Là cơ quan lãnh đạo, điều hành trực tiếp hoạt của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt- Chi nhánh Đông Đô, Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt cần quan tâm và tạo điều kiện cho các Chi nhánh có thể thực hiện thành công mục tiêu mở rộng và phát triển thị trường đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng những biện pháp sau:
doanh tín dụng cho các Chi nhánh trong toàn hệ thống, đặc biệt có thể sớm hình thành một quy trình cho vay riêng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa,
có những hướng dẫn cụ thể về ưu đãi cho các doanh nghiệp này. Quy mô cho
vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt đến mức độ nào đó có thể cho phép thành
lập riêng bộ phận tín dụng đối với đối tượng khách hàng này. Bởi lẽ khi doanh số cho vay tăng trưởng cao, lợi nhuận do các doanh nghiệp này mang
lại hoàn toàn có thể bù đắp chi phí cho một bộ phận chuyên trách. Các Doanh
nghiệp nhỏ và vừa có những đặc thù riêng so với doanh nghiệp lớn, do đó bộ
phận tín dụng riêng được thành lập vừa bảo đảm thúc đẩy hoạt động cho vay
đối với các khách hàng này vừa nâng cao chất lượng công tác quản lý nhằm gắn liền an toàn với hoạt động cấp tín dụng.
- Ủng hộ và hỗ trợ về tài chính, thông tin, nhân lực để thực hiện thành công các giải pháp trong nỗ lực nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các Chi nhánh. Bên cạnh việc cung cấp danh mục các Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên từng địa bàn được phân theo loại hình kinh doanh, các khối ban ngành tại Hội sở chính có thể hỗ trợ chi nhánh khi trực tiếp tiếp xúc các khách hàng này thông qua các buổi giới thiệu Ngân hàng và sản phẩm của Ngân hàng tại các sự kiện, hội nghị. Ngoài việc lồng ghép trong các sự kiện, hội nghị, hội chợ được tổ chức trên địa bàn của các cơ quan nhà nước, các buổi giới thiệu về Ngân hàng và sản phẩm của Ngân hàng có thể được tổ chức riêng biệt nhân các dịp lễ của Ngân hàng như ngày thành lập Ngân hàng, Hội nghị khách hàng thường niên... Điều này vừa tăng cường quảng bá hình ảnh của Ngân hàng vừa mở rộng cơ hội tiếp cận các Doanh nghiệp nhỏ và vừa của các chi nhánh.
- Khai thác các nguồn tín dụng ưu đãi uỷ thác từ Ngân hàng nhà nước các tổ chức khác và phân bổ hợp lý giữa các Chi nhánh trong hệ thống, tạo cho Chi nhánh có thêm nguồn để mở rộng cho vay Doanh Nghiệpnhỏ và vừa,
đồng thời nên sớm thành lập một quỹ riêng cho vay Doanh nghiệp nhỏ và vừa và chỉ đạo các Chi nhánh thực hiện có hiệu quả.
- Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống ngân hàng nhằm vừa đảm bảo cho hoạt động của Chi nhánh có những tự chủ nhất định vừa đảm bảo đúng định hướng và chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt
KIỂM SOÁT NỘI BỘ
Trong chiến lược phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt, mục tiêu hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa được đặt ra là một nhiệm vụ quan trọng để góp phần vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo trật tự, an toàn và an sinh xã hội
Để đạt được mục tiêu kể trên, tác giả đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại riêng Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Đông Đô như: Đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng; Tăng cường huy động các nguồn vốn chi phí thấp để đáp ứng nhu cầu vay vốn của Doanh nghiệp nhỏ và vừa; Thắt chặt quản lý rủi ro, kiểm tra giám sát thường xuyên; Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, nâng cao chất lượng công tác thẩm định; Áp dụng các mô hình, phần mềm vào việc phân loại khách hàng để có chính sách phù hợp
Các biện pháp trên sẽ phát huy sẽ có tính khả thi cao hơn dựa trên một số kiến nghị được đưa ra đối với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu Điện Liên Việt
KẾT LUẬN
Mặc dù là một trong những chi nhánh đầu tiên được thành lập của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt song thời gian hoạt động của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt- Chi nhánh Đông Đô mới là 5 năm. Trong khoảng thời gian đó, với sự nỗ lực phấn đầu Chi nhánh đã đạt được kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ, các chỉ tiêu đềuc so tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt với định hướng đúng đắn là mở rộng quy mô gắn liền nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Chi nhánh đã thiết lập quan hệ tín dụng rộng rãi với khách hàng này.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước. Sự tồn tại và phát triển của loại hình Doanh nghiệp này trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Đây cũng là định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta trong điều kiện hội nhập khu vực và toàn cầu hóa. Vì vậy, nâng cao chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa là một việc làm hết sức cần thiết, là động lực khuyến khích các Doanh nghiệp nhỏ và vừa mạnh dạn đầu tư. sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cho bản thân Doanh nghiệp và toàn xã hội.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn đồng thời tổng hợp các số liệu, tài liệu có liên quan và quan sát thực tế, luận văn đã hoàn thành các nội dung cơ bản sau:
1. Khái quát và làm rõ vai trò, vị trí của Doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam.
2. Tầm quan trọng của tín dụng Ngân hàng tới Doanh nghiệp nhỏ và vừa và ngược lại là các đóng góp to lớn vào lợi ích thu được của Ngân hàng từ các Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Liên Việt - Chi nhánh Đông Đô và thực trạng chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
4. Rút ra những kết quả tích cực và nguyên nhân gây ra các hạn chế trong chất lượng tín dụng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa
5. Mạnh dạn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị.
Đề tài của luận văn là một đề tài lớn do đó khó tránh khỏi những mặt còn hạn chế, thiếu sót cần được bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của các thày cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tham khảo tiếng Việt
1. Chính phủ (2009), Nghị định về trợ giúp phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009.
2. Chính phủ (2001), Nghị định về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính, Nghị định số 16/2001/NĐ - CP ngày 02/5/2001.
3. PGS.TS Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại - NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
4. PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS. Đàm Văn Huệ, Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại - NXB Đại học Kinh tế quốc dân.
5. Học viện ngân hàng, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, Quyết định số 493/QĐ- NHHN ngày 22/4/2005.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2013), Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Thông tư số 02/2013/TT - NHNN. 8. Ngân hàng Nhà nước (2001) , Quyết định số 1627/2001/QĐ - NHNN ban hành
ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc “Ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng”.
9. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (2013), Quy trình cho vay, Quy trình số 2275/2013/QT - LienVietPostBank ngày 08/06/2013.
10. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Báo cáo thường niên năm 2010 - 2012
11. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt - Chi nhánh Đông Đô, Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2011 - 2013 của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt chi nhánh Đông Đô.
12. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Báo cáo tài chính đã được kiểm toán năm 2011 - 2013
13. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Quy chê về Phân loại nợ, trích lập và sử dụng Dự phòng xử lý rủi ro, Quy chế 168A/2008/QĐ - LienVietBank
14. Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Quy chế bảo đảm tiền vay, Quy chế số 141/2011/QĐ - HĐQT
15. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng, Luật số 47/2010/QH12 ban hành ngày 16/06/2010.
16. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mat, NXB Tài chính, Hà Nội
17. PGD.TS. Nguyễn Văn Tiến, Giáo trình Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê
18. Thủ tướng Chính phủ (2013), Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và Đề án Thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam, Quyết định số 843/QĐ- TTg ngày 31/5/2013.
19. Thủ tướng Chính phủ (2001), Đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng tương mại, Quyết định số 149/2001/QĐ- TTg ngày 05/10/2001.
20. Thủ tướng Chính phủ (2001), Chỉ thị về việc tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, Chỉ thị số 28/2001/CT - TTg ngày 28/11/2001
B. Tài liệu tham khảo tiếng Anh
21. Basel committee on Banking Supervision (2005), International Convergence of Capital Measurement and Capital Standards (A Revised Framework).