó, hoặc, nếu họ có nghe, nó đã có th ể dường như quá

máy móc cho họ, và họđã không nắm bắt được điểm này. Trong thực tế, vấn đề này có tầm quan trong đáng kế, vì vậy cần phải cố gắng làm sáng tỏ nó. Nó bao gồm một sự thấu hiểu cơ bản

thích đáng về những gì là ý nghĩa c ủa Kamma –vài điều mà nhiều người đã là “Phật tử” nhiều

năm nhưng chưa bao giờ hiểu.

Tuy nhiên, chúng ta có lẽ bắt đầu một cách hữu ích bằng cách xem xét từ "tội lỗi." "Tội lỗi" đối với Kitô hữu chủ yếu như là một hành vi vi phạm điều răn của Thiên chúa. Lời giải thích này tất nhiên không sai về mặt thần học Kitô giáo, nhưng không áp dụng trong Phật giáo, nơi không có những điều răn như thế mà người ta có thể vi phạm. Như đã chỉ ra, điều gọi là giới luật trong thực tế là những sự cam kết cho chính mình, đó là vài điều gì đó khác nhau. Chúng nó có nhiều tầm ngang nhau qua sự hướng dẫn "Nhìn cả hai phía trước khi bạn băng qua đường". Vẫn có nhiều thỏa thuận giữa nội dung của Năm giới và một số của Mười điều răn, vì vậy nó có thể là sự

khôn ngoan trong nhiều trường hợp để hành xử cho phù hợp, tùy theo điều kiện mà con người vâng giữ. Tuy nhiên, có sự diễn dịch khác của từ “sin” (tội lỗi) chính nó trong thực tế gần gũi hơn với quan điểm Phật giáo đối với sự việc. Trong Kinh Thánh, "sin" thực sự diễn dịch ở trong từ của Do Thái, và Hy Lạp, có nghĩa đen là "thiếu nhãn hiệu", tức là, hành xử không phù hợp hoặc vụng về. Tội nhân, vì vậy cũng giống như một cung thủ vụng về bỏ lỡ mục tiêu của mình

(điều này có thể là ý nghĩa thực sự của Thiền và nghệ thuật của Bắn cung?). Nhưng chắc chắn,

điều này rất gần với tư tưởng akusala kamma hoặc “hành động bất thiện” (unskilled action) trong Phật giáo.

Từ Pali: Kamma (Sanskrit: karma-nghiệp) nghĩa đen là "hành động" (tức là, ý chí: Cetana), có thể là thiện (kusala) hoặc bất thiện (akusala). Kết quả của hành động (nghiệp) tích lũy đối với

người tạo là quả (vipaka), nó là an vui khi hành động đã là thiện, không an vui khi nó là bất thiện. (nếu tôi nhìn trước khi tôi băng qua đường, tôi sẽ qua đường một cách an toàn, đó là an vui ; nếu tôi không nhìn hai bên mà đi bừa, đó là bất an). Những cảm giác mà chúng ta kinh nghiệm

trong thực tế đối với bản chất của quả (vipaka), chúng nó phụ thuộc vào nghiệp quá khứ

(kamma). Và tất nhiên chúng ta đang liên tục tạo ra nghiệp mới cho một phần tốt của thời gian chúng ta. Vì vậy, nên lưu ý rằng cảm giác của niềm vui (về tình dục hay thứ khác) không phải là một hành động, nhưng là một kết quả. Do đó, không có gì là "thiện" hay "bất thiện" về sự trải nghiệm một cảm giác như vậy. Vì vậy chúng ta không nên coi nó như là "đạo đức" hay "tội lỗi".

Như thế mới tốt. Cảm giác lạc thọ như vậy có thể được hòa với một lương tâm trong sáng và không có cảm giác tội lỗi. Nếu điều này đã là như thế, sẽ không có vấn đề. Những người bảo thủ

của Kitô giáo sẽthay đổi và các tư tưởng mới sẽđược sắp xếp lại . Thật không may, có một phe khác với vấn đề này. Chúng ta có thể nhớ lại một vài năm trước đây có một bài hát "Tiền là gốc của tất cả tội lỗi" Một sốngười chỉ ra rằng không phải tiền bạc, nhưng tình yêu vì tiền là gốc rễ

của tất cả các điều ác. Và đây là sự trở ngại. Niềm vui tình dục (như tiền) không phải là "ma quỷ" (hoặc bất thiện), nhưng kèm theo khoái cảm tình dục (như tình yêu dính mắc với tiền) thì…Nếu chúng ta có thể trải nghiệm những niềm vui mà không có chấp thủ thì chúng ta hoàn toàn ở trong trạng thái tốt; nếu chúng ta trở nên gắn liền với nó, chúng ta không phải là "đụng hiệu." Bây giờkhá khó khănđể trải nghiệm niềm vui của bất kỳ loại nào mà không cảm thấy gắn liền với nó. Nhưng sự chấp thủ là nghiệp, và nghiệp bất thiện là ở đó. Và những kết quả đó sẽ

không tránh khỏi, theo Phật giáo, là một điều gì đó bất ổn trong tương lai.

Nhiều người sẽ tìm hiểu điều này qua sự diễn tả tiểu thuyết. Vài người sẽ nhận thấy nó khó hiểu. Một số khác chắc chắn sẽ từ chối nó -với sự nghiên cứu hoặc không-với viện cớ rằng đó là quá tinh tế, độc đoán, hoặc là gì đótương tự. Những gì chúng nó có nghĩa là, dĩ nhiên đó là họ nhận thấy nó bất tiện. Tuy nhiên, nó sẽ đáp ứng nhiều sự cẩn trọng và sự chú tâm quan sát. Thực tế, nghiên cứu một cách cẩn thận cho chúng ta thấy rằng tình dục là chìa khóa cho toàn bộ vấn đề. Vấn đề này cũng có thể được xem xét trong điều luật Duyên khởi: " Xúc là căn bản phát sinh cảm thọ; cảm thọ... ái dục, ái dục ... chấp thủ", vv, kết quả cuối cùng dĩ nhiên là tiếp tục hướng tới vị lai, và dẫn đến tất cảđau khổ.Vì vậy, nếu chúng ta muốn phán đoán giữa những người bảo thủ và những người cấp tiến, chúng ta không thể nói rằng hai bên là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy rằng những người bảo thủ có một phần đúng vì những lý do sai lầm. Niềm

đam mê tình dục thì không xấu xa, nhưng nó có thể là trong một số mức độ chừng mực . Hầu hết mọi người sẽ không có cảm giác có khảnăng kềm chế nhau, nhưng cóở mức độ vừa phải.

Một phần của tài liệu suquyenrucuadaophattrongthegioimoi-thichnutinhquang (Trang 87 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)