Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0297 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

Để khuyến khích và tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển và dễ dàng tiếp cận với vốn vay của ngân hàng, Chính phủ cần thiết phải có những chủ trương, chính sách phù hợp và kịp thời như sau:

- Hoàn thiện môi trường pháp lý: Hiện tại, do chưa có một văn bản cụ thể nào để điều chỉnh và hướng dẫn hoạt động riêng cho các Doanh nghiệp nhỏ và vừa nên rất hạn chế cho cả doanh nghiệp lẫn các cơ quan Nhà Nước trong quản lý. Do đó, Chính Phủ cần sớm thống nhất ban hành một văn bản pháp lý chung quy định cụ thể mọi mặt về loại hình doanh nghiệp này. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy rằng đây là việc làm rất cần thiết và hữu ích.

Đồng thời Chính phủ cũng cần có văn bản hướng dẫn phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, Tòa án và Ngân hàng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu, nợ khó đòi, xử lý tài sản bảo đảm trong các món vay có tài sản sao cho quy trình này được đẩy nhanh giúp Ngân hàng sớm thu hồi vốn và có tính răn đe cao hơn để nâng cao ý thức trách nhiệm của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa khi tình trạng nợ quá hạn xảy ra. Bởi lẽ, với các doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì giá trị của uy tín trong kinh doanh cũng càng lớn. Do đó, họ có ý thức giữ gìn quan hệ với Ngân hàng để bảo toàn uy tín của mình trên thị trường cũng như để có thể tiếp tục được Ngân hàng tài trợ các dự án khác có hiệu quả. Trong khi đó, nhiều Doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa tạo lập được nhiều uy tín trên thị trường nên ý thức trả nợ Ngân hàng cũng thấp hơn so với các doanh nghiệp lớn.

- Hoàn thiện chính sách thuế và hạch toán kế toán của Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. Về chính sách thuế, việc tồn tại nhiều loại thuế với rất nhiều mức thuế khác nhau và cách tính thuế phức tạp lại chưa được hướng dẫn rộng rãi cụ thể làm cho không chỉ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa còn lúng túng. Vì vậy, giải pháp về chính sách thuế cần đơn giản hoá đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa lúc này là rất cần thiết. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần tiếp tục hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán trong các Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Từ đó, tạo điều kiện dễ dàng cho một bên thứ ba có thể thực hiện việc kiểm tra, đánh giá việc hạch toán của doanh nghiệp. Công tác kiểm tra, kiểm toán hàng năm của các cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán của nhà nước đối với doanh nghiệp có thể được thực hiện thường xuyên hơn, mở rộng tới nhiều đối tượng khách hàng hơn mà không gây cản trở tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhờ thế, Ngân hàng có thể thu thập các thông tin về tình hình tài chính của khách hàng một cách chính xác nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong giai đoạn đầu tư cho vay của các tổ chức tín dụng.

- Thiếu mặt bằng trong sản xuất kinh doanh là vấn đề mà hầu hết các Doanh nghiệp gặp phải. Việc cung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay giấy tờ chứng minh quyền thuê đất để đem đi thế chấp với ngân hàng vay vốn lại là cả một vấn đề lớn. Cho nên, bên cạnh việc thay đổi chính sách cho phép doanh nghiệp thế chấp đất đi thuê thì Chính phủ cũng có thể thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng. Theo đó các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng các tiêu chí đề ra về hoạt động kinh doanh có lãi, phuơng án vay vốn hiệu quả, chấp hành tốt các chính sách của Chính phủ có thể đuợc vay vốn tại các Ngân hàng duới sự bảo lãnh của quỹ này khi Doanh nghiệp không có tài sản, hoặc tài sản không đủ để cầm cố, thế chấp cho Ngân hàng để bảo đảm vay vốn.

- Nhà Nuớc cần sớm hình thành một cơ quan riêng để có thể khắc phục tình trạng các Doanh nghiệp nhỏ và vừa đuợc thành lập một cách tràn lan, hoạt động tự do không trong khuôn khổ. Cơ quan này không chỉ xét duyệt việc thành lập của Doanh nghiệp một cách chặt chẽ mà còn huớng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh đúng huớng và đúng pháp luật.

- Nên hình thành các tổ chức tu vấn, hỗ trợ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa về thị truờng, đầu tu, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp thông tin về các văn bản pháp luật, về công nghệ...để giúp đỡ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa để khắc phục những khó khăn của mình. Hiện tại có VCCI thành lập Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các hoạt động của VCCI tập trung tham muu cho Đảng và Nhà nuớc về cơ chế, chính sách thúc đẩy sự phát triển của Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, trong đó có các chính sách quan trọng nhu Luật doanh nghiệp, Nghị định 90 về Chính sách trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Kế hoạch phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa...Ngoài ra VCCI đã tiến hành hàng loạt các hoạt động xúc tiến, cung cấp các dịch vụ đào tạo, tu vấn, cung cấp thông tin, phát triển thị truờng, tiếp cận nguồn vốn. Hàng năm VCCI đã tổ chức hàng trăm khoá đào tạo ngắn hạn

cho Doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó phải kể đến “ Chương trình khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh”.

Hiện nay rất nhiều mô hình hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa được VCCI tổ chức tiến hành nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam, như: Xây dựng thị trường dịch vụ phát triển kinh doanh; Xúc tiến phát triển thầu phụ công nghiệp ; Mô hình hợp tác chính quyền và doanh nghiệp; Mô hình vườn ươm doanh nghiệp ở Việt nam ; Quỹ đầu tư mạo hiểm; Các biện pháp tổng thể nhằm xoá đói giảm nghèo thông qua phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa...Tuy nhiên vấn đề thực sự thiết thực với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa là sớm đưa quỹ bảo lãnh tín dụng Doanh nghiệp nhỏ và vừa vào hoạt động và nhanh chóng phát huy tác dụng, bảo đảm cho các doanh nghiêp có thể dễ dàng vay vốn ngân hàng.

Một phần của tài liệu 0297 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP bưu điện liên việt chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w