Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp lớn tại các

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng liên doanh lào việt,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 91)

NGHIỆP LỚN TẠI CÁC NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI LÀO

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp lớn tạicác ngân hàng trong nước và quốc tế các ngân hàng trong nước và quốc tế

1.4.1.1 Ngân hàng Thương mại Siam Thái Lan

Siam Commercial Bank (SCB) là ngân hàng lớn thứ 3 của Thái Lan hiện nay dựa trên quy mô tài sản. Tính đến cuối năm 2017, ngân hàng SCB hiện có khoảng hơn 2.100 chi nhánh, phòng giao dịch và 11.678 máy rút tiền. Giá trị vốn hoá thị trường của SCB đạt khoảng hơn 20 tỷ USD. Hiện nay Ngân hàng Siam Thái Lan là một trong những ngân hàng có lượng khách hàng doanh nghiệp lớn nhất tại Thái.

Ngân hàng Kasikon Thái Lan đã nâng cao uy tín của mình thông qua việc đơn giản hoá các thủ tục cho vay để đáp ứng kịp nhu cầu vốn của khách hàng, tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị, đầu tư nâng cấp trang thiết bị hiện đại. Nhờ vậy, ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng và do đó có nhiều cơ hội lựa chọn khách hàng tốt nhất để đầu tư nâng cao chất lượng tín dụng.

Ngân hàng Siam còn rất chú trọng đến khâu lựa chọn khách hàng và thẩm định phương án vay vốn. Ngoài ra, sau khi cho vay các ngân hàng thường xếp loại tín dụng để phòng ngừa rủi ro theo hướng:

2. Quỹ dự phòng được lập cho các khoản tín dụng bị xếp loại tín dụng có nghi ngờ ở mức tỷ lệ 50% và nợ mất trắng ở mức 100%.

3. Nợ kém tiêu chuẩn ngân hàng được quyền xử lý.

Ngoài ra, ban giám đốc ngân hàng còn chú ý tới các khoản nợ cần lưu ý (những khoản nợ này tốt hơn nợ kém tiêu chuẩn nhưng có một số yếu điểm về rủi ro như các hợp đồng rút quá số dư hạn mức, những khoản nợ không trả lãi đúng hạn hay trả lãi thấp hơn bình thường...) để sớm đưa ra giải pháp nhằm đưa những khoản nợ này thành những khoản nợ bình thường.

Do vậy tỷ lệ nợ xấu của Siam đã giảm từ 2,94% năm 2016 xuống còn 2,12% trong năm 2017.

1.4.1.2 Các ngân hàng thương mại của Mỹ

Quan điểm chung trong việc đảm bảo chất lượng vốn trong kinh doanh cho các doanh nghiệp của các ngân hàng Mỹ là: quản lý tài sản có, quản lý tài sản nợ với chi phí ít, rủi ro thấp, hiệu quả cao, lợi nhuận nhiều. Nội dung chủ yếu nhằm quản lý có hiệu quả đó là:

- Phân loại, sàng lọc và giám sát khách hàng trong quá trình vay vốn, đầu tư tín dụng của ngân hàng nắm chắc và tập hợp các thông tin, tin cậy về khách hàng (thông tin tài chính, hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, tiền lương và uy tín của doanh nghiệp...).

- Đa dạng hoá các đối tượng vay, các khách hàng vay vốn, không tập trung vốn cho một số khách hàng hoặc một số ngành hàng để phân tán bớt khả năng rủi ro nếu để xảy ra.

- Các yêu cầu về vật thế chấp với các khoản vay thường rất chặt chẽ với người vay. Thậm chí với các khoản vay khó dự tính được chất lượng, các NHTM giữ lại một phần tiền vay làm bảo đảm cho vay.

- Để xử lý nợ xấu, Mỹ thành lập Công ty Tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ (The Resolution Trust Company in the United State - RTC). Như một

cơ quan nhà nước, RTC được thành lập với các mục tiêu: (i) Tối đa hóa thu nhập ròng từ việc bán tài sản được chuyển nhượng; (ii) Tối thiểu hóa các tác động lên các thị trường địa ốc và thị trường tài chính nội địa; (iii) Tối đa hóa việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp. RTC thực hiện việc xử lý đối với cả hai loại nợ luân chuyển thông thường và nợ tồn đọng, khó xử lý.

