Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Vietinbank Tuyên Quang

Một phần của tài liệu 0365 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72)

Bên cạnh những thay đổi tích cực của nguồn vốn huy động những năm qua thể hiện những cố gắng, nỗ lực không ngừng của lãnh đạo cũng như các cán bộ tại chi nhánh. Bên cạnh sự gia tăng về quy mô, tốc độ và sự thay đổi về cơ cấu vốn, để đánh giá thực trạng hiệu quả vốn huy động được khách quan và sát thực cần phải xem xét đến các yếu tố khác như: chi phí huy động vốn, khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, chỉ tiêu lợi nhuận của Vietinbank Tuyên Quang,...

2.2.2.1. Chi phí huy động vốn

Các tổ chức hoạt động kinh doanh luôn mong muốn đạt được lợi nhuận cao và phát triển bền vững. Muốn đạt được điều ấy, nhà quản trị ngoài việc không ngừng tìm kiếm cơ hội tăng doanh thu còn phải đảm bảo quản lý tốt chi phí của mình. Đối với một ngân hàng nói chung và hiệu quả hoạt động huy động vốn nói riêng, việc kiểm soát tốt chi phí là một yếu tố vô cùng quan trọng và cần thiết.

58

Biểu đồ 2.5. Chi phí huy động vốn trên tổng chi phí của Vietinbank Tuyên Quang giai đoạn 2012-2016

Ty, đông

300 I—

2012 2013 2014 2015 2016 i⅛iii

B Clii phí Iiuy động von

B Tông chi phi

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Vietinbank Tuyên Quang)

Tại Vietinbank Tuyên Quang ta nhận thấy, chi phí huy động vốn của ngân hàng rất lớn, từ năm 2012 đến nay luôn chiếm tỷ trọng khoảng trên 70% tổng chi phí của chi nhánh.

Chi phí huy động này bao gồm chi phí trả lãi và tất cả các chi phí khác để huy động được vốn cho ngân hàng. Có thể thấy tình hình những năm gần đây lãi suất đã được NHNN Việt Nam điều hành và kiểm soát rất chặt chẽ. Nên chi phí trả lãi của Vietinbank Tuyên Quang cũng ổn định hơn và tăng chậm qua các năm.

Lãi suất huy động

Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trò cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên, trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố

Kỳ hạn

Trần lãi suất huy động (%/nãm)

VND USD EUR nhãn chứcTỔ nhânCá chứcTổ nhãnCá chứcTỔ Không kỷ hạn 0,20 0,50 0,00 0,00 0,10 0,10 Dưới 1 tháng 8,50 0,50 0,00 0,00 - - Từ 1 tháng đến dưới 2 tháng 4,30 4,30 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 2 tháng đền dưới 3 tháng 4,30 4,30 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 3 tháng đến dưới 4 tháng 4,80 4,80 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 4 tháng đến dưới 5 tháng 4,80 4,80 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 5 tháng đến dưới 6 tháng 5,00 5,00 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 6 tháng đến dưới 7 tháng 5,30 5,30 0,00 0,00 0,25 0,25 59

gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường. Chi phí huy động được đánh giá qua hệ thống các chỉ tiêu lãi suất huy động bình quân hay xét về mặt chi phí thì đó là chi phí trả lãi bình quân.

* Lãi suất huy động bình quân

Lãi suất huy động bình quân cũng như lãi suất huy động từng loại kỳ hạn khác nhau không được vượt quá mức lãi suất trần khống chế của NHNN đưa ra, lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm thông thường cao hơn lãi suất huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế vì huy động tiết kiệm là hoạt động bán lẻ, tiền gửi của các tổ chức kinh tế là hoạt động bán buôn số lượng lớn, mức chênh lệch này tuỳ thuộc vào cung cầu vốn của Ngân hàng.

