Kinh nghiệm của Trung Quốc

Một phần của tài liệu 0426 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh hà đông trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

Những vấn đề mà các ngân hàng Trung Quốc đang gặp phải:

- Thiếu vốn, dư thừa lao động, thiếu minh bạch và các núi nợ khó đòi. - Quá trình cải cách đang tiến hành nhưng không mấy suôn sẻ.

- Hầu hết hoạt động của ngân hàng Trung Quốc đều xoay quanh 4 ngân hàng quốc doanh, 4 ngân hàng này nắm giữ tới 70% tài sản của toàn hệ thống ngân hàng. Các khoản nợ khó đòi là vấn đề đáng lo ngại nhất đối với ngân hàng quốc doanh Trung Quốc.

- Hoạt động của các ngân hàng quốc doanh cần thương mại và cạnh tranh hơn nữa, dừng ngay việc cho vay các doanh nghiệp nhà nước thiếu vốn nhưng làm ăn thua lỗ.

- Các NHNNg hoạt động tại Trung Quốc cũng được khuyến cáo không nên trông đợi vào những cam kết không rõ ràng của chính phủ về việc hoàn nợ thay cho các công ty Trung Quốc.

- Thành lập 4 công ty quản lý tài sản nhằm mua lại các khoản nợ khó đòi của các ngân hàng quốc doanh.

- Cơ cấu lại các ngân hàng để tiến hành tư nhân hóa (đang tiến hành cổ phần hóa ngân hàng thương mại quốc doanh).

Các nhà phân tích cho rằng những giải pháp của Chính phủ Trung Quốc đối với vấn đề của hệ thống ngân hàng quốc doanh mới chỉ giải quyết những triệu chứng” của “căn bệnh” mà chưa nhằm vào những nguyên nhân gốc rễ. Chừng nào chính phủ còn coi các ngân hàng như các tổ chức chính sách của mình chứ không phải các thực thể của kinh tế thị trường thì công việc cải cách ngân hàng sẽ không thể nào phát huy tác dụng tối đa.

1.3.3 Kinh nghiệm của các nước châu Á

Ở các nước này, hội nhập quốc tế nhìn chung phần lớn là do yêu cầu phải cải cách lại hệ thống ngân hàng đã bị tổn thất nghiêm trọng. Quá trình hội nhập quốc tế của các nước này có một số đặc điểm chung: Các ngân hàng bị sụp đổ và yếu kém được sáp nhập và một số bị quốc hữu hoá khi Chính phủ phải đứng ra xử lý các khoản nợ của ngân hàng. Các ngân hàng này được tư nhân hoá ngay khi đã hồi phục thông qua việc cấp vốn bổ sung và bán danh mục nợ xấu. Các NHNNg được mời làm đối tác chiến lược để tiếp quản điều hành các ngân hàng yếu kém. Đồng thời Chính phủ các nước này cũng mở rộng phạm vi dịch vụ mà các NHNNg được phép cung cấp và thực hiện cải cách mạnh mẽ trong lĩnh vực thanh tra, giám sát an toàn theo hướng làm cho NHTW độc lập hơn. Một số tách riêng vai trò thanh tra, giám sát và chính sách tiền tệ bằng cách thành lập cơ quan thanh tra riêng. Ngoài ra, các nước cũng tăng cường và áp dụng nghiêm túc các luật điều chỉnh về quyền sở hữu của các ngân hàng.

1.3.4 Bài học rút ra để vận dụng vào hoạt động ngân hàng ở Việt Nam

Qua kinh nghiệm một số nước trong khu vực, định hướng phát triển công nghiệp hóa ở Việt Nam gần giống với các nước ASEAN, diễn ra trong môi trường quốc tế thuận lợi, nền kinh tế thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ chính sách kinh tế và sự phát triển của hệ thống ngân hàng của các nước châu Á trong tiến trình công nghiệp hóa cần rút ra những bài học kinh nghiệm sau :

Thứ nhất, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối vốn, trước hết để thực hiện thành công công nghiệp hoá- hiện đại hóa, Chính phủ nên sớm có một khung pháp lý lành mạnh cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa như Singapore. Đồng thời, việc sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô cũng như những hạn chế mục tiêu thời kỳ đầu là cần thiết để kìm chế sự bùng nổ cho vay, cho vay quá nhiều mà ngân hàng khó kiểm soát được chất lượng tín dụng, hoặc đẩy mạnh tín dụng phát triển kinh tế theo “kiểu bong bóng” là nguy cơ tổn thương của hệ thống ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng các hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông vốn trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu đãi tín dụng... để nâng cao chất lượng tín dụng.

