2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, do chiến lược kinh doanh của chi nhánh đặt ra chưa cụ thể và sát
thực.
Trong chiến lược kinh doanh về huy động vốn hàng năm chỉ đề cập đến vấn đề tăng thêm về số lượng mà không chú trọng đến cơ cấu hay cụ thể hơn là thời hạn của nguồn vốn huy động. Do đó đã dẫn đến sự chênh lệch khá lớn về cả kỳ hạn cũng như về loại tiền tệ trong cơ cấu vốn những năm qua. Và cũng chính điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc tạo ra những sản phẩm mới có tính riêng biệt và đặc thù chưa được chú trọng. Sản phẩm của Vietinbank đã bị giảm tính hấp dẫn bởi thiếu sự linh hoạt, đơn điệu và chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về sản phẩm. Hiện nay, do tính cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ giữa các ngân hàng, khách hàng không khó để tìm được một sản phẩm giống nhau ở cùng nhiều ngân hàng khác nhau. Hoạt động phát triển sản phẩm tại Hội sở sẽ không mang tính riêng biệt và cụ thể cho từng vùng miền. Không cung cấp được những sản phẩm thiết thực và hữu ích cho nhu cầu của nhiều khách hàng tại địa phương. Làm giảm đáng kể tính cạnh tranh cũng như nguồn vốn tiềm năng vào chi nhánh mỗi năm.
Thứ hai, mạng lưới chi nhánh phân bố không đồng đều, chưa có chính sách
quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòng giao dịch đã đẩy chi phí huy động của chi nhánh lên cao hơn.
Từ năm 2011 chi nhánh đã mở mới 3 phòng giao dịch thuộc địa bàn thành phố, việc phân bố các phòng giao dịch trong thành phố gần nhau gây nên tình trạng cạnh tranh trong việc tìm kiếm khách hàng, nên ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động huy động vốn cũng như phát triển khách hàng, các khách hàng giao dịch ở Hội sở có xu hướng chuyển dịch dần ra các phòng giao dịch cho gần và thuận tiện. Vì
70
thế, việc chi phí vẫn được tính toán cho công tác huy động tại các phòng giao dịch và bộ phận khác nhau trong khi khách hàng của chi nhánh lại vẫn chính là những khách hàng cũ trong khu vực hạn chế.
Thêm vào đó là việc hạn chế khả năng tiếp cận với khách hàng ở các huyện xa: tỉnh Tuyên Quang gồm có thành phố Tuyên Quang và 6 huyện: trong đó có 3 phòng giao dịch thuộc địa bàn thành phố và 5 phòng giao dịch tại 4 huyện khá gần thành phố, trong khi diện tích thành phố rất bé. Chính điều này đã gây ra hạn chế khả năng tiếp cận khách hàng mới ở các địa bàn khác nhau của tỉnh cũng có kinh tế phát triển tương đối, hạn chế khả năng tăng thị phần vốn huy động của chi nhánh.
Hơn nữa, một số phòng giao dịch đã và đang hoạt động chưa thật sự hiệu quả: cụ thể là Phòng giao dịch Hàm Yên và Phòng giao dịch Yên Sơn.
Thứ ba, hầu hết cán bộ nghiệp vụ của chi nhánh đều là cán bộ trẻ mới ra
trường, chiếm trên 60% tổng số cán bộ toàn chi nhánh. Mối quan hệ và kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế, sự phối hợp giải quyết công việc cho khách hàng chưa thật sự nhuần nhuyễn, đôi khi còn bất cập gây mất thời gian và phiền hà cho khách hàng.
Quan trọng hơn, trong những năm gần đây, việc tuyển dụng tại chi nhánh có nhiều bất cập. Tình hình tuyển dụng nhân sự mới chưa thực sự khắt khe và đảm bảo yêu cầu đặt ra của ngân hàng. Việc tuyển dụng cán bộ chất lượng không cao, không được đào tạo nài bản đúng chuyên ngành đã ảnh hưởng không nhỏ đến không chỉ mặt bằng chất lượng và thái độ làm việc của cán bộ nhân viên mà còn ảnh hưởng đến uy tín của chính ngân hàng. Hơn nữa, việc đào tạo cán bộ đã dẫn đến tốn kém chi phí và thời gian dẫn đến hiệu quả giảm sút.
