DỤNG CHO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN HƯƠNG SƠN HÀ TĨNH
3.1.1. Định hướng chung của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Đảng và Nhà nước đã thực hiện coi trọng mặt trận sản xuất nông nghiệp nông thôn là mặt trận mang tính chiến lược lâu dài, đã có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp nông thôn nói chung và HSX nói riêng. Nhà nước có chính sách tín dụng tạo điều kiện về vốn, lãi suất, điều kiện vay vốn, thời hạn vay vốn đối với nông nghiệp nông thôn và nông dân, miền núi hải đảo, vùng sâu vùng xa, người nghèo và các đối tượng chính sách nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hóa.
Bên cạnh hoạt động cho vay chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển, thì nguồn vốn vay từ các NHTM trên địa bàn luôn đóng vai trò quan trọng đối với các cá nhân hộ gia đình có nhu cầu mở rộng sản xuất, đầu tư chiều sâu và vươn lên làm giàu.
Để thực hiện hướng dẫn đầu tư và chính sách tín dụng Ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp do Chính phủ đề ra, đồng thời căn cứ định hướng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng No&PTNT Việt Nam đã ra các định hướng riêng, đó là:
- Tăng cường năng lực tài chính, nâng cao năng lực quản lý điều hành, tăng cường quyền tự chủ kinh doanh và chịu trách nhiệm để thực hiện tốt vai trò chủ lực và chủ đạo trong hệ thống tín dụng nông nghiệp, nông thôn và nâng cao chất lượng
kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tín dụng, đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ của Ngân hàng.
- Nghị định 41/2010/NĐ-CP của chính phủ ra đời đã có tác động rất lớn đến định hướng phát triển của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam. Đây là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đầu tư tín dụng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn nhận được sự đồng tình, ủng hộ và kỳ vọng của người dân về những cơ chế thông thoáng, an toàn và hiệu quả. Để triển khai nghị định 41 có hiệu quả, Agribank đã xây dựng quy trình cho vay, hồ sơ thủ tục đối với cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân đơn giản nhất, tiết kiệm chi phí, giúp người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay. Agribank đã chỉ đạo các chi nhánh trong hệ thống khảo sát nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương, nắm bắt nhu cầu về vốn lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tham mưu với chính quyền địa phương các cấp, phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội các cấp để tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 41.
- Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng để tuyên truyền các chính sách ưu đãi về tín dụng của Chính phủ, đưa ra các giải pháp đầu tư hiệu quả, Agribank đã thành lập các tổ cho vay lưu động xuống tận địa bàn các xã để giải ngân, thu nợ nhằm tiết kiệm thời gian và công sức đi lại của người dân; ban hành hướng dẫn cho vay thông qua tổ, nhóm, phối hợp cùng các tổ chức chính trị, xã hội thành lập các tổ vay vốn. Thông qua các tổ vay vốn, Agribank đã tuyên truyền chính sách của Chính phủ, ngân hàng, hướng dẫn kỹ năng quản lý sử dụng vốn vay đảm bảo hiệu quả, gắn với việc tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, đây cũng là kênh chuyển tải vốn vay ngân hàng đến người dân mà tiết kiệm được chi phí, giảm tải cho cán bộ tín dụng khu vực nông nghiệp, nông thôn. Nghiên cứu ban hành các sản phẩm về tín dụng, các dịch vụ, đa dạng hóa các danh mục sản phẩm dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tài chính của khách hàng, đặc biệt là khách hàng khu vực nông nghiệp nông thôn như sản phẩm cho vay lưu vụ, sản phẩm cho vay chứng minh tài chính, sản phẩm cho vay hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, cho vay hộ gia đình cá nhân thông qua tổ cho vay liên kết...
- Các đối tượng chủ yếu tập trung cho vay là:
+ Ưu tiên cho cây trồng, vật nuôi theo hướng sản phẩm hàng hóa vùng chuyên canh tập trung. Đối với các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống cho vay theo hướng tập trung, có thị trường ổn định trong và ngoài nước.
