Khái niệm về chất lượng tín dụng ngânhàng

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31)

Chất lượng tín dụng là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến. Các NHTM luôn lấy chất lượng tín dụng làm tiêu thức quan tâm hàng đầu. Chất lượng tín dụng là việc ngân hàng đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Các khoản tín dụng này sẽ được dựa vào hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm tăng sức cạnh trang của doanh nghiệp trên thị trường. Kết quả là doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, mở rộng quy mô sản xuất, tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời trả được gốc và lãi tiền vay cho ngân hàng.

Chất lượng tín dụng được hiểu là sự đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng phù hợp với phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng được xem xét trên các phương diện:

- Đối với nền kinh tế : chất lượng tín dụng thể hiện ở việc phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần giải quyết công ăn việc làm, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, thúc đẩy quá trình tích tụ tập trung sản xuất kinh doanh, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế, phát triển đất nước.

- Đối với ngân hàng: chất lượng tín dụng thể hiện ở việc các khoản vay phải được hoàn trả đầy đủ, đúng hạn và đem lại lợi nhuận cho ngân hàng.

- Đối với doanh nghiệp : chất lượng tín dung thể hiện ở việc đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp lý của doanh nghiệp với lãi suất phù hợp và các thủ tục đơn giản để không làm mất cơ hội của doanh nghiệp. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì tín dụng bao giờ cũng được coi là hoạt động chủ yếu , mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì thế nâng cao chất lượng tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại các NHTM luôn là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển không chỉ riêng cho bản thân mỗi ngân hàng mà còn cho cả hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế.

Việc nâng cao CLTD luôn phải song hành với mở rộng CLTD: việc mở rộng tín dụng giúp phân tá rủi ro, hạ thấp tỷ lệ nợ xấu nếu chính sách tín dụng của ngân hàng hiệu quả, ngược lại hậu quả của nó sẽ rất nghiêm trọng nếu tăng trưởng quá nóng, chính sách, quy trình tín dụng lỏng lẻo..Như vậy, CLTD vừa là khái niệm cụ thể ( thông qua các chỉ tiêu đo lường được tính toán như nợ quá hạn, kết quả kinh doanh..) vừa trừu tượng (thể hiện thông qua mức độ tín nhiệm của ngân hàng, khả năng thu hút khách hàng..). CLTD là thước đo phản ánh mức độ thích nghi của ngân hàng với sự thay đổi của môi trường bên ngoài và thể hiện rõ nét nhất sức mạnh của bản thân ngân hàng trong quá trình canh tranh kinh doanh để tồn tại và phát triển. Bởi thế, việc nâng cao CLTD luôn là vấn đề bức thiết mỗi ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng cần chú trọng và thực hiện.

1.3.2. Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng đối với DNNVV

1.3.2.1. Đối với Ngân hàng thương mại

Nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại lâu dài của hệ thống NHTM.

- Nâng cao chất lượng tín dụng tức là tăng khả năng quay vòng vốn tín dụng, qua đó mở rộng được các hình thức dịch vụ cung cấp cũng như mở rộng quy mô tín dụng cho một khách hàng. Như vậy, không những duy trì được mối quan hệ với những khách hàng truyền thống mà còn mở rộng, thu hút thêm khách hàng mới. Đó là cách để các NHTM mở rộng thị trường, nâng cao lợi nhuận.

- Chất lượng tín dụng nâng cao sẽ giảm được chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, và đặc biệt là giảm được những chi phí, thiệt hại do không thu hồi được khoản tín dụng. Như vậy sẽ gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng, gia tăng lợi nhuận của hệ thống NHTM.

1.3.2.2. Đối với doanh nghiệp

- Góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất

Vai trò quan trọng nhất của tín dụng ngân hàng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất kinh doanh của các DNNVV. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, một doanh nghiệp duy trì được hoạt động liên tục đòi hỏi vốn của

doanh nghiệp phải đồng thời ở cả ba giai đoạn: dự trữ, sản xuất và lưu thông. Hiện tượng thừa, thiếu vốn tạm thời luôn xảy ra ở các doanh nghiệp, khi đó tín dụng ngân hàng góp phần điều tiết các nguồn vốn nhằm tạo điều kiện cho quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp không bị gián đoạn. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như tốc độ tiêu thụ sản phẩm.

