Thứ nhất, Chính Phủ cần quản lý tốt các nhân tố vĩ mô, tạo ra một mối trường kinh tế vĩ mô ổn định. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định sẽ giúp cho
nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững, ổn định xã hội, ổn định chính trị,
phát triển sản xuất kinh doanh, đảm bảo cân đối nền kinh tế, đặc biệt là kiểm chế
lạm phát ở mức thấp nhất nhằm ổn định đồng tiền, tạo lòng tin ở người dân để họ tin tưởng vào kênh đầu tư và gửi tiết kiệm hơn. Chính phủ cần chú trọng ổn định về tiền tệ, giá trị đồng nội tệ ổn định, tỷ lệ lạm phát phù hợp đảm bảo kích
thích đầu tư, thu nhập bình quân đầu người tăng trưởng ổn định sẽ ảnh hưởng tốt
tới tâm lý người gửi tiền, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng mở rộng khả
năng huy động vốn và cả việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này làm tăng
Thứ hai, Quốc Hội và Chính Phủ cần hoàn thiện hành lang pháp lý, hoàn thiện Bộ Luật về Ngân hàng. Mặc dù Chính Phủ vẫn nỗ lực để sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế thị truờng, tránh sự chồng chéo, trùng lặp cũng nhu mâu thuẫn giữa các văn bản, gây khó khăn trong quá trình thi hành luật. Tuy vậy trên thực tập, pháp luật về Ngân hàng vẫn còn thiếu nhiều yếu tố, quy định quan trọng nhu: quy định về quyền bình đẳng trong việc gửi tiết kiệm (bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ) đối với các khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế, nguời cu trú và nguời không cu trú; quy định bình đẳng về quyền phát hành thẻ và cung cấp không giới thiệu các dịch vụ thẻ tại Việt Nam giữa các tổ chức tín dụng nuớc ngoài và các tổ chức tín dụng trong nuớc. Việc ban hành các văn bản huớng dẫn thi hành luật còn chậm, không kịp thời khiến các ngân hàng gặp khó khăn trong quá trình xử lý các vuớng mắc của khách hàng, mất cơ hội kinh doanh của ngân hàng.
Quy định chặt chẽ hơn về các điều kiện cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng nhung đồng thời phải đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động cấp giấy phép. Giải pháp này nhằm nâng cao chất luợng hoạt động của các tổ chức cung ứng dịch vụ Ngân hàng trên thị truờng sau khi đã đuợc cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Quan trọng hơn, đây còn là giải pháp nhằm nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của các quy định về quản lý giám sát từ phía Nhà nuớc đối với hoạt động Ngân hàng, góp phần làm giảm chi phí giao dịch và chi phí gia nhập thị truờng của các nhà cung cấp dịch vụ Ngân hàng tại Việt Nam.
Thứ ba, đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán không dùng tiền mặt là mô hình hoạt động của những nền kinh tế phát triển. Hiện nay hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam vẫn chua đuợc phổ biến, các điểm thanh toán thẻ Visa, thẻ tín dụng chỉ có tại các trung tâm thuơng mại lớn, các siêu thị, một số website... còn tại các cửa hàng, chợ, thì
dịch vụ này chưa phổ biến. Các máy ATM chủ yếu được sử dụng để người dân rút tiền mặt chi tiêu chứ chưa hỗ trợ nhiều việc thanh toán. Để thúc đẩy hoạt động này phát triển mạnh mẽ hơn nữa, Chính phủ cần phối hợp với Ngân hàng Nhà nước cùng các bộ ngành liên quan để ban hành hoàn thiện các quy định về thanh toán, dịch vụ thẻ, phát triển thương mại điện tử, phát triển cơ sở hạ tầng máy móc, học tập kinh nghiệm các nước trên thế giới về việc phát triển dịch vụ này. Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích sử dụng các phương tiện thanh toán để giảm bớt việc sử dụng bằng tiền mặt. Bên cạnh đó cũng cần có chế tài để xử phạt nghiêm minh những trường hợp gian lận, lừa đảo trong hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt để đảm bảo an toàn giao dịch, đảm bảo quyền lợi cho những người sử dụng hình thức thanh toán này.
