Đẩy mạnh công tác kiểm tra giám sát Error! Bookmark not defined.

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96)

Việc chỉ quan tâm đến mở rộng cho vay mà không quan tâm đầy đủ đến công tác kiểm tra, kiểm soát thì không đảm bảo được chất lượng cho vay, không

ngăn chặn và hạn chế được nợ quá hạn và nợ khó đòi, dễ dẫn đến giảm hiệu quả kinh doanh nói chung và giảm hiệu quả hoạt động cho vay nói riêng.

Việc kiểm tra và giám sát các khoản vay cũng là việc hết sức quan trọng, giúp ngân hàng có thể chắc chắn các khoản vay sẽ được hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Các CBTD cần đôn đốc kiểm tra giám sát khoản vay từ lúc bắt đầu giải ngân, nhằm ngăn ngừa sử dụng vốn sai mục đích, kiểm tra khả năng phát triển của dự án, xem xét quá trình luân chuyển vật tư, quá trình sản xuất và hình thành hàng hóa, khả năng tiêu thụ sản phẩm, kiểm tra TSBĐ, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để có những bước chuẩn bị giải quyết khi gặp vấn đề trong quá trình vay vốn. Thông qua quá trình kiểm tra giám sát doanh nghiệp vay vốn, cán bộ tín dụng có thể tư vấn cho doanh nghiệp để giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn.

Tích cực thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau cho vay là một trong những biện pháp hạn chế rủi ro, hạn chế nợ xấu...

- Đối với những khoản vay đủ tiêu chuẩn, đánh giá là có khả năng thu hồi gốc, lãi đúng hạn, các cán bộ tín dụng cần chú ý đôn đốc, nhăc nhở việc trả nợ đúng hạn - Đối với các khoản vay có nguy cơ không trả được nợ do những nguyên nhân

khách quan như thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn.. cán bộ tín dụng có thể phối hợp với chuyên gia tư vấn để giúp đỡ doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường và trả nợ cho ngân hàng.

- Đối với các khoản vay có nguy cơ mất vốn, cán bộ phải nhanh chóng tìm cách thu hồi vốn qua TSBĐ hoặc thanh lý hàng hóa.

- Nâng cao vai trò của phòng quản lý rủi ro tại ngân hàng. Các loại rủi ro: rủi ro tác nghiệp, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,... có liên quan đến nhau, do vậy để hạn chế rủi ro tín dụng nói riêng và rủi ro nói chung cần xây dựng những kế hoạch, giải pháp cụ thể để phòng tránh giảm thiểu rủi ro định kì. Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận và cá nhân trong công tác quản trị rủi ro tín dụng.

Tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển bền vững của ngân hàng. Tất cả cán bộ nhân

viên cũng như cán bộ lãnh đạo ngân hàng phải nhận thức đầy đủ và quan tâm đến công tác này thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng mới thực sự được nâng cao.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhưng trong một số trường hợp nhất định Ngân hàng còn tiến hành việc kiểm tra, kiểm soát mang tính chiếu lệ, chỉ thực hiện khi có chỉ thị của cấp trên, tiến hành không đều đặn, thường xuyên, thiếu năng động, thiếu tính chủ động, tích cực, kết quả thường để sửa sai đối với các tình huống trong quá khứ nhiều hơn là ngăn chặn kịp thời các sai sót, rủi ro sắp xảy ra. Vì vậy nhanh chóng tổ chức tốt bộ máy kiểm tra nội bộ là vấn đề hết sức cấp bách của ngân hàng và được xem là một biện pháp hữu hiệu để tự bảo hiểm cho hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng của ngân hàng.

3.2.6. Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng

NHNo&PTNT Bắc Giang cần thực hiện tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước về công tác thông tin tín dụng (CIC) trên cả hai giác độ là nắm được đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng để có đủ căn cứ để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn:

- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp cho bộ phận CIC NHNN các thông tin tín dụng của các doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng một cách đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định.

- Khai thác, sử dụng thường xuyên, có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC NHNN để phục vụ công tác tín dụng. Đặc biệt, đối với các thông tin về các DNNVV mới đặt quan hệ tín dụng.

Ngoài ra, cần thực hiện tốt công tác thông tin báo cáo cho NHNN. Tuy nhiên, nguồn số liệu của CIC chủ yếu do các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp cung cấp, mà chưa có một chế tài quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời cho CIC nên CIC còn gặp nhiều khó khăn, bị động trong việc thu thập và xử lý thông tin, thông tin chưa được cập nhật kịp thời và độ tin cậy không cao.Vì thế, NHNo&PTNT Bắc Giang cần có những biện pháp hữu hiệu để tự khai thác và xử lý thông tin. Ngân hàng

cần thành lập một phòng chức năng chuyên thu thập và xử lý dữ liệu về thị trường của từng thành phần khách hàng. Cung cấp và khai thác tốt các thông tin tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam: Các thông tin về thị trường, chính sách xuất, nhập khẩu, thông tin về các dự án lớn, khách hàng cùng ngành nghề, các tổng công ty có nhiều đơn vị thành viên có quan hệ tín dụng... Làm tốt việc cung cấp và xử lý thông tin, NHNo&PTNT Bắc Giang sẽ tránh được các nguy cơ rủi ro từ phía các khách hàng và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.