+ Ưu tiên những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng sinh thái môi trường đặc sản.
+ Hộ gia đình và các thành phần kinh tế chủ yếu, khuyến khích phát triển loại hình kinh tế HSX, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã.
3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Hương Sơn
Trên cơ sở định hướng kinh doanh của ngành và tình hình phát triển kinh tế ở địa phương, Ngân hàng No&PTNT huyện Hương Sơn đã đề ra định hướng và mục tiêu kinh doanh năm 2015:
- Tổng nguồn vốn huy động năm 2015 tại địa phương tăng trưởng 23%, tổng dư nợ tăng 20%, tỷ lệ nợ quá hạn khoảng dưới 0,25%.
- Tập trung đầu tư phát triển các khu sản xuất, nuôi trồng, chăn nuôi trong nông nghiệp, tăng giá trị sản lượng sản xuất bằng và vượt kế hoạch, tỷ lệ tăng trưởng so với năm 2014 là 25%.
- Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở xã, các công trình đầu tư trọng điểm, nhanh chóng đầu tư để các xã về đích nông thôn mới theo đúng kế hoạch, về sản xuất nông nghiệp được cải tiến và tiếp tục tăng trưởng với tỷ lệ tăng trưởng khoảng 22%-25%
- Thực hiện chủ trương cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ và NHNN, UBND Tỉnh, quan tâm cho vay các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để đầu tư và phát triển các cây trồng, vật nuôi trọng điểm của địa phương có giá trị kinh tế cao.
- Tập trung cho vay các đối tượng nông nghiệp nông thôn theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP của chính phủ cũng như định hướng của Ngân hàng No&PTNT Việt Nam.
3.2. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG
Khẳng định chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới là đúng đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, chính sách của Đảng và Nhà nước, yêu cầu phát triển kinh tế thị trường của địa phương, góp phần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Để có thể đạt được những điều đó rất cần sự hỗ trợ tín dụng của Ngân hàng.
Mặt khác, hoạt động tín dụng ở Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Sơn là hoạt động sinh lợi chủ yếu của Ngân hàng, do vậy chất lượng tín dụng tốt hay xấu ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Sơn. Chính vì vậy mà vấn đề chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng tín dụng gắn với xây dựng nông thôn mới nói riêng, luôn được quan tâm và đưa lên hàng đầu. Để nâng cao chất lượng tín dụng thì cần phải có những giải pháp cụ thể.
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế và đơn giản hóa thủ tục cho vay
Hiện tại, trên địa bàn Huyện Hương Sơn đang có nhiều loại cây trông vật nuôi mang lại giá trị kinh tế cao như cây cam bù, nuôi bò sữa, nuôi hươu lấy nhung. Có rất nhiều hộ dân có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất chăn nuôi. Tuy nhiên, cơ chế và phương thức tín dụng, thủ tục hồ sơ của Ngân hàng hiện nay đang là một rào cản khiến cho việc mở rộng cho vay còn gặp nhiều khó khăn. Để tháo gỡ vấn đề này cần:
*Đơn giản hóa hồ sơ vay vốn
Trình độ dân trí của các cá nhân, hộ gia đình còn thấp, do đó việc lập hồ sơ cho vay vốn và hiểu rõ các quy trình giao dịch với Ngân hàng là rất hạn chế. Đây chính là trở ngại lớn để các khách hàng có thể tiếp cận được nguồn vốn của Ngân hàng.
Hồ sơ mà khách hàng phải lập khi vay vốn tại Ngân hàng gồm có: - Hồ sơ pháp lý
- Hồ sơ vay vốn trong đó có phương án SXKD.
loại, trong đó có việc lập phương án kinh doanh là phức tạp nhất đối với các Hộ nông dân khi mà sự hiểu biết về quy trình lập phương án là hầu như không có. Đa số các Hộ chỉ làm theo thói quen chứ không theo một quy trình nào cả.