2.3.2.2. Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, địa bàn kinh doanh chậm phát triển, còn gặp nhiều khó khăn.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi còn nghèo, kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân đầu người đạt thấp, sản xuất công nghiệp chưa có nhiều nhà máy... Trong những năm gần đây, nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế lại có xu
71
hướng giảm do nguyên nhân chính là phần lớn các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thi công xây lắp, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và dịch vụ vận tải hàng hóa trên địa bàn bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc cắt giảm đầu tư, đồng nghĩa là sụt giảm dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh, kéo theo giảm nguồn vốn thanh toán qua tài khoản.
Mặt khác, việc tăng trưởng tín dụng chậm giai đoạn những năm 2009-2013, không thu hút được nhiều khách hàng vay vốn hộ kinh doanh, doanh nghiệp kéo theo dòng tiền thanh toán về tài khoản mở tại Vietinbank Tuyên Quang giảm theo, đồng nghĩa huy động vốn không kỳ hạn giảm tương ứng cho những kỳ hạn sau này.
Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về thị phần hoạt động đã khiến cho
thị phần của Vietinbank trong thời gian vừa qua giảm đi so với những kỳ trước.
Đầu tiền phải kể đến là trong khối các Ngân hàng thương mại quốc doanh với các NH lâu đời trên địa bàn tỉnh: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã thành lập từ lâu trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, từ năm 2014 tới năm, là sự thành lập mới liên tiếp chi nhánh các ngân hàng (SHB, LienVietPostbank, MB) tại địa bàn tỉnh Tuyên Quang, ngành ngân hàng trong toàn tỉnh vốn đã và đang chia sẻ thị phần vốn dĩ đã rất nhỏ nay lại càng phải san sẻ nhiều hơn. Sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt hơn ở tất cả các lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, các sản phẩm dịch vụ tiện ích và đặc biệt là việc nâng lãi suất huy động vốn nội tệ, ngoại tệ của các NHTM ngoài quốc doanh đã tạo thêm nhiều áp lực trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Các Ngân hàng không ngừng gia tăng tính hấp dẫn của sản phẩm tiết kiệm thông qua các hình thức như tặng quà, tăng lãi suất, điều chỉnh lãi suất, thời gian nhận lãi... theo hướng có nhiều ưu đãi cho khách hàng gửi tiền.
72
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2, trên cơ sở lý luận được trình bày trong chương 1, đã nêu lên bức tranh khái quát về thực trạng tình hình huy động vốn những năm gần đây của Vietinbank Tuyên Quang thông qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn từ đó chỉ ra những thành tựu đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Bên cạnh đó cũng phân tích các yếu tố tác động mạnh mẽ đến công tác huy động vốn của ngân hàng.
Với kết quả đạt được trong gần 9 năm hoạt động từ những chiến lược hoạt động kinh doanh cùng những giải pháp nhằm cải thiện lượng vốn huy động được của ngân hàng, Vietinbank Tuyên Quang đã dần khẳng định vị thế trong hoạt động kinh tế của tỉnh nhà. Tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn từ những yếu tố khách quan cũng như bản thân nội tại ngân hàng. Việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng trong chương 2 sẽ là nền tảng cho những giải pháp cụ thể, khả thi trong chương 3 nhằm giúp Vietinbank Tuyên Quang hoàn thiện hơn nữa việc phát triển hoạt động dịch vụ ngân hàng nói chung và hiệu quả công tác huy động vốn nói riêng, nâng cao thị phần và tạo lợi thế, hội nhập vào xu thế chung của thời đại.
73
CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG
VIỆT NAM - CHI NHÁNH TUYÊN QUANG