Quan Điểm Đạo Phật Đối Với Các Tôn Giáo Khác

Một phần của tài liệu suquyenrucuadaophattrongthegioimoi-thichnutinhquang (Trang 107 - 108)

I. Nghi thức phóng sanh làm ột sự thực hành của Phật giáo đối với việc giải cứu động vật, chim, cá cho đến việc giết mổ hoặc bị giam cầm thường xuyên Chúng nó được giải thoát với một

Quan Điểm Đạo Phật Đối Với Các Tôn Giáo Khác

Alexander Berzin và Thubten Chodron

Câu hỏi: Phật giáo nhìn nhận sự có mặt của các tôn giáo khác như thế nào?

Trả Lời: Bởi vì không phải ai cũng có sở thích và khuynh hướng như nhau, Đức Phật đã dạy những phương pháp khác nhau cho những người khác nhau. Trích dẫn ví dụ này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng đó là điều tuyệt vời mà tất cả tôn giáo khác nhau tồn tại trên thế giới. Chỉ có một món ăn sẽ không hấp dẫn đối với tất cả mọi người. Một tôn giáo hoặc sự thiết lập một đức tin sẽ không đáp ứng nhu cầu của nhiều người. Vì vậy, điều này vô cùng có lợi là nhiều tôn giáo khác nhau có sẵn để chọn lựa. Ngài rất hoan nghinh và vui mừng với điều này.

Hiện nay có một cuộc đối thoại ngày càng tăng dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau giữa các bậc thầy tôn giáo và các nhà lãnh đạo của các tôn giáo khác. Thí dụ, sự gặp gỡ thường xuyên giữa Đức

Đạt Lai Lạt Ma và Đức Giáo hoàng. Tại Assisi, Italy vào tháng Mười năm 1986, Đức Giáo hoàng đã mời các nhà lãnh đạo tôn giáo lớn trên thế giới đế hội họp. Có khoảng một trăm năm mươi đại diện. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi cạnh Giáo hoàng và thực hiện bài phát biểu đầu tiên một cách vinh dự. Tại hội nghị, các nhà lãnh đạo tinh thần đã thảo luận các vấn đềđược phổ biến trong tất cả tôn giáo, chẳng hạn như tình yêu, đạo đức, và lòng từ bi. Mọi người cùng khuyến khích sự hợp tác, hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau mà các nhà lãnh đạo tôn giáo khác nhau cảm thấy cần thiết.

Dĩ nhiên, nếu chúng ta thảo luận về siêu hình học và thần học thì có những sự khác biệt.Không có cách để khoanh vòng sự khác biệt này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta cần tranh cãi với thái độ “cha của tôi mạnh mẽ hơn cha của bạn.” Điều này rất trẻ con. Nó có lợi ích hơn khi nhìn vào thấy được những điểm chung. Tất cả tôn giáo thế giới đang tìm cách cải thiện tình trạng của con người và làm cho cuộc sống tốt hơn bằng sự giảng dạy cho con người thực tập

đời sống đạo đức; tất cả đều dạy con người không để trở thành bị cuốn hút hoàn toàn vào đời sống vật chất, nhưng ít nhất tạo nên sự cân bằng giữa giữa tiến trình tìm kiếm vật chất và sự tiến bộ tâm linh.

Điều này rất tốt nếu các tôn giáo làm việc với nhau để cải thiện tình hình thế giới. Chúng ta không chỉ cần sự tiến bộ vật chất, bên cạnh đó cần có sự tiến bộ về tinh thần. Nếu chúng ta chỉ

nhấn mạnh đến khía cạnh vật chất của cuộc sống, rồi làm một quả bom tốt hơn để giết chết mọi

tinh thần, chúng ta ý thức được nỗi sợ hãi và các vấn đề khác khởi nguồn từ các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hoặc nếu chúng ta chỉ phát triển tinh thần và không chăm lo về mặt vật chất rồi để người dân đói khổ, và điều này cũng không tốt lắm. Chúng ta cần một sự cân bằng.

Một khía cạnh khác của sự tương tác giữa các tôn giáo trên thế giới đó là họ chia xẻ với các tôn giáo khác vài đặc trưng của mình. Ví dụ, thử nghĩ sự tương tác giữa Phật tử và Kitô hữu. Nhiều Kitô hữu thích nghiên cứu phương pháp tập trung và thiền định từ Phật giáo. Không ít vị linh mục, viện trưởng, cha xứ và các xơ đã đến Dharamsala, Ấn Độ để học hỏi những kỹ năng để

mạng về những kỹ năng truyền thống riêng cho họ. Một số Phật tửđã dạy trong các chủng viện Công giáo. Tôi đôi khi cũng được mời đến đây để dạy cách thiền định, cách phát triền sự tập trung, cách phát triển tình thương. Kitô giáo dạy chúng ta yêu thương tất cả mọi người, nhưng nó không giải thích chi tiết làm thế nào để thực hành điều đó. Phật giáo thì nhiều phương pháp để

phát triển tình yêu. Kitô giáo lên đến điểm cao nhất của nó là phóng khoáng để học hỏi những phương pháp này từ Phật giáo. Đây không có nghĩa là tất cả các Kitô hữu sẽ trở thành Phật tử- không có ai cải đạo bất kỳ ai. Những phương pháp này có thểđược điều chỉnh trong phạm vi tôn giáo của họđể giúp họ tốt hơn.

Tương tự như vậy, nhiều Phật tử cũng muốn học hỏi sự phục vụ xã hội từ Kitô giáo. Nhiều truyền thống Kitô giáo nhấn mạnh rằng các tu sĩ nam nữ của họ được tham gia giảng dạy bằng việc làm ở bệnh viện, săn sóc người già, trẻ mồ côi v.v…Mặc dù một số quốc gia Phật giáo đã phát triển các cơ sở xã hội, nhưng không có đầy đủ lắm, vì nhiều lý do xã hội và địa lý. Phật tử

có thể tìm hiểu công tác xã hội từ những tín hữu Kitô. Đúc Đạt Lai Lạt Ma rất là cởi mởđối với

điều này. Nó không có nghĩa rằng các Phật tử đang trở thành tín đồ Kitô hữu.Thay vào đó, có những lĩnh vực nào đó từ kinh nghiệm của Kitô hữu Phật tử có thể học hỏi; cũng có những điều kinh nghiệm của các Phật tử và Kitô hữu có thể học hỏi. Với cách này, có một diễn đàn đối thoại giữa các tôn giáo thế giới, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Thường thì sự hợp tác giữa các tôn giáo ở mức cao nhất, là nơi mà mọi người cùng cởi mở và không có định kiến. Ở mức độ thấp hơn, người ta trở nên không an toàn và hình thành một tâm lý đội bóng: “Đây là đội bóng đá của tôi và các tôn giáo khác đang chống lại đội bóng đá này!” Với thái độ như vậy, chúng ta cạnh tranh và ấu đả nhau. điều này buồn lắm, nếu nó xảy ra giữa các tôn giáo và các truyền thống Phật giáo khác nhau. Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp khác nhau và tất cảđều làm việc hài hòa để giúp đỡ phổ cập nhiều đặc trưng khác biệt của con

người. Do đó, điều quan yếu là tôn trong mọi truyền thống, cả trong Phật giáo và giữa các tôn giáo trên thế giới.

Một phần của tài liệu suquyenrucuadaophattrongthegioimoi-thichnutinhquang (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)