1.1.3.1 Các nhân tố khách quan
(1) Môi trường quốc gia
Kinh tế
Các yếu tố kinh tế thuộc môi trường vĩ mô như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái,… có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhu cầu của người dân tăng lên, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có nhiều cơ hội để thỏa mãn những nhu cầu đó nhiều hơn. Hệ quả tất yếu là doanh nghiệp sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và phát triển hơn. Đặc biệt, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay thì doanh nghiệp mà đặc biệt là sản phẩm của nước ta sẽ chịu tác
động lớn của hệ thống luật pháp, tiêu chuẩn của thế giới. Môi trường kinh doanh quốc tế là cơ hội để sản phẩm Việt Nam có thể vươn ra thị trường rộng lớn nhưng cũng là những thách thức khó khăn buộc các doanh nghiệp phải nâng cao được năng lực cạnh tranh cho sản phẩm của mình.
Văn hóa xã hội
Tất cả các doanh nghiệp đều phải phân tích các yếu tố xã hội để nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra đối với sản phẩm của mình. Khi một hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến các sản phẩm như trình độ dân trí, tập quán thị hiếu của người tiêu dùng, truyền thống văn hóa dân tộc… Các yếu tố văn hóa xã hội thường biến đổi hoặc tiến triển chậm nên đôi khi thường khó nhận biết. Cùng với sự phát triển kinh tế, sự biến động về các yếu tố văn hóa xã hội ngày càng có tác động mạnh hơn đến sự ra đời và tiêu thụ của các sản phẩm.
Đây là yếu tố không những có tác động đáng kể tới sự lựa chọn và tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng mà còn tác động lớn đến các quyết định của doanh nghiệp khi lựa chọn biểu tượng logo, mẫu mã, kiểu dáng cho sản phẩm…
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý là nền tảng cho sự phát triển kinh tế cũng như cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất cứ thị trường nào dù trong nước hay nước ngoài. Yếu tố chính trị, pháp luật được thể hiện ở mức độ ổn định chính trị của quốc gia, cơ sở hành lang pháp lý…. Các sản phẩm muốn được đưa ra tiêu thụ trên thị trường phải tuân theo các quy định của Chính phủ về chất lượng, mẫu mã…Những quy định này có thể là cơ hội hoặc mối đe dọa với các sản phẩm. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mức đầu tư vốn của nước ngoài vào việc phát triển sản phẩm đồng thời ảnh hưởng đến mức độ chi mua hàng hóa của người tiêu dùng.
Nền tảng công nghệ
Khoa học công nghệ là yếu tố đại diện cho sự sáng tạo, tiên tiến, cho sản phẩm mới cũng như loại bỏ những sản phẩm cũ, lạc hậu; tạo cho doanh nghiệp chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Một sản phẩm mới ra đời không thể thiếu được sự đóng góp của quá trình nghiên cứu và phát triển ( R&D) sản phẩm. Công nghệ hiện đại sẽ
giúp doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, giá thành hạ do năng suất lao động tăng, hao phí nhỏ…
(2) Môi trường ngành
Theo mô hình “Năm lực lượng của Porter - Porter’s five Forces” (Michael Porter, 1979) thì trong nội bộ ngành chúng ta cần quan tâm đến các khía cạnh sau:
Đối thủ cạnh tranh
Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng vì các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua. Nếu các đối thủ này yếu, doanh nghiệp có cơ hội tăng bán sản phẩm và kiếm được nhiều lợi nhuận. Ngược lại khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá cả là không đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá đều dẫn tới tổn thương.
Do vậy, nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp và tìm kiếm thông tin, phân tích, đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những đối thủ chính để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung.
Đối thủ tiềm ẩn
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng sản xuất cùng một loại sản phẩm và có khả năng tham gia hoạt động kinh doanh trong ngành đó. Đối thủ mới tham gia ngành có thể là yếu tố làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm từ đó làm giảm lợi nhuận của của doanh nghiệp. Do vậy, để bảo vệ cho vị trí cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp thường quan tâm đến việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn sự xâm nhập từ bên ngoài.
Theo nhà kinh tế học Joe Bain, ông xác định ba yếu tố trở ngại chủ yếu đối với việc nhảy vào một ngành kinh doanh: sự ưa chuộng sản phẩm, ưu thế về chi phí thấp, tính hiệu quả của sản xuất lớn. Nếu các doanh nghiệp có được những lợi thế này sẽ giữ được vị trí cạnh tranh cho sản phẩm của mình và buộc sản phẩm của các doanh nghiệp mới thâm nhập vào đương đầu với những khó khăn lớn.