Để tăng cường công tác huy động vốn chi nhánh thực hiện đa dạng các sản phẩm huy động vốn với nhiều hình thức trả lãi khác nhau cho khách hàng lựa chọn như: trả lại theo kỳ hạn tiền gửi; trả lại sau cuối kỳ và trả lãi trước, khách hàng có thể nhận lãi bằng tiền mặt hoặc Ngân hàng sẽ tự động chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản của khách hàng hoặc lãi nhập gốc và gửi kỳ hạn tiếp theo khi khách hàng chưa có nhu cầu rút tiền hay đổi sổ. Các hình thức nhận lãi này chi nhánh áp dụng các mức lãi suất khác nhau nhưng vẫn dựa trên hài hòa giữa lợi ích của khách hàng gửi tiền và lợi ích của Ngân hàng. Với sự đa dạng hóa các sản phẩm do Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam triển khai, thời gian qua chi nhánh luôn đạt được tăng trưởng về quy mô nguồn huy động từ khách hàng. Cùng với sự tăng trưởng về nguồn vốn huy động thì chi phí để huy động vốn cũng tăng lên.

60

Bảng 2.7. Lãi suất huy động của Ngân hàng Công thương Việt Nam tại ngày 28/02/2017

Từ 7 tháng đến dưới 8 tháng 5,30 5,30 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 8 tháng đến dưới 3 tháng 5,30 5,30 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 9 tháng đến dưới 18 tháng 5,50 5,50 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 1Ũ tháng đền dưới 11 tháng 5,50 5,50 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 11 tháng đền dưới 12 tháng 5,50 5,50 0,00 0,00 0,25 0,25 Từ 12 tháng đến 18 tháng 6,80 6,50 0,00 0,00 0,50 0,25 Trên 18 tháng đến dưới 24 tháng 6,80 6,50 0,00 0,00 0,50 0,25 Từ 24 tháng đến 36 tháng 6,80 6,50 0,00 0,00 0,50 0,25 Trên 36 tháng 7,00 7,00 0,00 0,00 0,50 0,25

Chỉ tiêu Năm2012 Năm2013 Năm2014 Năm2015 Năm2016 Nguồn vốn huy động 1.11 6 1.23 7 1.494 1.805 2.20 6 Chi phí trả lãi 142, 8 138, 7 133,1 147,3 177, 8

Chi phí phi lãi 39,4 30,2 37,3 38,1 40,1

Tổng chi phí huy động 182,

2 9 168, 170,4 185,4 9 217,

Tổng chi phí 239,

3 7 233, 248,4 263,5 5 281, Chi phí trả lãi/Tổng chi phí 60

% 59% 54% 56% 63%

Chi phí trả lãi/Tổng chi phí huy

động %78 82% 78% 79% 82%

Tỷ lệ chi phí trả lãi bình quân 12,7% 11% 8,9% 8%^

^ 8%-

Chi phí huy động bình quân 16,3% 13,6

% 11,4% 10,2% % 9,9

(Nguồn: https://www.vietinbank.vn/web/home/vn/lai-suat/ )

Trên đây là trần lãi suất huy động vốn với các kỳ hạn và cách thức linh hoạt khác nhau được công bố rộng rãi trên website của NH TMCP Công thương Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi chi nhánh sẽ có thể điều chỉnh nhằm phục vụ tăng, giảm nguồn vốn ngắn, dài hạn theo mục đích và phù hợp với như cầu sử dụng.

Lãi suất huy động chính là chi phí lãi mà ngân hàng phải bỏ ra để có được một số vốn nhất định. Chính vì thế Vietinbank Tuyên Quang luôn đánh giá cao việc xác định các chi phí trả lãi nhằm giảm thiểu tối đa chi phí, giúp nâng cao lợi nhuận cho chi nhánh.

61

Bảng 2.8. Một số chỉ tiêu chi phí của Vietinbank Tuyên Quang giai đoạn 2012-2016

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Vietinbank Tuyên Quang)

Chi phí trả lãi

Chi phí trả lãi trên tổng chi phí của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng rất cao, thường chiếm khoảng 80% tổng chi phí huy động vốn và 50%-60% tổng chi phí. Chi phí trả lãi bình quân năm 2012 là 12,7% đây là năm có chi phí trả lãi bình quân cao nhất trong những năm gần đây. Sở dĩ trong năm này chi phí trả lãi bình quân cao vọt là do thời kỳ lạm phát cao lên tới 18,13%/năm, các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động. Lãi suất huy động trên thị trường của các NHTM tăng lên một cách chóng mặt, nhất là các NHTM cổ phần ngoài quốc doanh có quy mô nhỏ. Có những thời điểm đầu năm lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng lên tới 15%/năm đã làm cho cuộc đua tăng lãi suất trở nên căng thẳng hơn.

