Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng

Một phần của tài liệu 0254 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 38)

động cũng là lợi nhuận, lợi nhuận cao và bề vững luôn là cái đích mà các NHTM hướng tới. Tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Vì vậy, muốn tăng trưởng thu nhập không thể không chú ý đến chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng tốt sẽ là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng, tạo đà cho sự tăng trưởng ổn định của ngân hàng. Thêm vào đó sẽ giải quyết tốt mối quan hệ giữa an toàn và sinh lời.

Khi nâng cao được chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh phát triển, từ đó nâng cao được đời sống vật chất của dân chúng và góp phần ổn định cảu ngân hàng. Thêm vào đó sẽ giải quyết tốt mốt quan hệ giữa an toàn và sinh lời.

Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để có chất lượng tín dụng tốt ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM thì đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định với các cơ chế chính sách phù hợp, sự phối hợp nhịp nhàng và có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động tín dụng.

1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng doanh nghiệp củangân ngân

hàng thương mại

1.2.3.1. Chỉ tiêu định tính

Về mặt định tính, để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thì có một số nội dung sau:

Thứ nhất, ngân hàng phải đảm bảo các nguyên tắc cho vay và đảm bảo các quy định, chính sách của nhà nước trong hoạt động cho vay.

Thứ hai, khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn

nhàn rỗi trong nền kinh tế thì mới có khả năng đáp ứng đầy đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.

Thứ ba, uy tín của ngân hàng đối với doanh nghiệp góp phần làm nên chất lượng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng. Nếu một ngân hàng có uy tín cao thì sẽ thu hút được nhiều doanh nghiệp tốt hơn. Khi đó quyết định tín dụng của ngân hàng sẽ đảm bảo được an toàn hơn. Việc cấp tín dụng của một ngân hàng, khi khách hàng thực hiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, khách hàng luôn trả nợ đúng hạn thì chất lượng tín dụng của ngân hàng đó là tốt.

Thứ tư, thái độ phục vụ của cán bộ tín dụng với thủ tục thuận tiện ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Cùng với đó là việc phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng với các cơ quan chức năng như: công chứng, quản lý nhà đất, trung tâm giao dịch đảm bảo... giúp làm tốt công tác cho vay.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng và điều kiện vật chất như: địa điểm, cách bố trí phòng làm việc của ngân hàng, việc có bãi đỗ xe. cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng

1.2.3.2.1. Chỉ tiêu huy động nguồn vốn từ doanh nghiệp

Tổng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp: Chỉ tiêu này cho biết tổng nguồn tiền mà ngân hàng huy động được từ nền kinh tế. Qua đó cho thấy một ngân hàng có hoạt động uy tín, có được người gửi tiền tin tưởng hay không, mức giá mà ngân hàng đưa ra đã phù hợp hay chưa, có khuyến khích được người dân gửi tiền vào không? Đồng thời cho thấy hiệu quả của các hình thức huy động vốn và các dịch vụ của ngân hàng như thế nào?

Tỷ trọng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp: Thông thường nguồn vốn huy động của ngân hàng bao gồm các loại tiền gửi như: Tiền gửi của cá nhân (tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán), tiền gửi của

các tổ chức kinh tế (tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có thể phát hành séc...), tiền gửi của các định chế tài chính (tiền gửi ủy thác đầu tư, kinh doanh.). Ứng với mỗi loại tiền gửi thì có các mức lãi suất, thời gian sử dụng và tính thanh khoản khác nhau. Chỉ tiêu này xác định kết cấu nguồn vốn huy động để đưa ra các biện pháp đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng một cách phù hợp.

1.2.3.2.2.Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của doanh nghiệp

Nợ quá hạn phát sinh trong quan hệ tín dụng khi người vay không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình cho ngân hàng đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Công thức tính:

Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = _______L-_________

Tổng dư nợ

Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần gốc nợ hoặc toàn bộ và (hoặc) lãi khi đến hạn mà khách hàng không trả đầy đủ. Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của một NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý và cuối năm. Khi một khoản vay không được trả đúng hạn như đã cam kết, mà ngân hàng chấp thuận cho cơ cấu lại thời hạn trả nợ thì nó sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là nợ có vấn đề có khả năng mất vốn rất cao. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì NHTM càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì sẽ có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh khoản và giảm lợi nhuận ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

1.2.3.2.3.Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của khối doanh nghiệp. Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý )____________________ ___________5%___________

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn )________________ ___________20%__________hàng Nhà nước Việt Nam thì: “ Trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng”.

Quyết định 493 cũng quy định về việc phân loại nợ đối với các tổ chức tín dụng thực hiện theo điều 7 (các tổ chức tín dụng đã có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ) như sau:

+ Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

+ Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

+ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

+ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất cao.

+ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Trong đó các khoản nợ từ nhóm 3 trở lên được xem là các khoản nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu/Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ phần trăm giữa nợ xấu (nhóm 3,4,5) và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Chỉ tiêu này phán ánh tốt nhất chất lượng tín dụng của NHTM.

1.2.3.2.4.Chỉ tiêu lãi treo

Lãi treo là lãi tính trên dư nợ gốc của các khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồi được. Lãi treo là số lãi phải thu nhưng chưa thu được của các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2,3,4,5.

Tổng các khoản lãi treo của các khoản nợ càng thấp càng tốt. Lãi treo càng cao phản ánh rủi ro mất vốn của ngân hàng càng lớn, ngân hàng có khả năng mất cả vốn lẫn lãi. Tình trạng này thể hiện sự suy giảm chất lượng tín dụng và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

1.2.3.2.5.Chỉ tiêu tỷ lệ dự phòng rủi ro:

Là tỷ lệ phần trăm giữa DPRR phải trích và tổng dư nợ của NHTM ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Quyết định 493/2005/QD - NHNN và Quyết định 18/2007/QD - NHNN yêu cầu các NHTM thực hiện trích lập hai loại DP RRTD là dự phòng chung và dự phòng cụ thể.

- Dự phòng chung: TCTD thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 cộng với các cam kết ngoại bảng. Trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày 15/05/2005 TCTD phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng theo quy định.

- Dự phòng cụ thể: Trên cơ sở các khoản nợ đã được phân loại vào từng nhóm cụ thể, NHTM sẽ tiến hành trích lập số dự phòng cụ thể cho từng khoản nợ như sau:

Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

R = max ị0, ( A - C)} x r

Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích A: giá trị của khoản nợ

C: giá trị của TSĐB

r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

Trên đây là một số chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng của một ngân hàng. Dựa vào các chỉ tiêu đó ta có thể nhận định được chất lượng tín dụng của một ngân hàng cao hay thấp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách chính xác cần xem xét đến các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

Một phần của tài liệu 0254 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại NHTM CP hàng hải việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w