- Vấn đề an toàn trong hoạt động tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với NHTM. Các NHTM trong hoạt động tín dụng phải chú trọng tăng cường công tác thu thập thông tin, sàng lọc những thông tin tin cậy để có những quyết định cho vay đúng đắn, tránh rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
- Trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo đúng quy định.
- Nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức xã hội cho cán bộ công nhân viên ngân hàng.
- Áp dụng dần khoa học công nghệ kỹ thuật hiện đại vào dịch vụ ngân hàng, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát một cách chặt chẽ.
Tóm lại, tín dụng ngân hàng luôn có vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của một nền kinh tế, chính trị và xã hội. Việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng là điều thực sự cần thiết và vô cùng quan trọng vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của mỗi NHTM. Nhưng thực tế cho thấy chất lượng tín dụng ngân hàng còn nhiều vấn đề cần giải quyết, tháo gỡ. Trong điều kiện hiện nay, để có thể hội nhập với nền kinh tế thế giới thì việc tham khảo kinh nghiệm của ngân hàng các nước là sự cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng cho các NHTM Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, bất cứ một tổ chức kinh tế nào muốn đứng vững và phát triển thì phải luôn chú trọng nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm của chính mình. Chất lượng ở đây là sự phù hợp với mục đích và sự sử dụng, là một trình độ dự kiến trước về độ đồng đều và độ tin cậy với chi phí thấp nhất và phù hợp với thị trường, hay là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu của người sử dụng.
Trong hoạt động ngân hàng thì tín dụng là sản phẩm chủ đạo của mỗi một ngân hàng, là mảng kinh doanh đem lại doanh thu lớn nhất và tỷ lệ lợi nhuận lớn nhất được các ngân hàng khai thác, kinh doanh.
Đi cùng với tín dụng là rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng. Các nhà kinh doanh ngân hàng song song với việc mở rộng và phát triển tín dụng là việc nâng cao chất lượng tín dụng để đảm bảo hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng có thể xảy ra.
Hiểu rõ về ngân hàng thương mại, các hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng giúp chúng ta đánh giá được chất lượng tín dụng tại một tổ chức tín dụng. Đây cũng là những vấn đề mà luận văn sẽ đi sâu nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀNG HẢI VIỆT NAM
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT
NAM
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Hàng
Hải Việt Nam
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Maritime Bank) chính thức thành lập theo giấy phép số 0001/NH-GP ngày 08/06/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngày 12/07/1991, Maritime Bank chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Thành phố Cảng Hải Phòng, ngay sau khi Pháp lệnh về Ngân hàng thương mại, Hợp tác xã Tín dụng và Công ty Tài chính có hiệu lực. Khi đó, những cuộc tranh luận về mô hình ngân hàng cổ phần còn chưa ngã ngũ và Maritime Bank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam. Đó là kết quả có được từ sức mạnh tập thể và ý thức đổi mới của các cổ đông sáng lập: Cục Hàng Hải Việt Nam, Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam...
Ban đầu, Maritime Bank chỉ có 24 cổ đông, vốn điều lệ 40 tỷ đồng và một vài ngân hàng tại các tỉnh thành lớn như Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, TP HCM. Có thể nói, sự ra đời của Maritime Bank tại thời điểm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX đã góp phần tạo nên bước đột phá quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam.
Nhìn lại chặng đường phát triển thì những năm 1997 - 2000 là giai đoạn thử thách, cam go nhất của Maritime Bank. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, Ngân hàng đã gặp rất nhiều khó khăn. Tuy
Đến nay, Maritime Bank đã trở thành một ngân hàng thương mại cổ phần phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin đối với khách hàng. Vốn điều lệ của Maritime Bank là 8.000 tỷ VNĐ và tổng tài sản đạt gần 110.000 tỷ VNĐ. Mạng lưới hoạt động không ngừng được mở rộng từ 16 điểm giao dịch năm 2005, hiện nay đã lên đến gần 230 điểm giao dịch trên toàn quốc.
Cùng với quyết định thay đổi toàn diện, từ định hướng kinh doanh, hì nh ảnh thương hiệu, thiết kế không gian giao dịch tới phương thức tiếp cận khách hàng... đến nay, Maritime Bank đang được nhận định là một Ngân hàng có sắc diện mới mẻ, đường hướng hoạt động táo bạo và mô hình giao dịch chuyên nghiệp, hiện đại nhất Việt Nam.
Trong 22 năm xây dựng và phát triển, với những nỗ lực không ngừng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng, đồng thời đầu tư không ngừng vào công nghệ, cũng như các hoạt động đóng góp cho xã hội và phát triển thương hiệu.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Sau hơn 22 năm hoạt động và phát triển ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đã hoàn thiện mô hình tổ chức theo các khối chuyên môn hóa, quản lý tập trung tại Hội sở. Mô hình cơ cấu tổ chức này cho phép ngân hàng quản lý và tiếp thị tốt hơn, phát triển các sản phẩm phù hợp với từng nhóm khách hàng mục tiêu, tăng cường khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói, bán chéo sản phẩm. Mô hình này cũng góp phần nâng cao công tác quản trị rủi ro với việc tách biệt bộ phận quản lý rủi ro độc lập với bộ phận kinh doanh và tác nghiệp.
- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất tại Maritime Bank, có quyền quyết định về chiến lược phát triển của ngân hàng và bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Hội đồng quản trị do ĐHĐCĐ bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề lien quan đến mục đích, quyền lợi của Ngân hàng, trừ những
40
hàng thông qua Ban điều hành và các Hội đồng. Đại hội đồng cổ đông tiến hành định kỳ hàng năm và có thể tổ chức bất thường giữa hai kỳ đại hội thường niên
- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi từ ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại
hội đồng cổ đông.
- Ban kiểm soát: là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việt chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm
tra và
kiểm toán nội bộ của ngân hàng
- Các hội đồng, ủy ban: Do hội đồng quản trị thành lập, làm tham mưu trong việc quản trị ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh,
đảm bảo sự phát triển hiệu quả , an toàn và đúng mục tiêu đề ra. Trong các
hội đồng, ủy ban của Maritime Bank phải kể đến hai cơ quan rất quan trọng:
đó là Ủy ban quản lý Tài sản nợ và Tài sản có và Hội đồng Tín dụng.
+Ủy ban quản lý Tài sản nợ và Tài sản có: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của ngân hàng, tính toán và kiểm soát các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Hàng Hải
Việt Nam trong giai đoạn 2011-2013
Hoạt động ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế trong nước phát triển chưa ổn định và chịu những tác động của các yếu tố bên ngoài. Cụ thể, kết quả kinh doanh của ngân hàng chủ yếu trong 3 năm 2011, 2012, và 2013 được thể hiện trên các mặt sau:
Doanh thu của ngân hàng tăng nhanh trong năm 2012 nhưng lại giảm nhẹ trong năm 2013. Cuối năm 2011 thu nhập lãi thuần đạt 1.557.476 triệu đồng, sang năm 2012 thu nhập lãi thuần của Maritimebank đạt 2.009.926 triệu đồng với mức tăng trưởng xấp xỉ 29,1% so với năm 2011. Sự tăng trưởng này là kết quả của chương trình khuyến mại, đa dạng hóa sản phẩm giữa các bộ phận gỗ trợ như Ngân hàng giao dịch, Khối bán hàng và Kênh phân phối nhằm tiếp cận và thu hút khách hàng.
Đối với dịch vụ kinh doanh ngoại hối lãi suất cũng có xu hướng tăng trong năm 2012 như sau: năm 2011 lãi thuần từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối và vàng là 41.904 triệu đồng, năm 2012 là 87.982 triệu đồng, tăng 110% so với năm 2011. Tuy nhiên, do biến động tỷ giá hối đoái do chính sách quản lý thắt chặt của Nhà nước đối với kinh doanh vàng nên năm 2013 lại giảm nhẹ so với năm 2012 đạt còn 86.487 triệu đồng.
Đáng khích lệ nhất là dịch vụ mua bán chứng khoán đầu tư đã có rất nhiều khởi sắc. Năm 2011 mua bán chứng khoán đầu tư lỗ 29.308 triệu đồng, nhưng năm 2012 hoạt động này đem lại hiệu quả rất cao tăng lên 98.515 triệu đồng, tăng 436% và năm 2013 tăng 587,4% so với năm 2012. Thu nhập này phần nào bù đắp cho sự sụp giảm của hoạt động dịch vụ, hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh.
Bảng 2.1. Kết quả kinh doanh của Maritime Bank năm 2011- 2013
dịch vụ 1 1 4 5 4 III. Lãi thuân từ kinh
doanh ngoại hối và vàng 4 41.90 2 87.98 7 86.48 0 210, 3 98,
IV. Lỗ thuân từ mua bán
chứng khoán kinh doanh 7) (35.01 1.351 (81.995) 9 203, 606,2- V. lãi thuân từ mua bán
chứng khoán đâu tư 8) (29.30 5 98.51 7 677.23 1 536, 4 687,
VI. Lãi thuân từ hoạt
động khác 2 412.06 7 244.68 (38.431) 9 63, 0 45,
VII. Thu nhập từ góp
vốn, mua cổ phân 0 121.61 2 137.39 4 130.43 4 68, 9 96,
VIII. Chi phí hoạt động (1.255.904) (1.855.326) (1.689.410
) 7 147, 9|-l
IX. Lợi nhuận thuân từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 1.156.57 4 764.18 8 727.03 6 66, 1 95, 1 X. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng ) (237.052 (562.530) (325.800) 3 237, 9 57,
XI. Tổng lợi nhuận trước
thuế 5 1.036.59 2 255.39 6 401.23 6 24, 1 157,
XII. Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp ) (239.255 8) (28.97 (71.364) 1 12, 3 246,
XIII. Lợi nhuận sau thuế \--- 797.34 0 226.41 4 329.87 2 28, 4 145, 7
Lãi thuần từ hoạt động khác có xu hướng giảm trong 3 năm. Năm 2012 đạt 244.687 triệu đồng giảm 40,6% so với năm 2011 và xảy ra lỗ trong năm 2013 với số tiền là 38.431 triệu đồng. Chi phí hoạt động có xu hướng tăng trong năm 2012 và giảm nhẹ trong năm 2013. Có sự gia tăng này là do trong năm 2012 ngân hàng triển khai tích cực việc mở rộng mạng lưới chuyên viên quan hệ khách hàng để chiếm lĩnh thị trường. Đây là một chiến thuật của Maritime Bank khi quyết định tập trung vào yếu tố con người, một trong những yếu tố chính của hoạt động ngân hàng.
Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng năm 2012 đạt cao nhất trong 3 năm chiếm 562.530 triệu đồng tăng 137% so với năm 2011. Tuy nhiên lại có xu hướng giảm trong năm 2013 xuống còn 325.800 triệu đồng giảm 57,9% so với năm 2012. Chi phí này phần nào làm cho lợi nhuận trước thuế của ngân hàng giảm sâu xuống chỉ còn 255.392 triệu đồng và giảm 75,4% so với năm 2011. Sang năm 2013 tổng lợi nhuận trước thuế có tăng lên 57% và chiếm 401.236 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của năm 2011 là 797.340 triệu đồng, sang năm 2012 lợi nhuận sau thế giảm xuống còn 226.414 triệu đồng giảm 71,6% so với năm 2011 và tăng nhẹ trong năm 2013 đạt 329.872 triệu đồng.
Đây là con số tăng trưởng không mấy ấn tượng của ngân hàng đặc biệt là trong bối cảnh khó khăn của thị trường tài chính. Kết quả kinh doanh trong 3 năm trở lại đây báo hiệu ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam cần có những biện pháp hiệu quả hơn nữa để giúp cho ngân hàng đứng vững trên thị trường tiền tệ cũng như củng cố lòng tin đối với khách hàng.
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG DOANH
NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011- 2013
2.2.1. Các văn bản nghiệp vụ tín dụng đang áp dụng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam phải chủ động tìm kiếm các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi có khả năng hoàn trả nợ để cho vay và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay của mình. Hiện nay, ngân hàng đang áp dụng các văn bản nghiệp vụ tín dụng sau:
- Quyết định số 385/QĐ-TGĐ6 ngày 05/07/2007 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam về cho vay đảm bảo bằng tiền đòi nợ. Theo quyết định thì quy định này điều chỉnh việc cho vay vốn của Đơn vị kinh doanh MSB đối với Khách hàng vay vốn có tài sản bảo đảm là khoản phải thu (quyền đòi nợ) theo Hợp đồng mua bán, Hợp đồng cho thuê tài sản, Hợp đồng cung cấp dịch vụ (dưới đây gọi chung là Hợp đồng kinh tế), kể cả quyền đòi nợ hình thành trong tương lai.
- Quyết định mã số QT.TD.038 ngày 02/07/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam về quy trình tín dụng cho khách hàng
cá nhân có đảm bảo bằng bất động sản.
- Quyết định mã số QT.TD.020 ngày 26/8/2011 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam về quy trình tín dụng cho vay ngắn
hạn đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
tiền trọng (%) tiền trọng (%) tiền trọng (%)
- Quyết định mã số QT.TD.042 ngày 05/09/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam về sản phẩm cho vay VND lãi suất
ưu đãi Mfloat.
- Quyết định mã số QT.TD.044 ngày 30/8/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam về sản phẩm cho vay VND lãi suất
ưu đãi Mflex.
2.2.2. Quy định và trình tự cấp tín dụng doanh nghiệp tại Maritimebank
Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam áp dụng quy định và trình tự cấp tín dụng doanh nghiệp như sau:
Bước 1: Tiếp nhận và xử lý nhu cầu cho vay của khách hàng Bước 2: Thẩm định hồ sơ tín dụng
Bước 3: Phê duyệt tín dụng
Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt Bước 5: Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh Bước 6: Giám sát và kiểm soát khoản tín dụng Bước 7: Điều chỉnh tín dụng
Bước 8: Thu nợ, lãi, phí
Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
Bước 10: Xử lý khi phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh Bước 11: Thanh lý hợp đồng tín dụng
2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.3.1. Hoạt động huy động vốn từ doanh nghiệp
Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn từ doanh nghiệp của Maritimebank giai đoạn 2011-2013
và nhỏ Doanh nghiệp lớn 7.976 29.2 8.340 30.5 8.106 27.4 104.56 97.20 Tô chức