Đầu năm 2013, Chính phủ đã sử dụng một số biện pháp kích cầu, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất tiền

62

vay, nhu cầu vốn cho nền kinh tế cũng bớt căng thẳng hơn, lãi suất huy động của các Ngân hàng cũng giảm nhiệt. Thêm vào đó là những chính sách điều hành quyết liệt của NHNN Việt Nam nhằm kiểm soát ổn định lãi suất và tỷ giá. Bởi vậy chi phí trả lãi năm 2013 là 138,7 tỷ đồng giảm 4,1 tỷ đồng so với kỳ trước.

Từ năm 2014 đến nay chi phí trả lãi bình quân đã giảm dần do tình hình kinh tế khá khó khăn, nhà nước cũng như NHNN Việt Nam điều chỉnh giảm lãi suất huy động từ đó giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế. Do ảnh hưởng từ những cuộc khủng hoảng năm 2009 và 2012, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng thiếu ổn định, chính phủ và các cơ quan chức năng thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, đồng thời NHNN cũng thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm chế làm phát. Năm 2012 tăng trưởng GDP của Việt Nam thấp nhất trong gần 10 năm trở lại đây, chỉ đạt 5,25%. Bất động sản, chứng khoán gần như giậm chân tại chỗ. Các tổ chức, doanh nghiệp vô cùng khó khăn để tiếp cận được với nguồn vốn do lãi suất cho vay quá cao và hầu hết các NHTM thừa vốn lại không đẩy cho vay được làm cho cạnh tranh về lãi suất cũng giảm đi.

. Tuy nhiên từ năm 2014 đến nay tình hình kinh tế đã có những chuyển biến tích cực. Năm 2014 tăng trưởng GDP đạt 5,98%/năm trong khi lạm phát được kiềm chế ở mức 1,84%/năm. Điều này góp phần nâng cao quy mô huy động vốn của ngân hàng trong khi chi phí huy động vốn vẫn được kiểm soát tốt so với thời kỳ trước đó.

Chi phí trả lãi đặc biệt tăng đặc biệt tăng mạnh trong những năm gần đây là do chi nhánh đang huy động và cho vay chênh lệch lớn. Việc phải mua vốn dài hạn từ Hội sở với giá cao đã đẩy chi phí trả lãi lên rất lớn. Ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận năm 2016.

Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn, chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức khá tốt. Tuy nhiên những con số về chi phí này lại chứng tỏ, chi nhánh đang quá bị phụ thuộc vào sự biến động của nền kinh tế. Điều này thực sự rất nguy hiểm đối với sự

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Vốn huy động ngắn hạn 97 4 1.150 1.36 7 1.59 9 1.74 1 63

phát triển của ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh phải tính toán sao cho biểu lãi suất đảm bảo cạnh tranh được Ngân hàng khác, đảm bảo lợi nhuận Ngân hàng và quyền lợi khách hàng, tuân theo các quy định điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Chi phí huy động bình quân

Trong thời gian qua, chi phí huy động bình quân của Vietinbank Tuyên Quang đã có xu hướng giảm. Điều này không chỉ là do lãi suất đã giảm nhiều, ổn định hơn mà còn do chi phí phi lãi đã giảm đi đáng kể so với các giai đoạn trước.

Các chi phí phi lãi như: chi trả cho cán bộ nhân viên, chi phí quảng cáo marketing, chi phí máy móc địa điểm, cơ sở hạ tầng,.. .Loại chi phí này cũng đang giảm, tuy nhiên vẫn đang chiếm tương đối cao tại Vietinbank Tuyên Quang, luôn chiếm khoảng trên dưới 20% tổng chi phí huy động vốn của chi nhánh. Để giảm thiểu chi phí, ban lãnh đạo cần chú ý quản lý chi phí này tốt hơn nữa. Tận dụng tiềm lực sẵn có để phát triển huy động, tránh làm tốn kém thêm nhiều chi phí liên quan.