Chính Vì vậy khi xem xét phương án kinh doanh của các HSX, Ngân hàng chỉ nên xem xét việc các Hộ sử dụng vốn vay vào mục đích gì và những nguồn tài chính mà các Hộ có thể sử dụng để thanh toán nợ cho Ngân hàng, chứ không nên bắt các Hộ phải giải trình toàn bộ chi phí cũng như tính thu nhập của dự án trong tương lai. Đồng thời Ngân hàng cần phải phối hợp với các cấp chính quyền trong việc xác định những thông tin tin cậy về khách hàng để đẩy nhanh việc hoàn thành các thủ tục hành chính vay vốn Ngân hàng.
*Áp dụng đa dạng các phương thức cho vay đối với Hộ nông dân.
Ngân hàng nên áp dụng các phương thức phù hợp với điều kiện kinh tế của từng loại khách hàng như: cho vay từng lần, cho vay trả góp, cho vay theo hạn mức tín dụng. Làm tốt điều này sẽ giải quyết được vấn đề quá tải khối lượng công việc của cán bộ tín dụng trên địa bàn. Trong những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Huyện Hương Sơn đã áp dụng rất nhiều phương thức cho vay tùy thuộc vào từng đối tượng xin vay. Ngoài các phương thức cho vay đang áp dụng Ngân hàng có thể nghiên cứu và đưa vào áp dụng các phương thức như:
- Phương thức cho vay trả góp theo quý hoặc theo tháng do 2 bên thỏa thuận. Một số Hộ do không đủ tài chính trong việc hoàn thành trả nợ cho Ngân hàng trong 1 lần, do đó Ngân hàng có thể điều chỉnh phân kỳ trả nợ cho các Hộ này để phù hợp với điều kiện thực tế và giảm gánh nặng lãi suất của các Hộ.
- Đối với phương thức cho vay từng lần nên áp dụng với các khách hàng nhỏ, có nhu cầu vốn ít, không thường xuyên và các Hộ vay phục vụ đời sống.
- Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng: Nên áp dụng với các khách hàng có quy mô sảm xuất lớn, các khách hàng làm trang trại, các khách hàng có nhu cầu vốn thường xuyên và uy tín đối với Ngân hàng.
- Phương thức cho vay qua tổ vay vốn: Ngân hàng nên mở rộng hình thức này Vì ngoài sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng, các khách hàng vay còn chịu sự
kiểm soát thường xuyên của tổ và các cấp chính quyền, do đó giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ tín dụng. Mặt khác còn nâng cao được trách nhiệm của các tổ trưởng, góp phần giảm thiểu rủi ro trong cho vay, đẩy nhanh quá trình giải Ngân, hạn chế tiêu cực có thể xảy ra trong quan hệ tín dụng
*Tạo thêm cơ chế cho tổ vay vốn:
Để các tổ vay vốn thực hiện tốt chức năng của mình, giảm bớt rủi ro cho Ngân hàng thì Ngân hàng nên tăng thêm trách nhiệm vật chất đối với tổ vay vốn, tăng phí hoa hồng và tạo ra sự ganh đua giữa các tổ vay vốn trong công tác nộp lãi và trả nợ. Có thể khuyến khích bằng hình thức tăng cho vay và có lãi suất cạnh trạnh giữa các tổ vay có thái độ tích cực và các tổ có thái độ không hợp tác. Nếu các khách hàng trong tổ không hoàn thành tốt việc trả nợ thì ngừng cho vay tiếp với Hộ và thậm chí là với cả tổ, thường xuyên theo dõi và tăng cường cho vay với các Hộ mới. Hiện nay phí hoa hồng của tổ vay vốn được tính bằng 4% số tiền lãi mà tổ trưởng thu hồi thay cho Ngân hàng, do nhu cầu cuộc sống ngày càng cao chính Vì vậy yêu cầu Ngân hàng tăng thêm tỷ lệ phần trăm hoa hồng cho cán bộ tổ trưởng lên 6% hoặc phụ cấp thêm tiền xăng xe đi lại và công sức đi thu lãi và nộp lãi để khích lệ và làm cho họ có trách nhiệm hơn trong công việc.