1.4.1.3. Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank)

Ngân hàng Công thương Vietinbank là một trong những NHTM lớn nhất tại Việt Nam hiện nay. Bên cạnh hoạt động tín dụng và nguồn vốn truyền thống, VietinBank chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, tổng thu phí dịch vụ năm 2017 đạt gần 4 nghìn tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2016. VietinBank phát triển sản phẩm đầu tư hiện đại, tiếp tục giữ vững vai trò là ngân hàng tạo lập thị trường với tổng quy mô hoạt động đầu tư đạt 243 nghìn tỷ đồng. Hoạt động của công ty con và chi nhánh nước ngoài tăng trưởng mạnh với tổng lợi nhuận trước thuế ước đạt 560 tỷ đồng, tăng 39% so với năm 2016.

Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất cũng như giành giật khách hàng của các NHTM khác, Vietinbank luôn quan tâm đặc biệt tới công tác khách hàng doanh nghiệp lớn. Các phương thức tài trợ truyền thống như: cho vay trung và dài hạn có bảo đảm, thanh toán L/C, chiết khấu thương phiếu,... ngày càng được ngân hàng hoàn thiện và phát triển. Bên cạnh đó, Vietinbank cũng không ngừng phát triển thêm các phương thức tài trợ mới để đảm bảo đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn cho khách hàng như: Cho vay ứng trước từ hàng xuất khẩu, mở tín dụng trả chậm,.

Nguồn thông tin thu thập được trong quá trình cho vay ngày càng phong phú và đa dạng. Nếu như trước đây các thông tin về khách hàng dùng để phân tích thường được cung cấp bởi khách hàng, thì hiện nay ngoài thông tin từ khách hàng vay vốn, ngân hàng còn tiến hành thu thập thông tin từ các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên ngân hàng, các văn bản pháp

luật, thông tin từ Trung tâm phòng ngừa rủi ro, thông tin từ CIC, thông tin từ các cơ quan kiểm toán. Ngoài ra, trong điều kiện hiện nay, các cán bộ còn đuợc trang bị và hỗ trợ khá tốt với những phuơng tiện cần thiết nhu máy tính nối mạng, điện thoại, máy fax,. Điều này một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhanh chóng có đuợc những thông tin cần thiết, thu giảm thời gian thẩm định, mặt khác giúp cho các cán bộ dễ dàng hơn trong quá trình thu nợ, quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng.

Vietinbank luôn bám sát yêu cầu thực tế của các doanh nghiệp để đầu tu kịp thời vào các ngành kinh tế then chốt. Với phuơng châm luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt với trang thiết bị hiện đại, ngân hàng đã có khả năng đáp ứng cho khách hàng các loại sản phẩm với chất luợng cao nhất, các dịch vụ của ngân hàng ngày càng phong phú. Đặc biệt, ngân hàng này đã áp dụng dịch vụ trọn gói (từ mở tài khoản, cho vay, mua bán ngoại tệ đến thanh toán XNK.) cho khách hàng lớn của mình, điều này đã đuợc khách hàng trong và ngoài nuớc hoan nghênh.

Các biện pháp bảo đảm tiền vay đuợc cán bộ thẩm định tuơng đối thận trọng. Các phuơng thức chiết khấu thuơng phiếu đuợc sử dụng, tính toán một cách linh hoạt đảm bảo thuận lợi cho khách hàng trong việc vay vốn.

Vietinbank rất chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ. Hiện nay, ngân hàng này có một đội ngũ cán bộ trẻ, năng động với trình độ nghiệp vụ vững vàng, đây là cơ sở để phát triển và hoàn thiện các phuơng thức tín dụng tài trợ XNK hiện Vietinbank đang áp dụng, có khả năng đáp ứng đuợc các yêu cầu đối với các phuơng thức tài trợ phức tạp, đồng thời phát triển thêm các hình thức mới nhằm đa dạng hoá các hình thức tài trợ tại ngân hàng.

