Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh đối với sản phẩm Mobile

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm mobile banking của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 75)

2.2.3.1 Các nhân tố khách quan (1) Môi trường quốc gia

Kinh tế

Từ năm 2000, khi sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam được định hướng đi vào chiều sâu, nền kinh tế Việt Nam đã có những sự chuyển mình rõ rệt. GDP tăng bình quân 7,5%/năm, từ năm 2010-2016 thì tốc độ trung bình chỉ còn 6% (Tổng cục thống kê Việt Nam, 2015). Việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ ngày 11/01/2007 là một sự kiện quan trọng, mang tính bước ngoặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Nhờ đó, Việt Nam có thể tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh, môi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch, thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và hoàn thiện nhanh, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao.

Trong năm qua sự nghiệp đổi mới kinh tế của Việt Nam được định hướng đi vào chiều sâu, dù phải đối phó với những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng kinh tế vĩ mô Việt Nam về cơ bản vẫn được duy trì ổn định, lạm phát được kiềm chế ở tốc độ vừa phải và thu hút đầu tư vẫn đạt những con số khá cao. Nhưng vẫn còn đó những thách thức không nhỏ như tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút, khó khăn trong sản xuất kinh doanh, quá trình cơ cấu lại khu vực ngân hàng và cải cách doanh nghiệp chậm. Mặc dù vậy, nước ta về cơ bản đã thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Biểu đồ 2.8: Tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2016

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 0 1 2 3 4 5 6 7 8 6.78 5.89 5.03 5.42 5.89 6.68 6.21 Chart Title

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Cùng với sự phát triển kinh tế, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng và viễn thông ngày càng tăng cao. Đây chính là một trong những tiền đề quan trọng cho sự phát triển của dịch vụ Mobile Banking tại Việt Nam.

Với sự tham gia của 38 NHTM trong nước, 08 ngân hàng nước ngoài, 02 ngân hàng liên doanh, thì rõ ràng sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng của Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Đặc biệt khi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam được chuyển đổi loại hình hoạt động thành NHTM 100% vốn nước ngoài và sự cho phép tham gia hoạt động mua, bán, sáp nhập với nhau giữa các tổ chức tín dụng chắc chắn sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng với nhau trong thời gian tới. Một điểm đáng lưu ý là các ngân hàng đều chú tâm vào khai thác thị trường bán lẻ - thị trường vốn rất tiềm năng tại một quốc gia đông dân cư như Việt Nam nhưng đã bị bỏ ngỏ trong nhiều năm. Cũng theo xu hướng chung của thế giới, các ngân hàng tại Việt Nam đang đẩy mạnh việc phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài với hệ thống công nghệ tiên tiến vượt bậc và kinh nghiệm triển khai trên thế giới khiến cuộc canh tranh về dịch vụ NHĐT càng trở nên gay gắt hơn.

Trong khi đó, các doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam cũng đang đua giành thị phần khá quyết liệt. Nhiều nhà đầu tư của nước ngoài đã phải rút khỏi thị trường viễn thông di động của Việt Nam sau khi kết quả kinh doanh tại đây không đạt kết

quả như mong muốn. Các doanh nghiệp viễn thông lớn của Việt Nam bao gồm MobiFone, VinaPhone, Viettel hiện đang chiếm giữ đến 90,6% thị phần (Báo cáo ngành viễn thông Việt Nam, 2016) và cạnh tranh với nhau gay gắt về giá cước cũng như các sản phẩm dịch vụ gia tăng. Không chỉ phải đối diện với các đối thủ nội ngành, các nhà mạng của Việt Nam đang phải đối diện với sự sụt giảm nguồn thu chính từ các dịch vụ truyền thống (gọi và nhắn tin) do sự bùng nổ của các ứng dụng OTT (Over the top – Dịch vụ cung cấp nội dung trên nền mạng viễn thông). Tuy chỉ mới xuất hiện trên thị trường trong vòng hai, ba năm qua, nhưng các ứng dụng nhắn tin, gọi điện miễn phí trên di động Viber, WhatsApp, LINE, Kaokao Talk, Zalo,… hiện đã lan rộng và thu hút mạnh mẽ người dùng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng đa dạng, bên cạnh mục tiêu phát triển các khách hàng mới, các nhà mạng Việt Nam hiện nay đặc biệt chú trọng đến việc giữ chân các khách hàng hiện hữu. Do đó, việc gia tăng tính năng thanh toán thông qua liên kết với ngân hàng cung cấp dịch vụ Mobile Banking là một trong những giải pháp mà các nhà mạng lớn của Việt Nam đặc biệt quan tâm.