- Giúp DNNVV nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Muốn tiếp cận được nguồn vốn tín dụng ngân hàng đòi hỏi DNNVV phải xây dựng được phương án sản xuất kinh doanh khả thi đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động, đem lại lợi nhuận để thực hiện tốt các điều khoản trong hợp đồng tín dụng, đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy, tín dụng ngân hàng thúcđẩy doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo tỷ suất lợi nhuận phải lớn hơn lãi suất ngân hàng thì mới trả được nợ và kinh doanh có lãi. Trong quá trình cho vay, ngân hàng thực hiện kiểm soát trước, trong và sau khi giải ngân buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

- Tín dụng ngân hàng giúp hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho DNNVV

Nguồn vốn vay chính là công cụ đòn bẩy để doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả sử dụng vốn. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa do hạn chế về vốn nên việc sử dụng vốn tự có để sản xuất là khó khăn. Nếu chỉ sử dụng nguồn vốn tự có thì giá vốn sẽ cao, khó có khả năng đầu tư mở rộng sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy, để có một cơ cấu vốn hiệu quả, kết cấu hợp lý là nguồn vốn tự có và vốn vay nhằm tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất.

- Tín dụng ngân hàng góp phần tập trung vốn sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, muốn tồn tại và đứng vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải chiến thắng trong cạnh tranh. Đặc biệt đối với DNNVV, do có một số hạn chế nhất định, việc chiếm lĩnh ưu thế trong cạnh tranh trước các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài là một vấn đề khó khăn. Xu hướng hiện nay của các doanh nghiệp này là tăng cường liên doanh, liên kết, tập trung vốn đầu tư vào mở rộng sản xuất, trang bị kỹ thuật hiện đại để tăng sức cạnh

tranh. Tuy nhiên, để có một lượng vốn đủ lớn đầu tư cho sự phát triển trong khi vốn tự có lại hạn hẹp, khả năng tích lũy thấp thì phải mất nhiều năm mới thực hiện được, khi đó cơ hội đầu tư phát triển không còn nữa. Như vậy để có thể đáp ứng kịp thời nguồn vốn đầu tư thì việc tìm đến nguồn tín dụng ngân hàng là phù hợp.

1 .3.2.3. Đối với nền kinh tế - xã hội

- Chất lượng tín dụng được bảo đảm và nâng cao là điều kiện cho NHTM làm tốt vai trò là trung gian tài chính, trung gian thanh toán, giúp giảm bớt sự lãng phí của xã hội ở những nơi thừa vốn, giảm được khó khăn ở những nơi thiếu vốn.

- Chất lượng tín dụng được nâng cao có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, từ đó mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, khai thác khả năng tiềm tàng của tài nguyên, lao động, đảm bảo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển cân đối giữa các ngành nghề, các khu vực trong cả nước.

- Nâng cao chất lượng tín dụng góp phần làm lành mạnh hóa quan hệ tín dụng, giảm thiểu và dần xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi, tín dụng đen đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, khu vực kinh tế chưa phát triển.

1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNNVV.

Để đánh giá bất kỳ một vấn đề gì cũng cần nhìn nhận chúng một cách toàn diện và đầy đủ, cần tránh cái nhìn phiến diện vấn đề đánh giá chất lượng TDNH cũng vậy không thể chỉ căn cứ vào một chỉ tiêu đơn lẻ, cụ thể nào mà phải sử dụng tổng hợp một hệ thống các chỉ tiêu để đưa ra kết luận một cách chính xác và xác thực nhất. Bởi lẽ vấn đề chất lượng tín dụng là một vấn đề mang tính chất phức tạp, tính trừu tượng và cụ thể nên hệ thông các chỉ tiêu đánh giá không mang tính tuyệt đối chính xác. Việc áp dụng các chỉ tiêu vào xem xét chất lượng tín dụng cần đảm bao yêu cầu tính toán phân tích chỉ tiêu trên cả hai mặt định tính và định lượng.

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính .

> Mức độ hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm tín dụng của ngân hàng

Mức độ hài lòng của khách hàng là chỉ tiêu phản ánh rõ nét và chính xác nhất của khách hàng vay vốn về chất lượng tín dụng của ngân hàng

Để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng, ngân hàng tiến hành thống kê và tổng hợp ý kiến thông qua phiếu điều tra, nội dung thu thập ý kiến chủ yếu tập trung vào các chỉ tiêu sau:

+ Hồ sơ, thủ tục vay vốn. + Thời gian xử lý hồ sơ. + Lãi suất cho vay.

+ Chất lượng tư vấn, hỗ trợ; thái độ phục vụ của cán bộ QLKH. + Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hỗ trợ, không gian giao dịch.

Có thể thấy hiện nay khi lãi suất của các ngân hàng gần như không còn chênh lệch nhau quá lớn thì chất lượng tư vấn, hỗ trợ cùng với thái độ phục vụ của ngân hàng đang được các ngân hàng chú trọng, đặc biệt là đối tượng khách hàng DNNVV ở vùng chưa thực sự phát triển hay những khu công nghiệp đang còn e ngại trong việc tiếp cận vốn ngân hàng; đồng thời giữ chân các khách hàng truyền thống. Việc nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng sẽ giúp ngân hàng tăng dư nợ, tăng khả năng sinh lời và có thể lựa chọn những khách hàng tốt, ít rủi ro hơn.