3.3. KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI DNNVV TẠI NHNo&PTNT BẮC GIANG.

3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng của Ngân hàng trung ương về phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ.

Để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng, luận văn đưa ra một số kiến nghị với NHNN:

- Tăng cường vai trò của công tác giám sát từ xa và công tác thanh tra, kiểm

tra định kỳ, đột xuất để phát hiện những vấn đề trong chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng thông qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên cho các cán bộ làm công tác thanh tra, ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác thanh tra giám sát, tiến tới áp dụng thanh tra trên cơ sở rủi ro để từ đó có những cảnh báo trong hoạt động của TCTD và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, quy trách nhiệm tổ chức, cá nhân

- Hạn chế tình trạng thông tin không cân xứng - thông tin bất cân xứng là

nguyên nhân dẫn đến những lựa chọn đối nghịch của ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Hiện nay,thông tin tín dụng của các doanh nghiệp chủ yếu được lấy từ Trung tâm thông tin tín dụng CIC, hỗ trợ các TCTD trong suốt chu kỳ tín dụng: từ khâu chiến lược khách hàng, tìm kiếm khách hàng, đến khâu ra quyết định cho vay, giám sát sau cho vay, thu hồi và xử lý nợ. Với vai trò là cơ quan quản

lý cao nhất, NHNN cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế cung cấp thông tin cho các NHTM, đặc biệt là tập trung phát triển trung tâm thông tin tín dụng, trong đó: Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia đầy đủ, thống nhất, tích hợp và phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời dữ liệu trong và ngoài ngành, đáp ứng tốt nhất nhu cầu dữ liệu của các TCTD; nâng cấp phương pháp xếp hạng tín dụng hiện tại của CIC, là cơ sở tham chiếu cho các TCTD; đẩy mạnh hoạt động cung cấp số liệu phục vụ xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng, chấm điểm tín dụng và xây dựng các báo cáo phân tích ngành, lĩnh vực phục vụ yêu cầu của các TC'TD...

- Có những biện pháp hỗ trợ các ngân hàng thương mại xử lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng. Tiếp tục phát huy vai trò của VAMC trong hỗ trợ xử lý nợ xấu của các TCTD. VAMC giúp ngân hàng xóa nợ xấu trên bảng cân đối kế toán, ngoài ra trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành tạo điều kiện cho ngân hàng thế chấp vay tiền từ NHNN để tài trợ cho những doanh nghiệp có nợ xấu nhưng vẫn có điều kiện phát triển, giúp doanh nghiệp hồi phục, từ đó ngân hàng giải quyết được nợ xấu. Đồng thời, NHNN cần tạo môi trường pháp lý thông thoáng, thuận lợi hơn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đưa tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại dưới mức 3%.

- Ngân hàng Nhà nước cần phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro. Hiện nay Ngân hàng Nhà nước đã có một trung tâm thông tin phòng ngừa rủi ro, tuy nhiên các thông tin trung tâm cập nhật chưa đa dạng và chưa đầy đủ, hiện còn rất nhiều thông tin về doanh nghiệp chưa khai thác được từ trung tâm này hoặc số liệu khai thác được không cập nhật. Để hạn chế rủi ro đối với các NHTM trong hoạt động cho vay thì một trong các yêu cầu quan trọng là thông tin phải kịp thời và chính xác. Vì vậy trung tâm phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng Nhà nước cần phải thu thập đầy đủ thông tin từ nền kinh tế và cung cấp những thông tin cần thiết cho hệ thống ngân hàng nhằm mục đích giúp các ngân hàng có quyết định đúng đắn trong hoạt động tiền tệ tín dụng. Thông qua những thông tin cần thiết được cung cấp vể khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh doanh, khả năng hoàn vốn vay của các doanh nghiệp các ngân hàng

thương mại sẽ lường được những rủi ro có thể gặp phải trong việc cấp vốn đối với doanh nghiệp, nhất là đối với các DNNVV.

- Tiếp tục xây dựng những chính sách, văn bản điều hành hoạt động ngân hàng mang tính thực tiễn, đặc biệt là trong hoạt động tín dụng. Có thể thấy, vừa qua sự ra đời của Thông tư 02/2013/TT-NHNN và Thông tư 09/2014/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã yêu cầu các TCTD phân loại nợ một cách chặt chẽ hơn, giảm thiểu tình trạng che giấu nợ xấu, từ đó giúp ban lãnh đạo các TCTD có cái nhìn đúng đắn hơn về thực trạng nợ xấu để đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp. Thử nghiệm và tiến tới triển khai Basel II để hoạt động ngân hàng trở nên an toàn, hiệu quả hơn.

