Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý nhất là chính sách liên quan tới tín dụng, tạo môi trường thuận lợi cho tổ chức tín dụng và các DN hoạt động, đó là điều kiện cần thiết để nền kinh tế nước ta có thể phát triển ổn định.
Xác định rõ và tăng cường hỗ trợ vai trò của các DNL trong nền kinh tế, chú trọng phát triển các doanh nghiệp Lào thành các doanh nghiệp thật sự lớn mạnh.
Nhà nước cũng cần đảm bảo sự bình đẳng trong hoạt động tín dụng ngân hàng với các doanh nghiệp lấy hiệu quả kinh doanh là tiêu chí hàng đầu để đánh giá.
Việc xây dựng thị trường đồng bộ lớn mạnh trong sạch cũng là việc làm cần tiếp tục thúc đẩy,các DNL thường có niêm yết trên thị trường chứng khoán vì vậy việc xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện để quản lý thi trường chứng khoán phòng chống các hoạt động lũng đoạn thao túng thị trường gây những biến động bất ổn làm tăng giảm giá chứng khoán một cách phi thị trường cũng là điều vô cùng cần thiết để tạo sự ổn định cho việc sản xuất của các DN. Hoạt động kiểm toán cũng cần được thúc đẩy phát triển cũng là một yếu tố làm trong sạch thị trường.
Thực hiện các chính sách kiềm chế lạm phát, bình ổn giá, giữ vững giá trị của đồng Kip so với các loại ngoại tệ khác như vậy lãi suất mới được ổn định, hoạt động của các NH và doanh nghiệp cũng từ đó hạn chế được khó khăn.
Cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, tiếp tục với các chính sách mở của kinh doanh hợp tác nước ngoài để các doanh nghiệp được mở rộng sản xuất, thúc đẩy các doanh nghiệp lớn vươn xa ra khỏi thị trường trong nước khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 •
Chương 3 tác giả trình bày định hướng chiến lược và mục tiêu phát triển của Ngân hàng LVB trong giai đoạn 2018-2020. Đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng đối với KHDN lớn của LVB trong thời gian tới như. Để thực hiện được các giải pháp đó cần có sự tham gia của các cơ quan nhà nước như Chính phủ Lào cũng như NHNN Lào.
KẾT LUẬN
•
Hoạt động tín dụng của NHTM có vai trò rất lớn trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển đất nước. Trước tình hình kinh tế nhạy cảm hiện nay, số dư nợ quá hạn và xấu của các ngân hàng tăng cao, đòi hỏi các NHTM cần đề ra các biện pháp để nâng cao chất lượng nghiệp vụ tín dụng, đảm bảo an toàn vốn vay, hạn chế thấp nhất các rủi ro có thể xảy ra. Ngân hàng liên doanh Lào Việt cũng không ngừng hoàn thiện, mở rộng và tích cực đưa ra nhiều chiến lược để nâng cao chất lượng hoạt động nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu và thực tế ghi nhận được trong quá trình làm việc tại ngân hàng, đề tài đã đạt được những kết quả như sau:
Một là, Có cách nhìn tổng quan về hoạt động tín dụng và hiểu được sâu hơn về chất lượng tín dụng NHTM đối với KH nói chung và KHDN lớn thông qua khái niệm, các tiêu thức đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng... từ đó có cơ sở nhìn nhận, đánh giá thực tiễn chất lượng tín dụng của Ngân hàng LVB
Hai là, Xem xét được quá trình hình thành và phát triển ngân hàng LVB, thực trạng hoạt động tín dụng đối với KHDN lớn tại Ngân hàng, phân tích đánh giá được chất lượng tín dụng từ đó tìm ra được các tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó.
Ba là, Trên cơ sở đánh giá ở trên cùng với những phương hướng nhiệm vụ của Ngân hàng trong thời gian tới, đưa ra một số giải pháp cho ngân hàng nên thực hiện để nâng cao chất lượng tín dụng KHDN lớn. Đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN và các tổ chức cá nhân có liên quan để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thực hiện các giải pháp đó.
Đây là một vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề cấp vĩ mô và vi mô. Mặt khác, do những hạn chế của bản thân nên đề
tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và sự đóng góp của các nhà khoa học để đề tài của tác giả được hoàn thiện hơn./.
1. Ngân hàng Lào Việt:
https://www. laovietbank.com.la
2. Đại sứ quán Việt Nam tại Lào
www.mofa.gov.vn
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị định Số: 56/2009/NĐ-CP của Việt Nam ban hành ngày 30/06/2009 2. Nguyễn Thị Thu Đông, 2012, “Nâng cao chất lượng tín dụng tại NHTMCP
Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập ”
3. Jonothan Golin (2014), The bank credit analysis hanbook. A guide for analysts’ bankers and investors.
4. Hiệp hội Doanh nghiệp Lào, Báo cáo thuờng niên 2015,2016,2017 5. Luật doanh nghiệp của Lào số 11/QH ngày 9/11/2015
6. Xanachai Phadouangdeth, 2014, “Nâng cao hiệu quả chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Liên doanh Lào - Việt chi nhánh Champasak
7. Phonsouk Phommachanh (Viên Chăn 2010), “Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp - chi nhánh tỉnh Champasak, Lào
8. Nguyễn Văn Tiến (2014), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.
9. Nguyễn Đình Phan, Đặng Ngọc Sự (2016), Quản trị chất lượng, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
10.Ngân hàng LVB, Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức
11.Ngân hàng LVB, Báo cáo hoạt động kinh doanh thuờng niên giai đoạn 2015-2017
12.Nguyễn Thị Minh Hiền (2016), Marketing Ngân hàng, NXB Lao Động. 13.Tô Ngọc Hung (2016), Giáo trình Ngân hàng thương mại,, NXB Dân Trí 14.Quốc hội Lào (2006), Luật NSNN sửa đổi bổ sung số 02/QH, ngày
26/12/2006.
15.Quốc hội Lào (2006), Luật sửa đổi Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, số 02/QH, ngày 26/12/2006.