Những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu 0331 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 68)

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG CHO VAY Dự

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

2.3.2.1. Một số quy định cho vay của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

đôi khi còn quá chặt chẽ

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam đã ban hành đầy đủ các quy trình, quy định làm cơ sở cho các chi nhánh thực hiện đồng bộ trong toàn hệ thống. Các quy trình, quy định này đuợc ban hành với mục đích giúp cho hoạt động của NHCT phát triển ngày một ổn định, an toàn, bền vững và hiệu quả.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có một số quy định khi áp dụng lại làm ảnh huởng đến khả năng cạnh tranh của các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam (trong đó có Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội) so với các NHTM khác trên địa bàn. Điển hình nhu:

-Trong Quy định số 222/QĐ-HĐQT-NHCT35 ban hành ngày 26/12/2010 và Công văn số 2760/CV-NHCT35 ban hành ngày 27/5/2010 thì mức vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án tối thiểu bằng 40% tổng mức vốn đầu tu sau khi trừ đi phần vốn luu động của dự án (truờng hợp thời hạn cho vay đến 3 năm), tối thiểu bằng 46% tổng mức vốn đầu tu sau khi trừ đi phần vốn luu động của dự án (truờng hợp thời hạn cho vay từ 3 đến 5 năm) và tối thiểu bằng 50% tổng mức vốn đầu tu sau khi trừ đi phần vốn luu động của dự án (truờng hợp thời hạn cho vay trên 5 năm).

Đây đuợc xem là hạn chế của Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội trong công tác cho vay DAĐT do rất khó cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn.

2.3.2.2. Chưa có hệ số định mức tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư

Các chỉ tiêu thẩm định xét về nội dung hầu hết đuợc xây dựng tính toán từ các thành phần liên quan đến doanh thu và chi phí của dự án. Hiệu quả của dự án là sự so

sánh giữa kết quả và chi phí, do đó, để có thể đánh giá đúng hiệu quả của DAĐT, cần xác định chính xác hai yếu tố trên. Khi xác định doanh thu và chi phí, cần phải nắm vững tất cả các khoản mục có thể phát sinh từ các loại doanh thu và chi phí chung đến

tất cả các loại doanh thu và chi phí riêng có của các dự án đặc thù, từ đó mới tính đuợc

các chỉ tiêu cần thiết để đánh giá hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, hiện nay Ngân hàng TMCP Công thuơng Việt Nam (trong đó có cả Chi nhánh TP Hà Nội) vẫn chua có một

hệ số định mức tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính ở từng ngành, lĩnh vực, nên đã làm cho việc đánh giá hiệu quả DAĐT đôi khi chua thật sự chính xác. Đây cũng

là một hạn chế của Chi nhánh trong công tác thẩm định cho vay DAĐT.

2.3.2.3. Hệ thống thông tin về khách hàng và dự án còn chưa đầy đủ và có nhiều hạn chế

- Hệ thống thông tin phục vụ đánh giá, xếp loại khách hàng

Một hệ thống thông tin đầy đủ về khách hàng nhu: lịch sử hình thành và quá trình

phát triển, năng lực tài chính, mức độ tín nhiệm, đội ngũ quản lý, điều hành là cơ sở hết

sức quan trọng giúp cho việc thẩm định, xếp loại, đánh giá khách hàng, phục vụ cho công

tác tín dụng của ngân hàng. Nếu hệ thống này không đầy đủ sẽ ảnh huởng rất lớn đến khả

năng đánh giá, thẩm định khách hàng của các ngân hàng.

Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc NHNN (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện

công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức

tín dụng. Cơ chế thu thập thông tin của CIC theo Quy chế hoạt động thông tin tín dụng

do NHNN ban hành. Trong đó, quy định các tổ chức tín dụng theo định kỳ có trách nhiệm báo cáo các thông tin liên quan đến khách hàng cho CIC và các tổ chức tín dụng

đuợc quyền khai thác thông tin của CIC. Trên thực tế, các thông tin hiện có của CIC có

độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Những thông tin cần thiết để xác

định lịch sử, độ tin cậy của ban điều hành doanh nghiệp hầu nhu không có. Mặt

khác, do

chua thực sự ý thức về tầm quan trọng của tính cập nhật và chính xác về thông tin nên

các tổ chức tín dụng chua có sự quan tâm đúng mức đến các thông tin, dữ liệu khi báo

nội bộ về khách hàng để hỗ trợ cho các chi nhánh, tuy nhiên, do lượng thông tin chưa nhiều và cũng chưa được cập nhật thường xuyên nên các chi nhánh vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong quá trình thẩm định, đánh giá khách hàng.

- Hệ thống thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án

Ngoài hệ thống thông tin dùng để đánh giá khách hàng thì ngân hàng cần phải có hệ thống thông tin nhằm xác định, kiểm tra các thông số đầu vào, đầu ra của dự án, nhất là các thông số về thị trường các nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra của sản phẩm.

Tuy nhiên, hiện nay, trong quá trình thẩm định dự án, các thông số được sử dụng để phục vụ cho công tác thẩm dịnh lại là các thông số được lấy từ mạng Internet

với tính hệ thống và chưa được kiểm chứng làm ảnh hưởng nhiều đến việc đánh giá hiệu quả cũng như mức độ rủi ro của dự án. Đây là một hạn chế rất lớn của các NHTM

(bao gồm cả Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam -Chi nhánh TP.Hà Nội) trong công tác thẩm định và cho vay DAĐT.

2.3.2.4. Chỉ có quy trình cho vay DAĐT chung, chưa có quy trình cụ thể cho từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư

Từng ngành nghề, từng lĩnh vực đầu tư đều có những nét đặc trưng, đặc thù riêng dẫn đến mức độ rủi ro và các dấu hiệu rủi ro của từng ngành nghề cũng khách nhau. Vì thế, nếu áp dụng một quy trình cho vay DAĐT chung cho tất cả các ngành nghề và lĩnh vực đầu tư thì sẽ khó để có thể phát hiện và đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng dự án.

Ngày 18/02/2006, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã ban hành quy trình cho vay DAĐT mã số QT.05.01 (kèm theo Quyết định số 2207/QĐ-NHCT5), tuy

nhiên, đây lại là quy trình cho vay DAĐT chung cho tất cả các ngành nghề và đến thời

điểm hiện nay, vẫn chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết cho từng ngành nghề, từng lĩnh

vực đầu tư, nhất là các ngành nghề chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay. Điều

này đã làm các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam nói

chung và Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh TP Hà Nội nói riêng gặp nhiều hạn chế trong công tác thẩm định cho vay DAĐT cũng như công tác phòng

ngừa rủi ro tín dụng.

2.3.2.5. Cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn trong các

ngành nghề mà ngân hàng cho vay

Năng lực và kinh nghiệm của cán bộ thẩm định, cán bộ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến chất luợng tín dụng nói chung và chất luợng cho vay DAĐT nói riêng của ngân hàng. Tuy nhiên, hiện nay, đội ngũ cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định tại Chi nhánh đa số còn khá trẻ, chua có nhiều kinh nghiệm cũng nhu kiến thức chuyên môn, kỹ thuật trong các ngành nghề mà ngân hàng cho vay (tuổi đời bình quân của cán bộ thẩm định và cán bộ tại Chi nhánh là từ 27-29 tuổi nên không thể nắm bắt đuợc hết những bất hợp lý cả dự án, những vấn đề cần tập trung cũng nhu không đánh giá hết đuợc những rủi ro có thể phát sinh của dự án. Điều này ảnh huởng rất lớn đến chất luợng thẩm định và cho vay DAĐT của Chi nhánh.

2.4. CÁC NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU DẪN ĐẾN NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI

TRONG CHO VAY Dự ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 0331 giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w