1.4.1.4. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

là ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam tính theo tổng khối lượng tài sản và doạm thu năm 2016 và là doanh nghiệp lớn thứ tư Việt Nam

theo báo cáo của UNDP năm 2007. BIDV thuộc loại doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. BIDV hợp tác kinh doanh với hơn 800 ngân hàng trên thế giới.

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, BIDV có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội và đang ngày càng cải thiện về năng lực điều hành, khả năng kiểm soát rủi ro và hiệu quả hoạt động.

Giải pháp của ngân hàng để nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đó là kiểm soát tốt rủi ro tín dụng.

BIDV đã có chỉ thị đối với toàn hệ thống, trong đó phân rõ trách nhiệm của từng đơn vị tại Trụ sở chính, các chi nhánh, cũng như xác định rõ tiến độ thực hiện. Các đơn vị liên quan tiến hành rà soát danh mục tín dụng (nợ nội bảng, ngoại bảng, bán VAMC, lãi treo, lãi dự thu) tình trạng và giá trị tài sản đảm bảo, khả năng thu hồi nợ theo từng năm; xây dựng chương trình hành động của BIDV triển khai phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu...

Rà soát lại mô hình quản lý tín dụng, xử lý nợ của hệ thống, điều chỉnh các bất hợp lý, đảm bảo mô hình quản lý hiệu quả, hiệu lực. Bố trí đủ cán bộ có trình độ nghiệp vụ, đạo đức, hiểu pháp luật, có dung khí vào các dây chuyền xử lý nợ.

Tính đến hết tháng 8/2015, tỷ lệ nợ xấu của BIDV giảm còn 2,09%; trong khi tại thời điểm tháng 12/2014 là 2,28%, tháng 12/2013 là 2,75% và tháng 12/2012 là 3,18%..

1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng thương mại Lào

Thứ nhất, Tiến hành lựa chọn, phân loại, sàng lọc khách hàng, xây dựng các tiêu thức xếp hạng khách hàng ngay khi ngân hàng tiến hành thẩm

định cho vay với khách hàng. ưu tiên các khách hàng có tình hình tài chính tốt, phương án sử dụng vốn khả thi, có viễn cảnh hoạt động tốt.

Thứ hai, đa dạng hoá các hình thức tín dụng, phát triển các sản phẩm tín dụng mới, bắt buộc khách hàng tham gia vào các dự án tối thiểu phải có 15% đến 30% vốn tự có.

Thứ ba, Tăng cường công tác kiểm tra giám sát quá trình cho vay, quá trình khách hàng sử dụng vốn vay và thu hồi vốn của ngân hàng.

Thứ tư, Các khoản tín dụng có tài sản bảo đảm phải được coi là yêu cầu bắt buộc, đồng thời ngân hàng cũng thực hiện đa dạng các hình thức bảo đảm như thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh.

Thứ năm, Phối hợp giải quyết nợ đến hạn cùng với khách hàng vay vốn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trong thu hồi các khoản nợ xấu, nợ mất khả năng thu hồi đã được xử lý.

Thứ sáu, Phân loại nợ để có thể kịp thời trích lập quỹ dự phòng rủi ro tránh ảnh hưởng đến các kế hoạch tài chính của ngân hàng, xử lý triệt để nợ tồn đọng và giám sát thu hồi các khoản nợ quá hạn đã đưa ra theo dõi ngoại bảng.

Thứ bảy, Xây dựng kênh thu thập thông tin về khách hàng phục vụ cho công tác thẩm định, hoạt động kiểm tra giám sát khoản tín dụng.

Thứ tám, Bồi dưỡng trình độ đội ngũ CBTD nhằm nâng cao khả năng thẩm định, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tín dụng và mức độ rủi ro của khách hàng. Tổ chức công tác cho vay nhanh gọn, linh hoạt, gắn chặt quyền quyết định cho vay với trách nhiệm về chất lượng của các khoản vay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Hoạt đông tín dụng là hoạt đông kinh doanh chính của NHTM và luôn gắn liền với chất lượng tín dụng. Việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp lớn có vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng trong các ngân hàng, đảm bảo cho các hoạt động của NHTM an toàn, hiệu quả góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP LỚN TẠI NGÂN HÀNG

LIÊN DOANH LÀO - VIỆT

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG LIÊN DOANH LÀO VIỆT 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Thực hiện chủ trương của Đảng và Chính phủ hai nước Việt Nam, Lào về việc mở rộng phát triển toàn diện quan hệ hợp tác hữu nghị Việt - Lào trên các phương diện kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật và dựa trên sự hợp tác liên doanh liên kết giữa Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Ngoại Thương Lào (BCEL), Ngân hàng liên doanh Lào - Việt đã được thành lập vào ngày 22 tháng 06 năm 1999 tại thủ đô Viêng Chăn nước CHDCND Lào.