Như vậy có thể nói, nền kinh tế ngày càng được cải thiện, xu hướng di động bùng nổ cùng với môi trường kinh doanh rất cạnh tranh và đa dạng chính là điều kiện để thúc đẩy Vietcombank cũng như các ngân hàng khác tìm mọi cách để nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ Mobile Banking của mình.

Văn hóa-xã hội

Một điểm tích cực khi đánh giá về nhân khẩu học của Việt Nam là cơ cấu dân số trẻ: 63% dân số Việt Nam dưới độ tuổi 34, trong đó, số lượng người dân từ 20-34 tuổi chiếm tới 28% trong tổng dân số (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2016). Đây là độ tuổi có sự ưa thích và khả năng tiếp thu công nghệ mới cao; thường xuyên sử dụng điện thoại thông minh. Có thể thấy, lượng khách hàng tiềm năng của dịch vụ Mobile Banking ở Việt Nam là khá lớn.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dân số Việt Nam theo độ tuổi năm 2016

35% 28% 37% 0-20 tuổi 20 -34 tuổi >34 tuổi

Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam

Tuy nhiên, văn hóa và thói quen tiêu dùng lại có thể coi là một rào cản đối với việc phát triển thương mại điện tử nói chung ở Việt Nam cũng như dịch vụ Mobile Banking nói riêng. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn khá cao trong tổng phương tiện thanh toán. Mặc dù tỷ lệ này giảm dần đều theo các năm nhưng tính đến 2015 vẫn dưới mức 11% (NHNN, 2016). Một số công ty, đơn vị vẫn chi trả lương cho cán bộ, nhân viên bằng tiền mặt. Đại bộ phận người dân thanh toán bằn tiền mặt khi mua sắm các nhu yếu phẩm (thực phẩm, đồ gia dụng,..) hàng ngày. Thương mại điện tử khá phát triển nhưng chưa hoàn thiện. Hình thức trả tiền khi giao hàng (COD) hoặc chuyển tiền/tạm ứng trước khi nhận hàng trong các giao dịch thương mại điện tử thường vẫn được thực hiện qua ngân hàng, ATM, bưu điện. Đây cũng là các hình thức chấp nhận thanh toán phổ biến nhất cho các giao dịch trực tuyến được thỏa thuận trực tiếp giữa người mua và người bán khi chưa có sự tham gia của các bên thứ ba làm trung gian thanh toán. Nguyên nhân chính là do nhiều người dân ưa thích tiêu dùng tiền mặt và cho rằng đấy là phương thức thanh toán an toàn nhất. Không thể phủ nhận việc các dịch vụ thanh toán của ngân hàng chưa thực sự tiện ích, thân thiện và tạo được niềm tin với người dân cũng là một nguyên nhân khiến người dân ngần ngại trước các dịch vụ thanh toán hiện đại. Do đó, dù các cơ quan chức năng đã xác định đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt nhưng để thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân là việc không dễ dàng và khó đạt kết quả nhanh chóng.

Tính đến hết năm 2016, số lượng tài khoản tiền gửi thanh toán của cá nhân trong hệ thống các ngân hàng là 68.898.000 tài khoản. Theo mục tiêu của NHNN, tỷ lệ thâm nhập của dịch vụ ngân hàng trong dân cư sẽ tăng lên khoảng 35% - 40%

vào năm 2017 (NHNN, 2016). Tuy đây là một con số khiêm tốn nhưng vẫn là tín hiệu tốt cho việc đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thanh toán hiện đại cho người dân dựa trên tài khoản tại ngân hàng.