Thứ ba, khi định chế tài chính trong nước còn yếu kém, nhất là khi hệ thống ngân hàng chưa đủ khả năng phân phối tín dụng một cách hữu hiệu, việc tự do hóa thị trường vốn ngắn hạn là rất nguy hiểm. Dòng vốn tư bản ngắn hạn ồ ạt gây hiện tượng “thừa vốn”, dẫn đến tình trạng lãng phí, hâm nóng thị trường bất động sản, và sự đảo ngược dòng vốn này gây ra bất ổn trong thị trường tài chính.

Thứ tư, cần có sự can thiệp kịp thời của Chính phủ đối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp ưu tiên hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình

hành động bước đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát vốn. Tuy nhiên nếu sự can thiệp quá mức mang tính áp đặt của Chính phủ vào hoạt động ngân hàng sẽ trở nên bị gò bó, thiếu tính linh động, gây khó khăn cho ngân hàng trong tiến trình hội nhập quốc tế.

Thứ năm, theo kinh nghiệm của một số nước như Thái Lan, Hàn Quốc ... nên thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu tài trợ những ngành nghề then chốt trọng điểm hướng đến xuất khẩu và đổi mới công nghệ.

Nghiên cứu về thực tiễn chính sách phát triển kinh tế và ngân hàng tại các nước châu Á đã chứng minh công nghiệp hóa là con đường tất yếu khách quan để các nước thoát khỏi đói nghèo lạc hậu. Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quan trọng hàng đầu giải quyết nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa. Từ đặc điểm kinh tế xã hội Việt Nam cùng với việc phát huy những kinh nghiệm quý báu là những bài học cần thiết để phát triển hệ thống ngân hàng, khai thác, huy động và sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hội nhập kinh tế là tiền đề cho sự phát triển bền vững và lớn mạnh của đất nước, một nền kinh tế. Mở cửa kinh tế chính là mở ra những cơ hội và thách thức mà một nền kinh tế phải trải qua để đạt được những thành tựu mong muốn. Đặc biệt là nước có xuất phát điểm thấp như Việt Nam khi mở cửa tham gia hội nhập vào nền kinh tế quốc tế thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng.

Trong xu thế hội nhập ngày nay nâng cao năng lực cạnh tranh là khẳng định tiềm lực, năng lực của nền kinh tế. Đây là điều kiện tất yếu và tiên quyết nhất cho sự phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân Nâng cao năng lực cạnh tranh là một điều kiện tất yếu đối với các NHTM Việt Nam nhằm đứng vững, phát triển, và chiến thắng trong cạnh tranh.Các tác động tích cực của hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng dẫn đến sự phát triển chung của nền sản xuất xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong chương I của luận văn đã đề cập đến các khái nhiệm về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của một NHTM, hội nhập, cũng như khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa thị trường tài chính. Đồng thời chương I cũng hệ thống hóa các đặc điểm họat động của các NHTM trong bối cảnh toàn cầu hóa, từ đó làm tiền đề để phân tích các hoạt động của NHTMCP Quốc tế chi nhánh Hà Đông hiện nay ở chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾVIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HÀ ĐÔNG

2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Hà Đông (VIB Hà Đông) là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 27 tháng 03 năm 2008, trụ sở đặt tại Km10 Nguyễn Trãi Hà Đông, Hà Nội. Sau hơn 4 năm hoạt động, VIB Hà Đông đã không ngừng phát triển vượt trội và được đánh giá là một trong những đơn vị có tốc độ phát triển nhanh, mạnh và ổn định của hệ thống.

Một số chỉ tiêu đơn vị đã đạt được tính đến hết tháng 31/12/2012 như sau: Tổng tài sản: 393 tỷ đồng; tổng dư nợ: 366.36 tỷ đồng, tổng huy động: 378 tỷ đồng; lợi nhuận 14.2 tỷ đồng; số lượng cán bộ nhân viên hiện có 41; số lượng khách hàng: 3.000 khách hàng. VIB Hà Đông luôn luôn là lá cờ đầu trong công tác kinh doanh với những giải thưởng: đơn vị kinh doanh xuất sắc nhất , phòng giao dịch có hoạt động khách hàng doanh nghiệp xuất sắc nhất, đơn vị có lợi nhuận trên đầu người cao nhất và là một trong 20 phòng giao dịch có tổng tài sản lớn nhất.

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB Hà Đông luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”. Một trong những sứ mệnh được ban lãnh đạo VIB Hà Đông xác định ngay từ ngày đầu thành lập là “Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”. Do vậy, hiện VIB Hà Đông đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) 2011/2010 2012/2011 Vốn huy động 110.482 255.131 378.291 130,9 3 48,2 7 Vốn điều chuyển 2.750 42 3 10.579 - 84.60 2.398,32 Vốn chủ sở hữu 8.560 12.340 14.212 44,15 15,1 7 Tổng nguồn vốn 121.792 267.894 403.082 119,9 6 50,4 6