Vốn điều lệ ban đầu: 10.000.000 USD

Vốn điều lệ tại ngày 31/12/2014: 80.000.000 USD

Vốn điều lệ của LVB là vốn góp giữa BIDV và BCEL, mỗi bên góp 50%. Đến năm 2015 thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn với 65% của BIDV và 35% của BCEL. LVB hiện nay đang đứng thứ 2 về quy mô vốn điều lệ tại thị trường Lào, chỉ sau BCEL.

Tổng tài sản của Ngân hàng tại thời điểm 31/12/2017 có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 35%, tổng dư nợ tín dụng có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 30%, huy động vốn có tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 35%). LVB đã có quan hệ hợp tác với nhiều định chế tài chính tại Lào và quốc tế. Thiết lập các mối quan hệ và cung cấp các sản phẩm dịch vụ tới nhiều doanh nghiệp lớn hàng đầu tại Lào và các doanh nghiệp lớn của Việt Nam cũng như quốc tế đầu tư vào Lào.

LVB là một trong những đơn vị đi đầu về phát triển mạng lưới trong Khối Liên doanh và Ngân hàng nước ngoài tại Lào. Hiện tại, LVB đang có 05 Chi nhánh, 03 Phòng Giao dịch ở các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước Lào: Viêng Chăn, Champasack, Savanakhet, Attapue, Xiêng Khoảng, Luông Prabang, Khăm Muộn. Trong năm 2017, LVB dự kiến sẽ thành lập tối thiểu thêm 01 Chi nhánh, 4 Phòng Giao dịch, 3 Điểm giao dịch tại Lào.

LVB đã tập trung phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ ngân hàng; hoàn thành chuyển đổi hệ thống phần mềm Corebanking mới; phát hành thẻ thanh toán nội địa, kết nối hệ thống Bconnex, tiến tới phát hành thẻ ghi nợ và tín dụng quốc tế VISA. Công nghệ hiện đại đã tạo điều kiện cho LVB phát triển sản phẩm, hoàn thành tự động hoá, điện tử hoá các giao dịch và hệ thống quản trị điều hành. Đây là những nội dung quan trọng, thể hiện sự lớn mạnh về năng lực tài chính, kỹ thuật và là tiền đề cơ bản để tăng sức cạnh tranh cho LVB.

Với định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Lào, trên nền tảng công nghệ tiên tiến hiện đại, bên cạnh nhiều sản phẩm dịch vụ truyền thống, LVB còn có nhiều sản phẩm đặc trưng như: Dịch vụ điều hành tài khoản từ xa giữa Việt Nam và Lào, dịch vụ thanh toán trực tiếp giữa Việt Nam và Lào, thanh toán hợp đồng thương mại và chuyển tiền bằng đồng bản tệ hai nước, phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện đại: SMS Banking, Internet Banking...

Bên cạnh nhiệm vụ phục vụ các dự án hợp tác kinh tế liên chính phủ, LVB còn cung cấp dịch vụ thanh toán, tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện chương trình hợp tác toàn diện về đầu tư, thương mại Việt Nam - Lào thông qua nhiều hoạt động như: thiết lập kênh thanh toán LAK/VND giữa Lào và Việt Nam; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến các hoạt động tìm hiểu và đầu tư tại Lào; chủ động phối hợp triển khai và tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư song phương.

Với nhiệm vụ làm cầu nối tài chính - ngân hàng, giải quyết những khó khăn vuớng mắc về thanh toán, thúc đẩy hợp tác kinh tế thuơng mại và đầu tu giữa hai nuớc, LVB xứng đáng trở thành một trong những biểu tuợng của tình

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng liên doanh lào việt,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w