2.2.2.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu kinh doanh

Hoạt động chính tạo ra doanh thu lớn nhất cho ngân hàng là cho vay. Hoạt động huy động cũng với mục đích chính là có nguồn vốn để cho vay ra thu lợi nhuận về. Do vậy việc xem xét mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn phù hợp là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả huy động vốn. Điều này thể hiện ở tính cân đối giữa các kỳ hạn huy động vốn và kỳ hạn cho vay ra có bảo đảm không. Hơn nữa, về mặt kinh tế chưa chắc đã hiệu quả vì huy động ngắn hạn phải có dự trữ bắt buộc, mà khoản vay này không sinh lời, trong khi huy động dài hạn thì không phải dự trữ bắt buộc mà có thể được phép sử dụng 100%. Tính vững chắc ổn định của nguồn vốn huy động không chỉ phụ thuộc vào công tác huy động vốn mà còn phụ thuộc vào quá trình sử dụng vốn. Nếu việc huy động và sử dụng vốn không phù hợp thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng không đạt hiệu quả. Vì vậy, việc thực hiện cân đối nguồn vốn trong kinh doanh, đảm bảo tính cân xứng giữa hoạt động huy động và sử dụng vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản của Ngân hàng trong kinh doanh là vấn đề rất cấp thiết.

64

Bảng 2.9. Tình hình huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Tuyên Quang từ năm 2012-2016

Vốn huy động trung, dài hạn dùng

để cho vay trung, dài hạn 2 14 87 7 12 6 20 5 46

Tổng nguồn vốn 1.116 1.237 1.49 4 1.80 5 2.20 6

Dư nợ cho vay ngắn hạn 56 4 63 5" 99 4 98 5" 1.04 5 Dư nợ cho vay trung, dài hạn 35

8" 7" 27 Γ 38 4 60 5^ 83

Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 92 2" 1.022 1.379 1.58 9 1.88 0 Khả năng đáp ứng ngắn hạn 173% 181% 138% 162% 167% Khả năng đáp ứng trung, dài hạn 40

% 31%

33 %

34

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm của Vietinbank Tuyên Quang)

Thông qua bảng 2.9 về tình hình huy động và sử dụng vốn của Chi nhánh giai đoạn 2012 đến 2016 cho thấy:

Khả năng đáp ứng vốn ngắn hạn của chi nhánh luôn rất cao, luôn đạt trên 130%. Tỷ lệ dư nợ cho vay ngắn hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn huy động được chiếm khoảng 55% (năm 2013) cao nhất là 73% (năm 2014). Năm 2013, tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn đạt 55%, nghĩa là trong khi huy động ngắn hạn được 1150 tỷ đồng thì chi nhánh chỉ cho vay ngắn hạn được 635 tỷ đồng. Hiện nay, cũng như các ngân hàng khác Vietinbank cũng thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung về trụ sở chính. Do đó vốn ngắn hạn huy động được chi nhánh sẽ phải bán vốn với giá rẻ cho Hội sở chính. Nguyên nhân, tại thời điểm này nguồn vốn huy động ngắn hạn với lãi suất cao lên tới 14%/năm, do vây người dân gửi toàn bộ sang tiền gửi ngắn hạn sinh lời cao trong thời gian ngắn để thu hồi vốn thông qua tiền lãi thu được nhanh, do vậy nguồn vốn ngắn hạn luôn thừa vốn ở mức cao trên 60% số vốn huy động được

65

từ các năm 2014 đến nay.

Trong khi đó chi nhánh sử dụng vốn trung và dài hạn luôn trong tình trạng thiếu so với nguồn vốn trung và dài hạn mà chi nhánh huy động được. Năm 2013 là năm thiếu hụt vốn trung, dài hạn trầm trọng nhất khi mà vốn huy động được chỉ đạt 87 tỷ đồng, trong khi nhu cầu sử dụng lên tới 277 tỷ đồng, tương đương nguồn huy động mới chỉ đáp ứng được 31%. Trước tình hình đó, Vietinbank Tuyên Quang đã gặp rất nhiều khó khăn. Chi nhánh phải mua vốn giá cao của Hội sở chính thông qua kênh điều hòa và mua bán vốn tập trung để đầu tư cho vay dài hạn, nên hiệu quả kinh doanh từ cho vay trung dài hạn không đạt được theo mục tiêu chi nhánh mong muốn. Từ năm 2014 đến nay, tình hình đã được cải thiện đáng kể khi mà năm 2016 lượng vốn huy động trung và dài hạn đã đáp ứng được gần 56% với nhu cầu. Điều này thể hiện nỗ lực tìm kiếm khách hàng và tạo điều kiện hết sức to lớn của chi nhánh đối với các tổ chức, cá nhân.

Theo thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/5/2016 của Thống đốc NHNN

Một phần của tài liệu 0365 giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh tuyên quang luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(113 trang)
w