Thứ tư, đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính. Chức năng cơ bản của thị trường tài chính đã tạo điều kiện cho việc tích tụ, tập trung và phân phối vốn trong nền kinh tế, từ đó tạo điều kiện cho việc tăng hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực và tăng trưởng kinh tế. Thị trường tài chính tạo điều kiện thúc đẩy tiết kiệm và đầu tư.
Thị trường tài chính phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động Ngân hàng đặc biệt là hiệu quả huy động và sử dụng vốn. Do vậy chính phủ cần hoàn thiện và đồng bộ hệ thống pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chặt chẽ hoạt động thị trường.
Cần có giải pháp đa dạng các loại hàng hóa trên thị trường bên cạnh đó cũng đảm bảo cạnh tranh lành mạnh vì cạnh tranh quyết định tính hiệu quả của thị trường. Nếu thị trường hoạt động hiệu quả sẽ là kênh dẫn vốn với chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế lại cao.
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước, Bộ, Ngành
Thứ nhất, NHNN cần có những động thái mạnh mẽ và kiên quyết nhằm hạn chế tình trạng đô la hóa nền kinh tế, qua đó ổn định tỷ giá. Đồng thời tăng
cường chỉ đạo giám sát an ninh thẻ (thẻ giả mạo, cướp phá ATM...) để các ngân hàng thương mại và khách hàng có thể yên tâm khi triển khai và sử dụng dịch vụ.
Thứ hai, cần tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện chính sách lãi suất cho phù hợp với tình hinh kinh tế xã hội hiện tại. Có thể nói hiện nay các NHTM chưa tìm được tiếng nói chung trong việc đưa ra một mức lãi suất ổn định, thông thường các ngân hàng nhỏ có mức lãi suất huy động cao hơn các ngân hàng lớn, điều này khiến cho các ngân hàng lớn gặp rất nhiều khó khăn trong việc giữ vững nền vốn hiện tại và huy động thêm các nguồn vốn mới. NHNN đã đưa ra mức lãi suất huy động trần cho các NHTM nhưng một số NHTMCP vấn huy động vượt mức trần bằng các hình thức khuyến mại ngoài lãi suất như: tặng thêm tiền mặt, tặng quà khuyến mại, đẩy lãi suất huy động thực tế lên mức cao. Việc không quản ly tốt tình hình huy động đã khiến cho thị trường huy động vốn gặp nhiều khó khăn, người dân luôn trong tâm lý nghe ngóng để chuyển nguồn của mình sang những nơi có lãi suất cao hơn, gây tâm lý bất ổn cho người dân. NHNN cần quản lý tốt hơn nữa, có chế tài xử phạt cụ thể với những trường hợp vi phạm quy định.
Thứ ba, phát triển nghiệp vụ thị trường mở. Thị trưởng mở là một kênh rất tốt do nó làm tăng tính thanh khoản của các giấy tờ có giá do NHNN nắm giữ. Nếu thị trường này được phát triển sẽ tạo điều kiện cho các NHTM sử dụng kênh đầu tư này vào các trái phiếu, tín phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc nhằm tăng khả năng sinh lời. Đây là hình thức đầu tư an toàn và hiệu quả, cung cấp cho Ngân hàng một nguồn dự trữ thanh khoản, bên cạnh đó nếu nghiệp vụ này phát triển sẽ định hướng tốt cho các NHTM trong việc chủ động cơ cấu lại danh mục tài sản, danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro. NHNN cần đa dạng hóa trên thị trường bằng việc phối hợp với Bộ Tài chính để phát hành các loại giấy tờ có giá như tín phiếu NHTW, tín phiếu kho
bạc,... với kỳ hạn đa dạng nhằm tăng tình đa dạng hàng hóa trên thị trường để tăng tính hấp dẫn với NHTM. Bên cạnh đó cũng cần hoàn thiện trang thiết bị, phần mềm để thuận lợi cho giao dịch trên thị trường.
Thứ tư, Xây dựng một hệ thống thông tin ngân hàng công khai và hiệu quả, hỗ trợ kịp thời các ngân hàng trong việc cung cấp thông tin trong nước và quốc tế, những định hướng chính sách lớn của ngành để có điều chỉnh kịp thời trong kinh doanh nhằm làm tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro.