Như vậy có thể nói, thị trường Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng để phát triển dịch vụ Mobile Banking. Tuy các ngân hàng hiện phải đối diện với trở ngại về hành lang pháp lý cũng như những thách thức từ thói quen tiêu dùng tiền mặt và sự e ngại về độ an toàn, đáng tin của các dịch vụ NHĐT của người dân, nhưng những cơ hội tại đây là không hề nhỏ. Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng lạc quan, cạnh tranh đa dạng; dân số trẻ, ưa thích công nghệ; sự phát triển bùng nổ của thị trường viễn thông và con số ấn tượng ở lượng người dùng smartphone là những điều kiện thuận lợi để dịch vụ Mobile Banking phát triển tại Việt Nam.

Hành lang pháp lý

Hành lang pháp lý là điều kiện quan trọng trong việc phát triển các dịch vụ thanh toán điện tử nói chung cũng như dịch vụ Mobile Banking nói riêng. Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về Thanh toán không dùng tiền mặt và Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/05/2013 của Chính phủ về Thương mại điện tử đã xây dựng khung pháp lý cơ bản cho việc phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại. Tuy nhiên, các văn bản pháp lý hiện nay chưa có các quy định chung, thống nhất về chứng từ điện tử làm cơ sở để các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán xây dựng quy trình thanh toán nội bộ, đảm bảo an toàn và phù hợp với chế độ kế toán hiện hành, đặc biệt là phù hợp với quy trình giao dịch điện tử.

Để phát triển dịch vụ Mobile Banking cần có quy định cụ thể về trách nhiệm phối hợp giữa ngân hàng và các bên liên quan. Một vấn đề cũng cần được minh bạch hóa liên quan tới thông tin tài khoản cũng như thông tin cá nhân của các khách hàng sử dụng dịch vụ. Liệu các ngân hàng có trách nhiệm bảo mật toàn bộ thông tin về hoạt động thanh toán của khách hàng hay được chia sẻ thông tin của khách hàng với nhà mạng viễn thông? Cách thức giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ NHĐT cũng cần được quy định cụ thể tại các văn bản pháp luật để bảo vệ quyền lợi của người sử dụng dịch vụ.

Trong thời gian tới, việc NHNN sớm ban hành thông tư hướng dẫn cụ thể cho dịch vụ Mobile Banking hi vọng sẽ tạo ra một hệ thống các quy định pháp lý đầy đủ, chặt chẽ và thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ Mobile Banking tại Việt Nam.

Nền tảng công nghệ

- Hệ thống Core banking của các ngân hàng

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao, việc ứng dụng CNTT hiện đại được xác định là bước đi mang tính quyết định và giúp các ngân hàng nhanh chóng gia tăng năng lực cạnh tranh. Vì thế, hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam đều đã trang bị hệ thống Core banking theo hướng hiện đại và trực tuyến (phục vụ 24/7). Nhờ đó, các ngân hàng cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh thông qua nhiều kênh phân phối trong đó có Mobile Banking. Hệ thống bảo mật của các ngân hàng hiện nay cũng rất được coi trọng. Các ngân hàng đều xây dựng hệ thống bảo mật nội bộ riêng (VPN), thực hiện công tác bảo mật dữ liệu, mã hóa thông tin …sẵn sàng cho việc phát triển dịch vụ Mobile Banking. Ngoài ra, các chức năng bảo mật khác như nhận dạng mã số PIN, OTP cũng được nhiều ngân hàng áp dụng rộng rãi cho các giao dịch trên kênh NHĐT. Điều này cho thấy nội lực để phát triển dịch vụ Mobile Banking cũng như các dịch vụ ngân hàng hiện đại khác là rất lớn tại các ngân hàng Việt Nam.

- Sự phát triển của thị trường điện thoại di động

Tính đến tháng 8 năm 2016, tổng số thuê bao điện thoại di động trên toàn quốc đã được đăng kí và đang hoạt động trên toàn quốc là 128,3 triệu. Việt Nam hiện nay được Liên hiệp viễn thông quốc tế ITU xếp đứng vị trí thứ 8 trên thế giới về mật độ thuê bao di động và được đánh giá như một điểm sáng của viễn thông thế giới (Bộ thông tin và truyền thông, 2016).

