Nâng cao chất lượng tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 96)

Mặc dù tài sản bảo đảm có ý nghĩa lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng nếu quá áp đặt tiêu chí tài sản bảo đảm sẽ dẫn tới hệ quả tiêu cực đối với công tác mở rộng tín dụng cũng như bảo đảm chất lượng tín dụng của ngân hàng. Trong khi xuất phát từ thực trạng thị trường tài chính chưa phát triển, thông tin của các doanh nghiệp chưa minh bạch, rõ ràng, DNNVV rất dễ tổn thương bởi các biến động từ môi trường, mà các NHTM khi cấp tín dụng cho DNNVV hầu hết đều yêu cầu TSBĐ - nguồn thu nợ thứ hai khi khách hàng không trả được nợ. Chính vì vậy cũng gây khó khăn khi DNNVV tiếp cận nguồn vốn ngân hàng. Để khắc phục được vấn đề này, vừa để nâng cao chất lượng tín dụng hay chính là nâng cao chất lượng của TSBĐ vừa để giúp các DNNVV, ngân hàng cần :

- Yêu cầu khách hàng có TSBĐ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu bao gồm: có tính pháp lý cao, có khả năng phát mại, có thị trường giao dịch, có đầy đủ giá trị để bảo đảm cho khoản vay. Trong đó, Chi nhánh cần chú trọng thẩm định về khả năng thanh khoản của tài sản. Đối với những dự án, phương án vay vốn được bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai là các dây chuyền, máy móc thiết bị có tính chất đặc thù, quá trình thẩm định cần đánh giá về tính lạc hậu, lỗi thời dẫn đến khấu hao vô hình và tính thanh khoản của tài sản trên thị trường.

- Về tính pháp lý của tài sản bảo đảm: Các doanh nghiệp vay tại NHNo&PTNT Bắc Giang đồng thời cũng có nợ vay tại một số TCTD khác. Do vậy ngân hàng cần lưu ý về tính pháp lý của tài sản bảo đảm, đảm bảo tài sản không có tranh chấp, thực hiện đăng kí giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật và yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm tài sản để đảm bảo lợi ích cho ngân hàng.

- Đa dạng hóa các hình thức nhận bảo đảm: Hình thức bảo đảm của khách hàng tại ngân hàng chủ yếu là bất động sản (chiếm hơn 70%), sau đó là động sản, nhiều hình thức bảo đảm khác chưa phát sinh. Trên thực tế, TSBĐ chính là trở ngại lớn nhất của DNNVV khi tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, điều này cũng dẫn đến thực trạng chỉ khoảng 30% DNNVV vay vốn ngân hàng để tài trợ hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy, để tạo thuận lợi cho các DNNVV có các dự án, phương án

kinh doanh khả thi nhưng chưa có đầy đủ TSBĐ, ngân hàng có thể yêu cầu các hình thức bảo đảm khác như: bảo lãnh của bên thứ ba, cầm cố hàng tồn kho, quyền đòi nợ, giấy tờ có giá ... hoặc tín chấp trong trường hợp khách hàng có uy tín và có lịch sử trả nợ tốt.

- Sử dụng linh hoạt, đa dạng các phương pháp định giá tài sản bảo đảm: các NHTM thường sử dụng một trong các phương pháp: phương pháp so sánh, phương pháp đầu tư, phương pháp chi phí, phương pháp thặng dư. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng, để định giá TSBĐ chính xác thì cần áp dụng những phương pháp trên trong từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể. Đối với những TSBĐ có giá trị lớn hoặc cán bộ QLKH không chắc chắn có thể thuê chuyên gia hoặc các tổ chức định giá chuyên nghiệp.

Công tác định giá lại TSBĐ cần được thực hiện định kỳ và đúng quy trình. Trong trường hợp giá trị TSBĐ giảm không đủ để bảo đảm cho khoản vay yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản bảo đảm để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Coi trọng nhưng không quá phụ thuộc vào TSBĐ: Khoản nợ có chất lượng sẽ được thanh toán bằng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, chứ không phải từ TSBĐ, đó chỉ là điều kiện cần chứ không phải điều kiện đủ để cho vay.

- Tùy thuộc vào mức độ rủi ro của khoản vay, tình hình tài chính của khách hàng, lịch sử quan hệ với ngân hàng mà ngân hàng có thể xem xét các tiêu chuẩn về tài sản bảo đảm khác nhau. Thực hiện công tác này sẽ giúp nhiều khách hàng tốt với dự án hiệu quả tiếp cận dễ dàng hơn với ngân hàng và bản thân ngân hàng có thể mở rộng được khách hàng và tín dụng. Ngoài yêu cầu thế chấp tài sản, ngân hàng có thể xem xét đến các yếu tố khác đang là lợi thế của doanh nghiệp, kể cả tài sản hình thành trong tương lai để thay thế hoặc đưa ra yêu cầu phát triển các sản phẩm ràng buộc nhằm tạo điều kiện để cho doanh nghiệp đang thiếu tài sản thế chấp vẫn có thể vay được vốn nếu có dự án khả thi.

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w