Thứ năm, Thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. NHNN cần kiện toàn hệ thống pháp lý trong thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy hoạt động này phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho các NHTM thu hút được nguồn vốn lớn, chi phí thấp trong thanh toán, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả huy động vốn. NHNN cần ban hàng quy chế về phát hành và sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ thanh toán, thẻ tín dụng. nhằm giúp các NHTM nhanh chóng triển khai các dịch vụ có hiệu quả.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cần tạo ra sự đồng bộ về hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phần mềm và chương trình ứng dụng trong thanh toán giữa các NHTM nhằm đem lại những điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp, liên kết dịch vụ thẻ cũng như những hoạt động thanh toán khác giữa các NHTM. Để làm được điều này NHNN cần đứng ra chỉ đạo hay làm đầu mối chủ trì phối hợp, hợp tác. và cần có sự hướng dẫn cụ thể đối với các NHTM.
Thứ sáu, hạn chế dùng các biện pháp hành chính can thiệp vào quyền tự do quyết định lãi suất của các NHTM. NHNN cần tôn trọng cơ chế thị trường, để cho cung cầu tự quyết định lãi suất. Việc thực hiện trần lãi suất hay đồng thuận giữa các ngân hàng trong ngắn hạn có thể kiềm chế được cuộc đua lãi suất thị trường. Do việc xây dựng trần lãi suất huy động không rõ rang, mang tính áp đặt nên không phản ảnh được cung cấp trên thị trường tạo nên những méo mó gây tổn thất nguồn lực cho xã hội.
Cụ thể khi thực hiện đồng thuận lãi suất huy động các ngân hàng lớn sẽ đuợc huởng lợi, vì cùng một mức lợi ích nhu nhau người gửi tiền sẽ tìm đến ngân hàng có độ an toàn và khả năng thanh toán cao, có thương hiệu mạnh, có bề dày lịch sử. Kết quả là NHTM nhỏ sẽ bị thiệt và mất vốn, khi đó để giữ vững nguồn vốn huy động cũng như thị phần của mình ngân hàng nhỏ buộc phải tìm mọi cách để lách trần bằng nhiều hình thức, cuộc đua lãi suất huy động bắt đầu.
Như vậy, các ngân hàng phải tốn rất nhiều nhân lực, công sức để nghiên cứu các sản phẩm lách trần và đồng thuận trong khi kết quả kinh doanh của cả ngành ngân hàng không thay đổi, và lãng phí thời gian để nghiên cứu ra các sản phẩm dịch vụ ngân hàng có ích cho nền kinh tế. Ngoài ra theo thông tư 04 qui định rút trước hạn phải trả lãi suất không kỳ hạn thấp nhất, mặc dù mục đích nhằm hạn chế rút vốn gửi sang Ngân hàng khác khi lãi suất biến động đã buộc các Ngân hàng nâng lãi suất không kỳ hạn lên cao để giữ khách hàng gửi tiền, hay phân tách các khoản tiền gửi thành nhiều kỳ hạn khác nhau. Những biện pháp lách quy định này làm gia tăng rủi ro kỳ hạn, khó khăn trong quản trị và gia tăng chi phí vốn.
3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế điều hành lãi suất huy động vốn từ khách hàng cá nhân. Trong thời gian tới, với mục tiêu giữ vững nền vốn từ khách hàng cá nhân, tạo lập nền khách hàng bền vững và tăng trưởng mạnh mẽ quy mô vốn đáp ứng yêu cầu phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng, Hội sở chính cần tiếp tục tạo sự linh hoạt tối đa cho các chi nhánh trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh trên các địa bàn trên cơ sở lãi suất FTP mua vốn với hội sở chính. Lãi suất FTP mua vốn cần sát với diễn biến thị trường để tạo điều kiện thuận lợi cho các chi nhánh đẩy mạnh hoạt động huy động vốn từ
khách hàng cá nhân. Đối với các khoản tiền gửi lớn, nếu chi nhánh cần có sự đồng ý của hội sở chính về chính sách lãi suất ưu đãi thì hội sở chính cần nhanh chóng đưa ra quyết định, tránh việc khách hàng bỏ đi, mất cơ hội kinh doanh của các chi nhánh. Hội sở chính cũng cần có thêm cơ chế động lực khen thưởng đối với những chi nhánh có thành tích tốt trong công tác huy động vốn từ khách hàng cá nhân, nhằm khuyến khích cán bộ các chi nhánh nỗ lực trong công việc.
