Vai trò của tín dụng ngânhàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 31)

- Tín dụng ngân hàng là đòn bẩy kinh tế hỗ trợ sự ra đời và phát triển của các DNNVV.

Nguồn vốn có vai trò đảm bảo sự hình thành và tồn tại của daonh nghiệp trước nhà nước và pháp luật. Với hoạt động đi vay đối tượng kinh tế thừa vốn nhàn rỗi để sau đó lại cho vay những đối tượng kinh tế khác thiếu vốn kinh doanh, Ngân hàng đã tạo cơ hội cho các chủ daonh nghiệp muốn thành lập công ty hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh với lượng vốn vay hợp lý. Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các DNNVV do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn vì với lượng vốn hạn hẹp tự huy động thì việc sử dụng sẽ làm tăng giá vốn, sản phẩm khó được thị trường chấp nhận. Để đạt hiệu quả nhất định thì doanh nghiệp cũng cần phải có một cơ cấu vốn tối ưu, kết hợp linh hoạt nhất là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá bình quân rẻ nhất.

- Tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DNNVV.

Ngân hàng thực hiện thiết lập quan hệ tín dụng với các DNNVV, cho các doanh nghiệp này vay vốn để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh của họ. Khi sử dụng vốn tín dụng của Ngân hàng, các doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả cả gốc và lãi đúng hạn, tôn trọng các điều khoản của hợp đồng tín dụng cho dù tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay không. Do đó, các nhà quản trị luôn phải đề ra được phương án kinh doanh khả thi nếu muốn tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng bởi trong các NHTM sẽ thực hiện kiểm soát hoạt động cho vay cả trước, trong và sau khi giải ngân vốn, đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt mục tiêu sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả. Mặt khác, ngân hàng có thể chủ động tham mưu cho doanh nghiệp là khách hàng những lĩnh vực mà chuyên gia của ngân hàng đã nghiên cứu kỹ lưỡng do mối quan hệ rộng rãi của ngân hàng đối với các thành phần kinh tế đa dạng trong xã hội, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trước những thời cơ, thách thức do thị trường mang đến để tìm ra những biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hiệu quả SXKD .

- Tín dụng ngân hàng góp phần tích cực cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ diễn ra liên tục.

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp muốn được diễn ra liên tục và thường xuyên cần đòi hỏi các doanh nghiệp luôn cần phải cải tiến kỹ thuật, nhanh chóng thay đổi mẫu mã mặt hàng kinh doanh, thường xuyên đổi mới công nghệ máy móc thiết bị để không chỉ tồn tại, đứng vững mà còn phát triển trong cạnh tranh. Tuy nhiên không một doanh nghiệp nào có thể đảm bảo toàn bộ 100% vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Vốn tín dụng của ngân hàng nhờ đó đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm máy móc cải tiến phương thức kinh doanh; góp phần thúc đẩy tạo điều kiện quá trình phát triển sản xuất kinh doanh liên tục.

Mặt khác, tín dụng Ngân hàng cũng tác động mạnh mẽ vào quá trình tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp thông qua việc mở rộng tín dụng tiêu dùng, cho vay hoặc bảo lãnh để các tổ chức kinh tế, cá nhân hoạt động trong mọi lĩnh vực lưu thông mua bán hàng hóa. Như vậy, TDNH đã góp phần không nhỏ vào quá trình sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cho DNNVV, một tiền đề giúp gia tăng sức mạnh nội tại của các doanh nghiệp này trên trường cạnh trạnh nội địa cũng như quốc tế.

- Tín dụng ngân hàng góp phần gia tăng nguồn vốn, nâng cao khả năng cạnh tranh.

Xu hướng hiện nay của loại hình DNNVV là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư để mở rộng sản xuất, trang bị kỹ năng hiện đại để tăng sức cạnh tranh. Tuy nhiên để có được một lượng vốn hóa đủ lớn để đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều năm cố gắng các doanh nghiệp này mới hy vọng đạt được, và có thể trong trường hợp xấu, cho tới lúc lượng vốn đã tăng lên đủ thì cơ hội kinh doanh lại không còn nữa. Như vậy, để có đủ lượng vốn cần thiết và thật kịp thời, các DNNVV buộc phải tìm đến với tín dụng Ngân hàng như một kênh cung vốn hợp lý nhất. Khi yêu cầu về vốn của doanh nghiệp được đáp ứng, sức mạnh tài chính của doanh nghiệp đã gia tăng đáng kể thì mục đích chiếm lĩnh thị trường, tạo lợi thế cạnh tranh sẽ không còn là bài toán khó giải của DNNVV nữa.

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 28 - 31)