> về việc tuân thủ quy trình cấp tín dụng

Quy trình tín dụng là tổng hợp các quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó xây dựng chặt chẽ các bước theo một trình tự nhất định từ việc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, xét duyệt cho vay, giải ngân, kiểm tra giám sát sau cho vay, thu nợ. Đây là một quá trình gồm nhiều giai đoạn theo một trật tự nhất định nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Việc bỏ qua hay thực hiện không theo trật tự quy trình tín dụng như thực hiện làm hồ sơ cho vay, xét duyệt và giải ngân trước khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng, hoặc không thực hiện kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn vay sẽ gây ra nguy cơ mất vốn cho ngân hàng.

Việc thực hiện đúng và đầy đủ các bước trong quy trình cấp tín dụng sẽ giảm thiểu rủi ro, đặc biệt là rủi ro đạo đức trong quá trình cấp tín dụng, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

1.3.3.2. Chỉ tiêu định lượng

- Quy mô tín dụng đối với DNNVV

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa là tài sản của ngân hàng, phản ánh số tiền mà các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện tại đang còn nợ ngân hàng. Quy mô của tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được phản ánh thông qua sự tăng trưởng trong dư nợ tín dụng, phải được xem xét ở góc độ số tuyệt đối hoặc số tương đối, thường lấy ở thời điểm cuối kỳ kế toán.

Dư nợ TDDNNVnăm (t) - Dư nợ TDDNNVVnam (t-1) Tốc độ tăng trường dư nợ

TDDNNVV = --- x 100% Dư nợ TDDNNVV năm (t-1)

Chỉ số này phản ánh quy mô thay đổi và tốc độ thay đổi dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm nay so với năm trước. Khi quy mô dư nợ tín dụng DNNVV tăng lên đi kèm số lượng khách hàng tăng phản ánh mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng lớn, uy tín của ngân hàng trên địa bàn được đánh giá cao, từ đó cho thấy chất lượng tín dụng tốt. Tuy nhiên, nếu quy mô dư nợ tín dụng DNNVV tăng trưởng nóng qua nhiều năm không hẳn phản ánh chất lượng tín dụng cao, có nhiều trường hợp là tăng trưởng bong bóng hoặc vì chỉ tiêu tăng trưởng mà bỏ qua việc thực hiện đúng các quy trình tín dụng, điều kiện, nguyên tắc cấp tín dụng....Trong những trường hợp đó cần có những giải pháp để bảo đảm lợi ích của ngân hàng.

- Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV phản ánh mối tương quan giữa dư nợ tín dụng đối với DNNVV và tổng dư nợ của ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng đối với DNNVV được tính bằng dư nợ tín dụng đối với DNNVV chia cho tổng dư nợ tại một thời điểm, thường là cuối năm kế toán.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV

Dư nợ tín dụng DNNVV

_____Z______ '__________ x 100% Tổng dư nợ tín dụng

Tổng dư nợ bao gồm: dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung hạn và dư nợ dài hạn. Tổng dư nợ lớn chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín với khách hàng, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú và thích hợp. Tổng dư nợ thấp cho thấy ngân hàng không có khả năng mở rộng mạng lưới khách hàng, hoạt động tín dụng kém. Tuy nhiên, tổng dư nợ lớn thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt.

Neu tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV tăng lên và phù hợp tình hình kinh tế và chiến lược phát triển, đảm bảo sự an toàn cho ngân hàng cho thấy chất lượng tín dụng đối với DNNVV là tốt. Khi tỷ lệ dư nợ tín dụng DNNVV tăng hoặc giảm đột biến, không phù hợp với diễn biến thị trường phản ánh vấn đề trong chất lượng tín dụng đối với DNNVV và cần có những giải pháp để hạn chế rủi ro cho ngân hàng. > Cơ cấu dư nợ tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Cơ cấu dư nợ tín dụng DNNVV cho biết tỷ trọng cho vay khi được phân chia theo một số tiêu chí khác nhau như: theo vùng kinh tế, theo ngành kinh tế, theo thành phần kinh tế, theo kỳ hạn.... Cơ cấu dư nợ tín dụng được phản ánh thông qua các tỷ lệ giữa dư nợ cho vay đối với một lĩnh vực cụ thể so với tổng dư nợ. Các tỷ lệ này phản ánh liệu ngân hàng có đang tập trung vào một lĩnh vực nào hay không hay có sự phân bổ hợp lý giữa các lĩnh vực. Cụ thể:

Dư nợ cho mỗi ngành kinh tế

Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế = --- x 100% Tổng dư nợ TD DNNVV

Tỷ lệ dư nợ theo ngành kinh tế cho biết liệu ngân hàng có đang tập trung cho vay

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31)