Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay làm xuất hiện hình thức mua bán mới như thương mại điện tử. Hình thức thương mại này rất phù hợp với việc mua bán các hàng hoá vô hình và dịch vụ – những dịch vụ mà nhu cầu đang ngày càng gia tăng. Thương mại điện tử khiến nền kinh tế thế giới càng trở nên năng động hơn, nó góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập của đất nước, cũng như quá trình hội nhập của hệ thống thanh toán ngân hàng Việt nam và hệ thống thanh toán quốc tế. Để đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước và chính phủ cần:
Một là, đẩy mạnh phát triển dịch vụ hiện đại, khuyến khích, đãi ngộ các đối
tượng là các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính....đầu tư kinh doanh buôn bán trên mạng, từ đó tạo nhu cầu kinh doanh, thanh toán giao dịch...tạo ra lượng khách hàng tiềm năng cho dịch vụ NHĐT sau này.
Hai là, ban hành pháp luật về thương mại điện tử phù hợp với Luật thương
mại điện tử quốc tế và các cam kết thương mại điện tử mà Việt Nam tham gia. Tham gia mạnh mẽ vào thương mại điện tử là điều kiện để Việt Nam tham gia sâu rộng hơn và nhanh hơn vào thị trường thế giới.
Ba là, xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, các luật và nghị định
nhằm quản lý tiến trình kinh doanh trên mạng, là căn cứ để giải quyết tranh chấp. Xây dựng chuẩn chung và cơ sở pháp lý cho văn bản điện tử, chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử.
Bốn là, để tạo điều kiện cho các chứng từ điện tử đi vào cuộc sống, cần xây
dựng hệ thống các tổ chức, cơ quan quản lý, cung cấp, công chứng chữ kí điện tử và chứng nhận điện tử. Xây dựng một trung tâm quản lí dữ liệu trung ương để giúp cho việc xác nhận, chứng thực chứng từ điện tử được nhanh chóng chính xác.
NHNN cần tạo môi trường pháp lý cho các hoạt động tác nghiệp của ngành ngân hàng. Trên thực tế, như đã nêu ra ở trên, các môi trường pháp lý làm nền tảng cho việc hiện đại hoá và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại đóng vai trò quyết định. NHNN hiện nay là nơi ban hành các văn bản, chính sách, qui định (cụ thể hoá các văn bản dưới luật hay cụ thể hơn là Luật Ngân hàng các các tổ chức tín dụng) cần có nghiên cứu, tham khảo các nghiệp vụ của NHTM trong điều kiện ứng
dụng CNTT ở mức độ cao cũng như những dịch vụ dịch vụ Ngân hàng hiện đại trong đó có Mobile Banking.
Thực tế là các dịch vụ dịch vụ ngân hàng này đều do các NHTM phát triển và cung ứng cho khách hàng nhưng đi vào cụ thể từng loại dịch vụ, các văn bản qui định hiện nay đều đang bất cập. Mặc dù việc Chính phủ mới đây đã ban hành quyết định số 44/2002/QĐ-TTg về việc cho phép sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán đã là một bước đầu tiên nhưng để các ngân hàng Việt Nam có thể tung ra các dịch vụ dịch vụ ngân hàng hiện đại, cung cấp các tiện ích mới cho khách hàng, vẫn cần phải có các qui định cụ thể hơn về tính hợp pháp của chứng từ điện tử, chữ ký điện tử, các hình thức và phương pháp định danh khách hàng, qui định về thanh toán trực tuyến (On-Line)...
Trong các vấn đề nêu trên, việc đưa ứng dụng CNTT để hiện đại hóa dịch vụ ngân hàng bán lẻ là một hướng đi tất yếu. Chiến lược tin học hoá ngành ngân hàng cũng đã khẳng định rõ sự ràng buộc giữa hệ thống thanh toán quốc gia và hệ thống thanh toán tại các NHTM trong việc thực hiện các dịch vụ E -banking của các NHTM.
Có thể nói, các giải pháp trình bày trên đây cũng chỉ là một phần, chứ chưa toàn diện đồng bộ. Việc tìm ra các biện pháp cụ thể, thiết thực phù hợp với tình hình thực tế cần có sự nghiên cứu sâu rộng, đầu tư lớn về tài chính và công sức của Vietcombank. Đồng thời công cuộc ấy cũng cần sự hỗ trợ tích cực từ phía NHNN và các cơ quan chức năng, bởi năng lực cạnh tranh sản phẩm, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia có một mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ nhau rất đắc lực.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của dịch vụ Mobile Banking tại Vietcombank, có thể thấy Vietcombank đã bước đầu tạo dựng được kênh dịch vụ ngân hàng trên điện thoại di động. Tuy nhiên, thực tế Vietcombank cần tiếp tục phát triển hơn nữa, tập trung vào khâu bán hàng, quảng bá giới thiệu dịch vụ hiện đại và mới mẻ tới khách hàng.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên thị trường ngân bán lẻ, nhất là khi sân chơi này đang có sự gia nhập của những tên tuổi lớn đến từ nhiều quốc gia khác nhau như HSBC, Commonwealth, ANZ, Standard Charted Bank…và bản thân các ngân hàng trong nước cũng đang tích cực đổi mới, Vietcombank đứng trước một thách thức lớn để có thể giữ vững vị thế là một ngân hàng hàng đầu tại Việt nam. Ngoài việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, Vietcombank cần phải chú trọng nuôi dưỡng phát triển sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu ngày càng gia tăng của đông đảo khách hàng.