Biểu đồ 2.10: Số lượng thuê bao di động tại Việt Nam giai đoạn 2005-08/2016

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 42583 0 20 40 60 80 100 120 140 10.2 25.4 46 66.3 104.9 112.9 117.6 121.7 130.5 138.6 120.6 128.3

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo của Bộ thông tin và truyền thông các năm

Cùng với sự gia tăng của số lượng người sử dụng điện thoại di động, khi Thông tư số 04/2012/TT-BTTTT ngày 13/04/2012 quy định về quản lý thuê bao di động trả trước có hiệu lực từ ngày 1/6/2012 và Thông tư số 14/2012/TT- BTTTT quy định giá cước dịch vụ thông tin di động mặt đất có hiệu lực từ ngày 1/1/2013, việc định danh thuê bao di động đã trở nên thuận lợi hơn. Điều nay cũng giúp hạn chế lượng thuê bao rác, ảo và vì thế, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển các dịch vụ thanh toán cho các thuê bao di động, đặc biệt là thuê bao di động trả trước.

Thêm vào đó, xu hướng sử dụng điện thoại thông minh đang ngày càng phát triển ở Việt Nam. Theo nghiên cứu mới nhất do Google và Tập đoàn tư vấn Boston (BCG) vừa công bố, năm 2016 tại Việt Nam, tỷ lệ người dân từ 18 tuổi trở lên sử dụng điện thoại di động thông minnh để kết nối internet lên tới 72% dân số, trong khi con số này năm 2015 là 55% và năm 2011 mới chỉ ở mức 27%. Ngoài các dòng điện thoại Iphone của Apple được người dùng Việt Nam khá yêu thích, thị phần smartphone của Samsung, HTC và Nokia tăng trưởng rất nhanh trong trong những năm gần đây với việc cho ra mắt rất nhiều dòng smartphone giá rẻ, phù hợp hơn với túi tiền của khách hàng đại chúng. Tuy nhiên, tại các tỉnh/thành phố nhỏ và có mức sống thấp hơn, đại bộ phận người dân vẫn sử dụng các dòng điện thoại phổ thông, chỉ có các tính năng nghe gọi, nhắn tin cơ bản của Samsung, Nokia, Motorolla hay Sony Errisson. Sự đa dạng của các thiết bị di động, đặc biệt ở các tỉnh/thành phố lớn có ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng phát triển dịch vụ Mobile Banking của các ngân

hàng. Việc lựa chọn hình thức cung cấp dịch vụ (SMS Banking, Sim-tool-kit, USSD hay thông qua wap hoặc mobile application) phù hợp với các thiết bị di động của từng phân đoạn khách hàng khác nhau (theo khu vực địa lý, theo thu nhập, độ tuổi,…) có tính quyết định đến sự thành công của dịch vụ.

- Sự phát triển của hệ thống mạng viễn thông

Một yếu tố rất quan trọng khác khi xét về nền tảng công nghệ phát triển dịch vụ Mobile Banking ở Việt Nam là khả năng truy cập internet không dây của các thiết bị di động. Xuất hiện vào tháng 10/2009, tính đến hết tháng 6/2016, cả nước có 40,3 triệu người dùng 3G, chiếm 43% tổng dân số. Giá cước truy cập 3G của Việt Nam được đánh giá là rẻ nhất thế giới, cùng với việc ngày càng phổ biến các điểm truy cập wifi miễn phí sẽ là tiền đề quan trọng cho các khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ Mobile Banking thông qua mobile wap hay mobile application.

Như vậy có thể thấy với tỷ lệ người sử dụng điện thoại và internet cao, Việt Nam thực sự là thị trường tiềm năng cho lĩnh vực Mobile Banking nói riêng và NHĐT nói chung.

- Tính an ninh và bảo mật

Với sự phát triển bùng nổ của ngành công nghệ truyền thông trong những thập kỷ qua đã tạo ra một tiền đề số hóa cho các hoạt động kinh tế xã hội, lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng không nằm ngoài quy luật phát triển đó. Công nghệ tạo ra một nền tảng cho các ngân hàng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, gia tăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh đối với sản phẩm mobile banking của ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)