3.2.2. Nâng cao công tác đào tạo cán bộ về trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp
- Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm:
Ưu tiên đào tạo cán bộ chủ chốt trước, sau đó đào tạo những cán bộ kế cận, có năng lực và phẩm chất đạo đức. Công tác đào tạo cần tập trung theo trọng điểm và đào tạo một cách toàn diện.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ nhân viên:
Ngân hàng có thể tạo điều kiện thuận lợi về giờ giấc, học phí... để giúp cán bộ tham gia các lớp học nâng cao trình độ. Cán bộ sau khi được ngân hàng cử đi học cũng phải chịu trách nhiệm cụ thể tránh căn bệnh hình thức, ngân hàng bỏ tiền cho cán bộ đi học sau khi kết thúc khoá học lại không mang lại hiệu quả trong công việc.
- Tuyển chọn cán bộ:
Tuyển chọn những cán bộ trẻ tuổi có năng lực thực sự am hiểu về kinh tế thị truờng chuẩn bị cho đội ngũ kế cận. Một số cán bộ có khả năng ứng xử, giao tiếp tốt, ngoại hình đẹp, có năng lực chuyên môn nghiệp vụ đuợc bố trí làm việc tại các bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng.
- Tổ chức các cuộc thi định kỳ:
Định kỳ ngân hàng nên tổ chức các đợt thi nghiệp vụ tín dụng để có chế độ khen thuởng và qua đây các cán bộ khác cũng có điều kiện học hỏi thêm và khuyến khích cán bộ tín dụng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ đặc biệt là trình độ về thẩm định dự án đầu tu - vấn đề Ngân hàng đang phải quan tâm, chấp hành đúng thể lệ tín dụng. Đồng thời, qua các cuộc thi sẽ cho thấy đuợc cán bộ tín dụng nào nên đuợc bồi duỡng, nâng cao nghiệp vụ để phát huy hết những năng lực của mình. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc củng cố đội ngũ cán bộ Ngân hàng ngày càng chuyên nghiệp hơn.
3.2.3. Tăng cường tiếp cận với khách hàng để nắm bắt tình hình thực tế của từng loại khách hàng đã đang và sẽ vay vốn, tuyên truyền nhằm nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức trách nhiệm cho khách hàng
Việc xây dựng và củng cố mạng luới Ngân hàng rộng khắp, nhu mở rộng các tổ cho vay, tổ thu nợ luu động, đã tạo thuận lợi giúp Ngân hàng tiếp xúc gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, vẫn còn một số ít khách hàng chua đến với Ngân hàng vì một số lý do sau:
- Thiếu thông tin về Ngân hàng và các chuơng trình tín dụng, nhất là các chuơng trình cho vay uu đãi, cho vay hỗ trợ lãi suất để phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới
- Yêu cầu thế chấp còn ngặt nghèo, giấy tờ hồ sơ đã đuợc giảm bớt song với cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn nông thôn vẫn là phức tạp, nhiều Hộ chua hạch toán đuợc kinh tế.
- Tâm lý e ngại việc vay muợn công khai sẽ ảnh huởng đến bộ mặt gia đình nên chấp nhận đi vay kín với lãi suất cao...
bệnh dù đã được khuyến khích mua bảo hiểm đề phòng rủi ro nhưng đó cũng chỉ mang tính hình thức chưa thực sự được người dân đón nhận. Vì vậy các Hộ vay còn
sợ rủi ro có thể dẫn đến không trả được nợ Ngân hàng, do vậy việc tiếp xúc trực tiếp
với Hộ gia đình đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc mở rộng tiếp cận