Xây dựng chiến lược Marketing và tăng cường thực hiện công tác chăm sóc

Một phần của tài liệu 0426 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh hà đông trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

sóc khách hàng

Tăng cường hiệu quả công tác Marketing ngân hàng. Để tăng cường hiệu quả công tác marketing, các NHTM cần phân đoạn chính xác thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có biện pháp chủ động tiếp cận khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ của mình. Các biện pháp truyền thống thường được sử dụng là quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, mạng internet...), áp dụng marketing Four Mix (Product, Price, Place, Promotion). Trong đó, tích cực thực hiện các hoạt động quan hệ với khách hàng nhằm đi sâu tìm hiểu và thu nhận các thông tin từ phía khách hàng để có những phương hướng, biện pháp điều chỉnh thích hợp, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM. Hoạt động Marketing tốt không những tăng tuy tín, thương hiệu mà còn góp phần giúp NHTM thu được lợi nhuận nhiều hơn, vững mạnh hơn và phát triển hơn.

Marketing ngân hàng là công cụ hữu hiệu thu hút khách hàng. Khách hàng là lực lượng “nuôi sống” toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng, vì vậy việc duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng là công việc quan trọng, quyết định sự thành bại trong kinh doanh của ngân hàng. Hoạt động marketing ngân hàng giúp thực hiện được điều đó bởi mục tiêu của marketing ngân hàng là thoả măn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Marketing là công cụ kết nối hoạt động của ngân hàng với thị trường. Mỗi NHTM đều có những hoạt động gắn kết với thị trường như: Nghiên cứu thị trường để phát hiện những cơ hội và thách thức trong kinh doanh, hoạt động nghiên cứu nội lực để nhận thức điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp, hoạt động điều chỉnh

thiết kế dịch vụ phù hợp nhu cầu của thị trường, hoạt động quảng cáo giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên thị trường... Bản chất hoạt động marketing của ngân hàng là quá trình xác định khả năng của ngân hàng trên cơ sở xem xét mối quan hệ tương quan giữa mục tiêu nhiệm vụ của ngân hàng với kết quả phân tích thị trường và nguồn lực hiện có, từ đó lựa chọn các chiến lược kinh doanh phù hợp với năng lực của ngân hàng và đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Marketing là công cụ cải thiện các nguồn lực, là cơ sở kiến tạo năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Các nguồn lực của ngân hàng bao gồm: năng lực điều hành của Ban quản trị ngân hàng, quy mô vốn và tnh hnh tài chính, công nghệ cung ứng dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, công tác quản trị và kiểm soát. với chức năng thoả măn nhu cầu của khách hàng và thích ứng với thị trường, hoạt động marketing hỗ trợ và làm cho các nguồn lực ngân hàng thực sự trở nên có giá trị, được thị trường và khách hàng tiếp nhận.

Thông qua việc nghiên cứu vai trò của hoạt động marketing ngân hàng, có thể khẳng định chắc chắn đây là công việc rất cần thiết trong hoạt động của ngân hàng, là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Chính vì vậy, các ngân hàng cần chú trọng phát triển công tác marketing ngân hàng để đứng vững và đi lên trong cơ chế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Xác định khách hàng mục tiêu, xây dựng chiến lược khách hàng và tăng cường phát triển mạng lưới

Xây dựng chiến lược khách hàng đúng đắn, ngân hàng và khách hàng luôn gắn bó với nhau, phải tạo ra, giữ vững và phát triển mối quan hệ lâu bền với tất cả khách hàng. Cần đánh giá cao khách hàng truyền thống và khách hàng có uy tín trong giao dịch ngân hàng. Đối với những khách hàng này, khi xây dựng chiến lược ngân hàng phải hết sức quan tâm, gắn hoạt động của ngân hàng với hoạt động của khách hàng, thẩm định và đầu tư kịp thời các dự án có hiệu quả rõ ràng.

Ngoài ra, các đặc tính sản phẩm từ các ngân hàng đều có điểm giống nhau nên việc tạo ra sự khác biệt là hết sức quan trọng. về chiến lược thu hút tiền gửi, cần xây dựng một hệ thống thanh toán điện tử rộng khắp nhằm tạo cho dân chúng

thói quen sử dụng tài khoản ngân hàng. Đồng thời, những thủ tục rắc rối cần được cắt giảm để tạo thuận lợi tối đa cho khách hàng.

Bên cạnh đó, để đẩy mạnh tín dụng cần tạo được quy trình cung cấp linh hoạt sản phẩm của ngân hàng, đặc biệt đối với khách hàng tiềm năng có thể đưa ra điều kiện cho vay và lãi suất ưu đãi hơn theo thoả thuận giữa hai bên.

Một phần của tài liệu 0426 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTM CP quốc tế việt nam chi nhánh hà đông trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 100)

w