để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý

Sơ đồ 3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam chi nhánh Hà Đông

2.1.3 Sơ lược về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Hà Đông năm 2010 - 2012

2.1.3.1 Hoạt động nguồn vốn

Bảng 2.1: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

2011/2010 2012/201 1

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư

86.765 245.745 352.199 183,2

3

43.3 2

Tiền gửi, tiền vay TCTD - điều chuyển vốn trong hệ thống với HO 2.750 423 10.579 - 84.60 2.398,32 Nguồn khác- TG cac TCKT, ký quỹ... 20.965 8.962 15.512 - 57,25 73,0 9 Tổng vốn huy động 110.481 255.130 378.291 86,1 64,2 7

(nguồn :báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh)

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng mạnh qua 3 năm. Tổng nguồn vốn hoạt động năm 2011 đạt 267.894 triệu đồng tăng 119,96% so với năm 2010; sang năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 403.082 triệu đồng tăng 50,46% so với năm 2011. Vậy nguyên nhân khiến tổng nguồn vốn tăng mạnh là gì? Để trả lời câu hỏi này ta sẽ đi xem xét từng khoản mục trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.

40000 0 35000 0 30000 0 25000 0 20000 0 15000 0 10000 0 50000 0 Vốn huy động ■ 2010 ■ 2011

Biểu đồ 1: Biểu đồ tình hình huy động vốn của ngân hàng 36

- Vốn huy động: đây được xem là nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng (chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng nguồn vốn). Vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh qua các năm. Vốn huy động năm 2011 đạt 255.131 triệu đồng tăng 130,93% so với năm 2010, sang năm 2012 vốn huy động đạt 378.291 triệu đồng tăng 48,27% so với năm 2011.

Bảng 2.1.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG

gửi của tổ chức kinh tế trong đó tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng cao (trên 50%/năm) và tăng qua các năm. Năm 2011, tiền gửi tiết kiệm đạt 245.745 triệu đồng tăng 183,23% so với năm 2010, sang năm 2012 tiền gửi tiết kiệm đạt 352.199 triệu đồng tăng 43,32% so với năm 2011. Tiền gửi tăng là do đời sống của người dân từng bước nâng lên, thu nhập được cải thiện, hoạt động của ngân hàng tạo được lòng tin của người dân nên khiến họ hoàn toàn an tâm gửi tiền vào ngân hàng. Mặt khác, ngân hàng cũng đưa ra các kỳ hạn huy động rất linh hoạt như kỳ hạn tuần, tháng để người dân lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng của mình và có thể được rút tiền trước thời hạn khi có việc cần nhưng vẫn được hưởng theo lãi suất không kỳ hạn. Ngoài ra, ngân hàng còn mở thêm hình thức tiết kiệm dự thưởng và

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tốc độ tăng trưởng (%) 2011/2010 2012/201 1 - Không kỳ hạn 10,380 8,783 3,738 - 15,39 -57,44 - Có kỳ hạn < 12 tháng 84,298 184,443 260,579 118,8 41,2 8 - Có kỳ hạn > 12 tháng 13,052 61,48 1 87,882 371,0 5 42,9 4 Tổng vốn huy động 107.73 1 254.707 352.199 3 136,4 8 38,2

ưu đãi, khi khách hàng gửi tiền sẽ được rút thăm trúng thưởng các hiện vật có giá trị nên cũng huy động được nhiều từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư.

Bên cạnh tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi của tổ chức kinh tế trong 3 năm qua cũng biến động mạnh. Năm 2011 ngân hàng huy động được 8.962 triệu đồng giảm

57,25% so với năm 2010, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như trong nước khiến cho các doanh nghiệp hoạt động cầm chừng và gặp nhiều khó khăn do giá cả chi phí tăng mạnh trong khi đó để tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp không thể tăng giá bán tương ứng với giá thành sản xuất do đó phải huy động mọi nguồn tiền để giữ vững hoạt động và hoạt động cầm chứng do đó nguồn tiền nhàn rỗi trước đây gửi ngân hàng buộc được sử dụng đẻ duy trì hoạt động. Tuy nhiên sang năm 2012 tiền gửi của tổ chức kinh tế tăng, ngân hàng huy động được 15.512 triệu đồng tăng 73,09% so với năm 2011. Tiền gửi tăng là do Ngân hàng đã có những chính sách hợp lý và hoạt động hiệu quả đã thu hút được sự đầu tư cũng như quan tâm của các doanh nghiệp. Ngoài ra do những chính sách về lãi suất dã giúp các doanh nghiệp phần nào tháo gỡ được những khó khăn về chi phí và hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn do đó dòng tiền lưu chuyển cũng như nguồn tiền nhàn rỗi cũng được luân chuyển qua Ngân hàng nhiều hơn.

■Tiền gửi tiết kiệm của dâi

■Tiền gửi, tiền vay TCTD

■Nguồn khác- TG cac TCl quỹ...

, 20Ị0. __ .20’’ 2012

Biểu đồ2: Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu 0426 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh hà đông trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w