Thứ hai: Cần sớm xây dựng đồng bộ chính sách ngân hàng bán lẻ. Hiện nay tại Hội sở chính chưa có một chính sách ngân hàng bán lẻ thống nhất cho toàn hệ thống, các chính sách khách hàng cá nhân đều do các chi nhánh tự đưa ra, do đó giữa các chi nhánh với nhau không có sự đồng nhất, đôi khi khách hàng so sánh lợi ích giữa các chi nhánh trên cùng địa bàn, gây khó khăn trong việc huy động vốn cá nhân. Do vậy, Hội sở chính cần nhanh chóng kiện toàn mô hình tổ chức ngân hàng bán lẻ nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn. Hội sở chính cần tạo lập một nền vốn khách hàng dân cư ổn định, vững chắc là mục tiêu lâu dài trong hoạt động nhằm cơ cấu lại nguồn vốn của BIDV theo hướng phát triển bền vững. Theo đó Hội sở chính cần hướng dẫn các chi nhánh xác định rõ vai trò của từng đơn vị, cá nhân trong công tác HĐV từ khách hàng cá nhân một cách hợp lý tùy từng vị trí công tác, cụ thể. Trong đó:
+ Bộ phận và cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân được xác định là lực lượng đóng vai trò chính trong việc bán, tư vấn các sản phẩm tiền gửi - đầu tư tài chính cho nhóm khách hàng có số dư tiền gửi lớn tại chi nhánh. Cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân có trách nhiệm thực hiện quản lý các khách hàng có số dư tiền gửi lớn, chủ động chăm sóc khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng cà tư vấn sản phẩm tiền gửi phù hợp.
hàng có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hình ảnh, chất lượng dịch vụ tiền gửi tốt của BIDV thông qua việc nâng cao phong cách giao dịch (thái độ niềm nở, tận tình, chu đáo trong quá trình giao dịch), tính chuyên nghiệp khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng đồng thời có trách nhiệm thăm dò nhu cầu, tư vấn nhanh các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng tại quầy giao dịch.
Ngoài ra, hội sở chính cần đưa ra những tiêu chí cụ thể cho các chi nhánh để phân đoạn khách hàng, hỗ trợ công tác chăm sóc khách hàng của các chi nhánh. Chính sách phân đoạn khách hàng cần thống nhất trên cùng một địa bàn và phù hợp với với từng địa bàn. Trong mỗi nhóm khách hàng, cần đưa ra các chính sách chăm sóc định kỳ cụ thể cho từng giai đoạn.
Thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức huy động. Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, thị phần giảm sút do sự phát triển của các Ngân hàng cổ phần, với một danh mục sản phẩm đa dạng sẽ tăng khả năng thu hút khách hàng đến với Ngân hàng. Mục tiêu để phát triển được thị phần huy động vốn là cần tiếp tục hoàn thiện các sản phẩm huy động truyền thống bên cạnh việc nghiên cứu và phát triển các hình thức huy động mới để tăng tính hấp dẫn của sản phẩm.
BIDV cũng cần chú trọng công tác quy hoạch phát triển mạng lưới hệ thống các chi nhánh tại các vị trí trọng điểm, các địa bàn tiềm năng. Với một mạng lưới rộng khắp sẽ giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch, có cơ hội được tiếp cận với dịch vụ Ngân hàng nhanh chóng, dễ dàng. Việc thu hút khách hàng đặc biệt là huy động tiền gửi từ khách hàng cá nhân và cung ứng dịch vụ cũng dễ dàng hơn.
Cần nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin trong việc huy động vốn. Hội sở chính cần tích cực nghiên cứu và triển khai các sản phẩm tiết kiệm qua internet mà người gửi tiền khi có tài khoản tại Ngân hàng có thể tự