Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Tùy theo quan hệ giữa khách hàng và Ngân hàng, loại tín dụng yêu cầu và quy mô tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ với những thông tin yêu cầu khác nhau
Đối với Hộ sản xuất hồ sơ gồm có: + Hồ sơ pháp lý: Đăng ký kinh doanh
+ Hồ sơ vay vốn: Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp vay vốn không phải thực hiện đảm bảo bằng tài sản, cần có giấy đề nghị kiêm phương án vay vốn.
Hộ gia đình cá nhân cần có: Giấy đề nghị vay vốn, dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giấy tờ về sở hữu, sử dụng tài sản dùng làm thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
Đặc biệt với những khách hàng từng vay vốn thì yếu tố tài sản đảm bảo hay phương án kinh doanh là những thứ quan trọng nhưng chỉ dược xếp thứ 2. Điều quan trọng nhất là Ngân hàng quan tâm đến uy tín của khách hàng, thái độ chấp hành trong việc trả nợ gốc cũng như nộp lãi hàng tháng của đối tượng như thế nào để từ đó đưa ra biện pháp thích hợp.
Bước 2: Phân tích tín dụng
Cán bộ tín dụng tập trung phân tích khả năng hiện tại và tiềm năng của khách hàng về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc và lãi. Ngoài ra phải kiểm tra tính chân thực của hồ sơ vay vốn mà khách hàng cung cấp, từ đó nhận xét về thái độ trả nợ của khách hàng làm cơ sở quyết định cho vay sau này.
Bước 3: Quyết định và ký hợp đồng tín dụng
Ngân hàng sẽ quyết định là cho vay hay không đối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Quyết định này dựa trên kết quả thẩm định và phân tích tín dụng của khâu trước. Nếu chấp thuận cho vay thì tiến hành hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ tín dụng và các bước tiếp theo. Nếu từ chối cho vay thì sẽ có văn bản giải thích lý do gửi đến khách hàng cho khách hàng rõ.
Bước 4: Giải Ngân
Sau khi hợp đồng được ký kết thì sẽ tiến hành giải ngân. Giải ngân là phát tiền vay cho khách hàng trên cơ sở hạn mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng. Khâu này được thực hiện tại phòng kế toán - ngân quỹ.
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
Doanh số cho vay 250.8
26 100 28 284.4 100 44 351.1 100
Đây là khâu quan trọng nhằm mục tiêu đảm bảo cho tiền vay đuợc sử dụng đúng mục đích đã cam kết trong hợp đồng, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh kịp thời những sai phạm có thể ảnh huởng đến khả năng thu hồi nợ sau này. Các phuơng pháp giám sát nhu sau:
- Giám sát khách hàng thông qua việc trả lãi định kỳ
- Đến trực tiếp kiểm tra và kiểm soát địa điểm hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cu trú của khách hàng đứng tên vay vốn.
- Kiểm tra các hình thức đảm bảo tiền vay
- Giám sát hoạt động của khách hàng thông qua mối quan hệ với khách hàng khác
- Giám sát khách hàng thông qua những thông tin thu thập khác.
Bước 6: Thanh lý hợp đồng tín dụng
Đây là khâu kết thúc của quy trình hợp đồng tín dụng. Các việc cần làm trong khâu này là:
- Thu nợ cả gốc và lãi theo đúng cam kết đã ghi trong hợp đồng. Nếu đến hạn
trả nợ mà khách hàng không có khả năng trả nợ thì Ngân hàng sẽ xem xét cho gia hạn thêm thời gian hoặc chuyển sang nợ quá hạn để sau này có biện pháp xử lý thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi lại nợ.
- Tái xét hợp đồng tín dụng: Tiến hành phân tích tín dụng trong điều kiện khoản tín dụng đã đuợc cấp nhằm mục tiêu đánh giá chất luợng tín dụng phát hiện rủi ro để có xu huớng xử lý kịp thời.
- Thanh lý hợp đồng tín dụng: Nếu hết hạn hợp đồng mà khách hàng đã hoàn tất
các nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi thì khách hàng và Ngân hàng làm thủ tục thanh lý hợp
đồng, giải chấp tài sản nếu có và luu hồ sơ vay vốn của khách hàng vào kho luu trữ.