Sản phẩm thay thế
Sự ra đời của sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng, phong phú và cao cấp hơn. Sản phẩm thay thế là những sản phẩm cùng loại, có cùng tính năng tác dụng và cùng được tiêu thụ trên một thị trường. Nếu trên thị trường có càng nhiều sản phẩm thay
thế và các sản phẩm có sức cạnh tranh thực sự thì càng gây sức ép cho sản phẩm của doanh nghiệp. Sản phẩm có thể cạnh tranh bằng giá hoặc bằng các yếu tố như chất lượng, mẫu mã, thương hiệu… Hiện nay khi đời sống ngày càng được nâng cao thì sự cạnh tranh bằng các yếu tố chất lượng, mẫu mã, thương hiệu càng mạnh mẽ hơn so với cạnh tranh bằng giá. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm thì các doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới công nghệ.
Khách hàng
Khách hàng là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh. Khách hàng tác động đến doanh nghiệp thể hiện mối tương quan về thế lực, nếu nghiêng về phía nào thì phía đó có lợi hơn. Các doanh nghiệp cần làm chủ mối tương quan này, thiết lập được mối quan hệ để giữ khách.
Khách hàng có ưu thế là có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn khiến chi phí sản phẩm tăng lên. Ngược lại, nếu người mua có những yếu thế sẽ tạo cơ hội để tăng giá sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đây là yếu tố quyết định trực tiếp việc sản phẩm có năng lực cạnh tranh lớn hay không.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là những cá nhân hoặc tổ chức trong nước hay ngoài nước chuyên cung cấp vật tư thiết bị, nguồn nhân lực, tài chính…để một doanh nghiệp có thể hoạt động. Việc nhà cung cấp đẩy mức giá lên cao sẽ đẩy giá sản phẩm tăng lên làm giảm năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Đồng thời nhà cung cấp là một trong những nhân tố quan trọng quyết định chất lượng của sản phẩm.
Vì vậy, để giảm áp lực từ phía nhà cung cấp đồng thời để tránh rủi ro thì các doanh nghiệp cần phải quan hệ với các tổ chức cung cấp các nguồn hàng khác nhau. Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
1.1.3.2 Các nhân tố chủ quan (1)Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được coi là vấn đề vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và sản phẩm. Một nguồn nhân lực kém không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp được chia thành hai cấp:
Đội ngũ quản lý: gồm ban lãnh đạo và đội ngũ trực tiếp quản lý sản xuất, kinh doanh sản phẩm. Đây là đội ngũ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh và xu hướng phát triển sản phẩm trong tương lai. Nếu họ là những người có kinh nghiệm, có khả năng nhìn xa trông rộng và đưa ra các quyết định đúng đắn thì doanh nghiệp đó sẽ có những sản phẩm có sức cạnh tranh cao.
Đội ngũ trực tiếp tham gia sản xuất kinh doanh: đội ngũ này chi phối trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm thông qua các yếu tố như: năng suất lao động, trình độ tay nghề, kỉ luật lao động, ý thức trách nhiệm, sự sáng tạo của họ…. Các yếu tố này kết hợp với yếu tố khoa học công nghệ sẽ ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng, giá thành sản phẩm… góp phần quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm.
(2) Nguồn lực tài chính
Tài chính là yếu tố có vai trò quan trọng đảm bảo cho việc duy trì, mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán… tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm.
1.2 Tổng quan về sản phẩm Mobile Banking
Do Mobile Banking là một loại hình của dịch vụ NHĐT nên để có cái nhìn bao quát nhất về sản phẩm này, ta cần có những hiểu biết cơ bản về dịch vụ NHĐT.
1.2.1 Dịch vụ ngân hàng điện tử1.2.1.1 Khái niệm 1.2.1.1 Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm dịch vụ NHĐT. Có quan niệm cho rằng dịch vụ NHĐT là dịch vụ của ngân hàng cho phép khách hàng có khả năng truy nhập từ xa nhằm: thu thập thông tin; thực hiện các giao dịch thanh toán, tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại Ngân hàng, và đăng ký sử dụng các dịch vụ mới.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cũng đã định nghĩa về dịch vụ NHĐT là: “Các dịch vụ và sản phẩm ngân hàng hiện đại và đa tiện ích được phân phối đến khách hàng bán buôn và bán lẻ một cách nhanh chóng (trực tuyến, liên tục
24h/ngày và 7 ngày/tuần, không phụ thuộc vào không gian và thời gian) thông qua kênh phân phối (Internet và các thiết bị truy nhập đầu cuối khác như máy tính, máy ATM, POS, điện thoại để bàn, điện thoại di động…) được gọi là dịch vụ ngân hàng điện tử”.