Xuất phát từ những khó khăn gặp phải trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của VCB-Mobile Banking, tác giả đã mạnh dạn đề xuất hệ thống những giải pháp nhằm tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả của dịch vụ Mobile Banking tại Vietcombank nói riêng, tại các NHTM nói chung .
Do hạn chế về mặt thời gian và tư liệu nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt
1. Agribank, Báo cáo tài chính 2014, Hà Nội 2014
2. Bạch Thụ Cường, Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội 2002. 3. BIDV, Báo cáo thường niên 2016, Hà Nội 2016
4. Bộ Công thương, Báo cáo thương mại điện tử 2015, Hà Nội 2015
5. Bộ Thông tin và truyền thông, Thông tư số 14/2012/TT-BTTTT quy định giá
cước dịch vụ thông tin di động mặt đất, Hà Nội 2012.
6. Bộ Thông tin và truyền thông, Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT ngày
13/04/2012 quy định về quản lý thuê bao di động trả trước, Hà Nội 2012.
7. Chính phủ, Nghị định 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013, NXB Tư pháp, Hà Nội 2015. 8. Chính phủ, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012, NXB Tư pháp, Hà Nội 2015. 9. Chính phủ, Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013, NXB Tư pháp, Hà Nội 2015.
10. Chu Văn Cấp, Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2003.
11. Đoàn Thị Thùy Anh, Nghiên cứu nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh
về dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
năm 2016.
12. Lê Nguyễn Diễm Hằng, Giải pháp nâng cao năng lực canh của Ngân hàng
TMCP Ngoại Thương Việt Nam đến năm 2020, Luận văn Thạc sỹ kinh tế,
Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh năm 2013.
13. Lê Văn Huy, Phạm Thanh Thảo, “Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ
ngân hàng: nghiên cứu lý thuyết”, Tạp chí ngân hàng, Số 6/2008, tr.23-29.
14. Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Nguyễn Như ý, Phát triển dich vụ
Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh năm 2007.
15. Luận văn Thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thùy Liên, Nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Mobile Banking của khách hàng cá nhân,
Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh năm 2014.
16. Ngân hàng Nhà nước, Báo cáo thường niên 2016, Hà Nội 2016
17. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 29/2001/TT-NHNN quy định về an toàn, bảo
mật cho việc cung cấp dịch vụ ngân hàng trên Internet, Hà Nội năm 2001.
18. Ngân hàng Nhà nước, Thông tư 47/2014/TT-NHNN quy định các yêu cầu kỹ
thuật về an toàn, bảo mật, Hà Nội 2015.
19. Nguyễn Đình Phan, “Quản lý chất lượng trong các tổ chức”, NXB Lao Động – Xã hội, Hà Nội 2005.
20. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang,“Nghiên cứu thị trường”, NXB ĐHQG, Tp Hồ Chí Minh 2007.
21. Nguyễn Hữu Quỳnh Trâm, “Tác động của chất lượng dịch vụ và lợi ích tài
chính đến sự hài lòng của khách hàng cá nhân khi sử dụng dịch vụ tại Vietinbank – chi nhánh Lâm Đồng”, Tạp chí Bản tin khoa học và giáo dục,
2013, tr.22-27
22.Nguyễn Minh Kiều (PGS,TS.), Giáo trình Nghiệp Vụ Ngân Hàng Hiện Đại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội 2007.
23. Nguyễn Quốc Nghi, “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của
khách hàng đối với Ngân hàng thương mại ở thành phố Cần Thơ”, Tạp chí
công nghệ ngân hàng, số 15, tháng 10/2010, tr43-46.
24. Nguyễn Quốc Việt, Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt
Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội 2003.
25. Nguyễn Thị Phương Thủy, Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong
dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Hồ Chí Minh, Tp
26. Nguyễn Vĩnh Thanh, Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương
mại của Việt Nam trong giai đoạn mới, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2005.
27. Nhóm tác giả, Từ điển thuật ngữ kinh tế học, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr 349, Hà Nội 2000.
28. Phan Chí Anh, Nguyên Thu Hà, Nguyễn Huệ Minh, “Các mô hình đánh
giá chất lượng dịch vụ”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh
doanh, Tập 9, Số 1/2013, tr.11-22.