3.3.2. Kiến nghị với NHNNo&PTNT Việt Nam

NHNNo&PTNT Bắc Giang chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp của NHNNo&PTNT Việt Nam. Do vậy, ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay DNNVV trên địa bàn thì cần sự hỗ trợ và định hướng của NHNNo&PTNT Việt Nam. NHNNo&PTNT Việt Nam cần đưa ra những chính sách và chỉ đạo cụ thể đối với việc nâng cao chất lượng tín dụng cho DNNVV, đồng thời đưa ra những ưu đãi cụ thể khi cho vay loại hình doanh nghiệp này( lãi suất ưu đãi, thời gian cho vay dài, giải ngân linh hoạt,...)

- Về công tác nhân sự, đào tạo: Tiếp tục định hướng chính sách tuyển dụng thu hút người tài, những người có năng lực làm việc và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về mặt tác nghiệp và chuyên môn.

- Ngân hàng cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ của Hội sở chính đối với các Chi nhánh để kịp thời phát hiện ra những sai phạm và có những biện pháp chấn chỉnh kịp thời, đảm bảo an toàn trong hoạt động cấp tín dụng và cảnh báo sớm rủi ro.

- Xây dựng chiến lược tổng thể cho việc tăng trưởng và nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Một chiến lược tổng thể bao gồm mục tiêu, các giải pháp cụ thể để thực hiện chiến lược trong từng điều kiện và giai đoạn cụ thể

sẽ có vai trò rất lớn trong việc mở rộng phạm vi cấp tín dụng cho DNNVV cũng như đảm bảo chất lượng tín dụng trong quá trình tăng trưởng tín dụng ngân hàng.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản về hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với các khách hàng nói chung và đối với DNNVV nói riêng. Đồng thời, tích cực cập nhật thường xuyên những chương trình, phần mềm mới để nâng cao hiệu quả xử lý nghiệp vụ; nghiên cứu các mô hình kinh tế lượng đo lường xác suất vỡ nợ, mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ (mô hình Logit, Probit), lượng hóa cụ thể từng loại rủi ro với ngân hàng; tiến tới áp dụng Basel II trong hoạt động ngân hàng. - Về các sản phẩm và dịch vụ đối với DNNVV: Hiện nay, ngân hàng đã xây

dựng một số chương trình tín dụng (chủ yếu là ưu đãi về lãi suất) dành cho DNNVV, tuy nhiên chưa chú trọng thiết kế sản phẩm riêng hoặc các gói sản phẩm thuận tiện, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nhiều ngành nghề kinh doanh - đây là thực trang chung của các NHTM hiện nay. Vì vậy, để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp cũng như tạo ra bước bứt phá tiên phong trong hoạt động tín dụng, ngân hàng có thể đầu tư, thiết kế, xây dựng những sản phẩm riêng lẻ với những điều kiện tín dụng phù hợp với đặc điểm của DNNVV. Các khoản tín dụng nhỏ với quy trình đơn giản sẽ là một trong những dịch vụ hấp dẫn với DNNVV. - Hoàn thiện quy trình cho vay, tách biệt 2 bộ phận: Quan hệ khách hàng và

Thẩm định để đảm bảo tính khách quan và tránh rủi ro cho ngân hàng. Bộ phận quan hệ khách hàng: Chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất với khoảng vay, quản lý khoản vay sau khi giải ngân. Bộ phân thẩm định, phê duyệt khoảng vay: phân tích đánh giá khoản vay trược khi để suất lãnh đạo phê duyệt.

3.3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Trong tình hình kinh tế như hiện nay, các DNNVV muốn tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng thì phải tự lực là chính, chính sách hỗ trợ của nhà nước, của Ngân hàng thì dừng ở mức nhất định. Vì vậy để tiếp cận được khoản vay, DNNVV cần thay đổi tư duy làm việc để tổ chức quản lý khoa học, bài bản và hiệu quả.

- Tự nội lực cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận tích lũy, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của Luật kế toán, thống kê các số liệu kế toán của doanh nghiệp có độ tin cậy cao hơn; thể hiện đúng thực tế kinh doanh, tình hình tài chính, khả năng thanh toán...của doanh nghiệp.

- Hằng năm các doanh nghiệp cần lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cụ thể, có cơ sở. Nhằm giúp doanh nghiệp vạch ra hướng đi rõ ràng, phù hợp với mục tiêu đề ra, và làm cơ sở để ngân hàng tìm hiểu và đánh giá về doanh nghiệp, đồng thời là cơ sở xác định số vốn vay của doanh nghiệp. DNNVV cần quan tâm hơn tổ chức việc quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý tài chính. Bởi vậy, đây là cơ sở đảm bảo doanh nghiệp thực hiện được phương án sản xuất kinh doanh, ngoài ra nó cũng đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn vay đúng muc đích, đây là yêu cầu quan trọng hàng đầu của các ngân hàng khi cho doanh nghiệp vay vốn.

Một phần của tài liệu 0296 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn bắc giang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 96)