Như vậy, qua các khái niệm đã nêu ở trên có thể hiểu dịch vụ NHĐT là các dịch vụ ngân hàng được cung cấp thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Trong đó, theo Điều 4 Luật Giao dịch điện tử Việt Nam 2005 phương tiện điện tử là các phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học điện tử hoặc công nghệ tương ứng. Mạng viễn thông bao gồm mạng internet, mạng điện thoại, mạng vô tuyến, mạng intranet, mạng extranet…
1.2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Kể từ khi ngân hàng đầu tiên cung cấp dịch vụ ngân hàng qua mạng tại Mỹ - Ngân hàng WellFargo, đến nay đã có rất nhiều tìm tòi nghiên cứu, thành công cũng như thất bại trên con đường xây dựng một hệ thống NHĐT hoàn hảo, phục vụ khách hàng tốt nhất. Nhìn chung, hệ thống NHĐT được phát triển qua những giai đoạn sau:
Brochure-ware: là hình thái đơn giản nhất của NHĐT. Hầu hết các ngân hàng khi mới bắt đầu xây dựng NHĐT là thực hiện theo mô hình này. Việc đầu tiên là xây dựng một website chứa những thông tin về ngân hàng, về sản phẩm trên mạng nhằm quảng cáo, giới thiệu, chỉ dẫn, liên lạc,… Thực chất đây chỉ là một kênh quảng cáo mới ngoài những kênh thông tin truyền thống như báo chí, truyền hình, … Mọi giao dịch vẫn được thực hiện qua hệ thống phân phối truyền thống, đó là các chi nhánh ngân hàng.
E-commerce: Trong hình thái thương mại điện tử, ngân hàng sử dụng internet như một kênh phân phối mới cho những dịch vụ truyền thống như xem thông tin tài khoản, nhận thông tin giao dịch chứng khoán,… Internet ở đây chỉ đóng vai trò như một dịch vụ cộng thêm vào để tạo sự thuận lợi cho khách hàng. Hầu hết dịch vụ NHĐT của các ngân hàng vừa và nhỏ đang ở hình thái này.
E-business: Trong hình thái này, các xử lý cơ bản của ngân hàng cả ở phía khách hàng (front-end) và phía người quản lý (back-end) đều được tích hợp với internet và các kênh phân phối khác. Giai đoạn này được phân biệt bởi sự gia tăng
về sản phẩm và chức năng của ngân hàng với sự phân biệt sản phẩm theo nhu cầu và quan hệ của khách hàng đối với ngân hàng. Hơn thế nữa, sự phối hợp, chia sẻ dữ liệu giữa hội sở ngân hàng và các kênh phân phối như chi nhánh, mạng internet, mạng không dây,… giúp cho việc xử lý yêu cầu và phục vụ khách hàng được nhanh chóng và chính xác hơn. Internet và khoa học công nghệ đã tăng sự liên kết, chia sẻ thông tin giữa ngân hàng, đối tác, khách hàng, cơ quan quản lý,…
E-bank (Enterprise): Chính là mô hình lý tưởng của một ngân hàng trực tuyến trong nền kinh tế điện tử, một sự thay đổi hoàn toàn trong mô hình kinh doanh và phong cách quản lý. Những ngân hàng này sẽ tận dụng sức mạnh thật sự của mạng toàn cầu nhằm cung cấp toàn bộ các giải pháp tài chính cho khách hàng với chất lượng tốt nhất. Từ những bước ban đầu là cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiện hữu thông qua nhiều kênh riêng biệt, ngân hàng có thể sử dụng nhiều kênh liên lạc này nhằm cung cấp nhiều giải pháp khác nhau cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
1.2.1.3 Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử
Hiện nay trên thị trường đã xuất hiện khá đa dạng các dịch vụ NHĐT, mỗi dịch vụ có những tính năng và tiện ích riêng. Dưới đây là một số dịch vụ NHĐT phổ biến hiện nay.
(1) Máy thanh toán tại điểm bán hàng (POS – Point of Sale)
Đây là hình thức thanh toán không dùng tiền mặt thông qua việc sử dụng kết nối giữa POS với ngân hàng phát hành thẻ. Khách hàng dùng thẻ tín dụng (credit card) hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp (direct debit card) để thực hiện các giao dịch mua bán. Máy đọc thẻ tại các điểm bán hàng sẽ kết nối với trung tâm, chứng thực thẻ, chấp nhận/từ chối giao dịch mua bán.
(2) Máy rút tiền tự động (ATM – Automatic Teller Machines)
Khách hàng dùng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ trực tiếp để rút tiền mặt. Máy rút tiền tự động sẽ chứng thực thẻ sau khi người sử dụng nạp mã nhận dạng cá nhân (PIN - Personal Identity Number). Khách hàng rút tiền tại các máy ATM của ngân hàng mình có tài khoản hoặc có thể rút từ máy ATM của ngân hàng khác nhưng phải trả một mức phí.
Home Banking
Dịch vụ này được xây dựng trên một trong hai nền tảng: hệ thống các phần mềm ứng dụng (Software Base) và nền tảng công nghệ web (Web Base), thông qua hệ thống máy chủ, mạng Internet và máy tính của khách hàng, thông tin tài chính sẽ được thiết lập, mã hoá, trao đổi và xác nhận giữa ngân hàng và khách hàng. Đặc điểm của Home Baking là cho phép khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng tại nhà, tại văn phòng công ty mà không cần trực tiếp đến ngân hàng, giúp khách hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí. Ngân hàng cung cấp một số tiện ích qua dịch vụ Home Banking cho khách hàng như: chuyển tiền và thanh toán, xem số dư và các giao dịch trên tài khoản, thư tín dụng … Để sử dụng được dịch vụ