29. Quốc hội, Luật Giao dịch điện tử Việt Nam 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2015.
30. Thái Thanh, Nâng cao năng lực cạnh tranh: Cần làm từ nhiều phía, Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 3/7/2003, tr11và 51.
31. Thủ tướng Chinh phủ, Quyết định số 44/2002/QĐ-TTg, NXB Tư pháp, Hà Nội năm 2005.
32. Trần Sửu, Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu
hóa, Nxb Lao động, Hà Nội 2006.
33. Trần Văn Tùng, Cạnh tranh kinh tế: Lợi thế cạnh tranh quốc gia và chiến
lược cạnh tranh của công ty, Nxb Thế giới, Hà Nội 2004.
34.Mai Văn Bạn (TS), Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh doanh và Công nghệ, Hà Nội 2009.
35. Vietcombank, Báo cáo nhân lực Vietcombank 2016, Hà Nội 2016.
36. Vietcombank, Báo cáo thường niên 2012-2016, Hà Nội 2012-2016. 37. Vietcombank, Hướng dẫn sử dụng Mobile Banking, Hà Nội 2016 38. Vietinbank, Báo cáo thường niên 2016, Hà Nội 2016.
39. Võ Trí Thành, Báo cáo chuyên đề “Những quan niệm và khung khổ phân tích
tính cạnh tranh”- Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, Hà Nội 2001.
Tài liệu tiếng Anh
40. Adam J.H, Longman dictionary of business English, Longman York Press, 1993. 41. Kotler,P.,&Keller,K.L.,“MarketingManagement”, PearsonPrentice Hall,
42. Michael E. Porter, The Competitive Advantage of Firms in Global Industries, The Competitive Advantage of Nations New Introduction, The Free Press, 1990. 43. Paul Krugman, International Economics, MIT press, 1994.
Ấn phẩm điện tử
44. Báo điện tử Vnexpress (2016), Ngân hàng chạy đua Mobile Banking, tại địa
chỉ http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/ebank/thanh-toan-dien-tu/ngan-
hang-chay-dua-mobile-banking-3079633.html, truy cập ngày 25/03/2017.
45. Bộ Thông tin và truyền thông (2016), Hạ tầng viễn thông CNTT sẽ là nền
tảng cho việc xây dựng và phát triển xã hội thông tin, tại địa chỉ
http://mic.gov.vn/Pages/TinTuc/131732/Ha-tang-vien-thong--CNTT-se-la-
nen-tang-cho-viec-xay-dung-va-phat-trien-xa-hoi-thong-tin.html, truy cập
ngày 25/03/2017.
46. Bộ Thông tin và truyền thông (2017), Số liệu thống kê ngành viễn thông
2016, tại địa chỉ
http://mic.gov.vn/solieubaocao/Pages/ChuyenMuc/1515/linh-vuc-vien-
thong.html, truy cập ngày 12/04/2017.
47. Cấn Văn Lực (2016), “Diễn đàn ngân hàng bán lẻ năm 2016”, tại địa chỉ
http://www.baomoi.com/bung-no-ngan-hang-so-ngan-hang-phai-dung-
mang-xa-hoi-loi-keo-khach-hang/c/20976769.epi, truy cập ngày
15/04/2017.
48. Ngân hàng Nhà nước (2016), Thống kê tài khoản cá nhân năm 2016, tại địa chỉ http://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk/hdtt/tttgttccn? _afrLoop=2342397525834655#%40%3F_afrLoop %3D23423975258346526centerWidth%3D80%2525%26leftWidth %3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse %26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dmiadw978r_373, truy cập ngày 12/04/2017.
49. Nguyễn Anh Tuấn (2016), Bảo mật ứng dụng Mobile Banking, tại địa chỉ
a461-00b464748b71&NewsID=5f225082-1070-483f-a3d7-
2fa552b926d0, truy cập ngày 29/03/2017.
50. Nguyễn Trần Quế (2006), Phương pháp phản ánh và phân tích năng lực
cạnh tranh, tại địa chỉ https://www.gso.gov.vn%2FModules %2FDoc_Download.aspx%3FDocID
%3D5146&usg=AFQjCNFzJ4eIJw29-EJHEbMSPc_1Ptf-
pw&sig2=24i0jqK4W60NZTjWbXgEg, truy cập ngày 20/03/2017.
51. Tổng cục Thống kê (2017), Số liệu thống kê về dân số và lao động 2016, tại địa chỉ http://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=714, truy cập ngày 12/04/2017.
52. Vũ Hồng Thanh, Vũ Duy Linh (2016), Hướng phát triển dịch vụ Mobile
banking cho các ngân hàng Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, tại địa chỉ
http://tapchinganhang.gov.vn/huong-phat-trien-dich-vu-mobile-