Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng Ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng liên doanh lào việt,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 33)

1.3.3.1. Các chỉ tiêu định tính

Thứ nhất,, uy tín của Ngân hàng là một chỉ tiêu cơ bản ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của ngân hàng và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng nói riêng. Ngân hàng hoạt động được nhờ vào sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng. Người gửi tiền tin tưởng trong việc cất trữ bảo quản tiền của họ nên ngân hàng mới có vốn để cho vay. Trong khâu cho vay, uy tín của ngân hàng được đánh giá thông qua việc hướng dẫn cụ thể và tận tình cho khách hàng về các thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng đạt được mục đích vay vốn. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là tất yếu của mỗi ngân hàng. Vì vậy, các quỹ tín dụng đều phải tận dụng được những ưu thế của mình để vượt lên trên đối thủ và khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế. Nếu một ngân hàng có uy tín

thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng. Uy tín của ngân hàng có thể được biểu hiện thông qua thứ tự xếp hạng, phân loại của các cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng hoặc các tổ chức đánh giá độc lập trong và ngoài nước.

Thứ hai, chất lượng tín dụng phải đáp ứng được một cách đầy đủ, kịp thời thỏa mãn nhu của khách hàng. Đồng thời, sau khi đáp ứng nhu cầu của khách hàng, quỹ tín dụng phải thu được về đầy đủ đúng hạn cả gốc và lãi.

Thứ ba, chất lượng tín dụng phải đảm bảo sự tồn tại và phát triển ngân hàng. Nói cách khác hoạt động tín dụng phải mang lại cho ngân hàng thu nhập đủ để trang trải các chi phí liên quan và có lãi, hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro. Một khoản tín dụng có thể coi là hiệu quả khi các nguyên tắc cho vay được tuân thủ triệt để: sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả kinh tế cao, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng thời hạn. Việc tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc tín dụng vừa là điều kiện cần thiết vừa là những biểu hiện của chất lượng tín dụng tốt. Sử dụng vốn vay đúng mục đích là một trong những điều kiện đảm bảo sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

1.3.3.2. Các chỉ tiêu định lượng 1. Chỉ tiêu dư nợ:

Chỉ tiêu này xác định cơ cấu tín dụng trong trường hợp dư nợ được phân theo thời hạn cho vay (ngắn, trung, dài hạn). Chỉ tiêu này còn cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Phân tích tỷ trọng dư nợ sẽ giúp ngân hàng biết được ngân hàng cần đẩy mạnh cho vay theo loại hình nào để cân đối thực lực của ngân hàng. Tỷ trọng dư nợ khi so với tỷ trọng nguồn huy động sẽ cho biết rủi ro của loại hình cho vay nào là nhiều nhất. Tỷ trọng này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín.

Dư nợ từng loại

Tỷ trọng dư nợ =---x 100% Tổng dư nợ

2. Chỉ tiêu vòng quay của vốn tín dụng

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn của ngân hàng được sử dụng cho vay mất lần trong một năm. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt, nó chứng tỏ nguồn vốn của ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu vòng quay của vốn tín dụng được tính theo công thức như sau:

Doanh số thu nợ trong kỳ Vong quay của vốn tín dụng = ---

Dư nợ bình quân trong kỳ

3. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Chỉ tiêu này phân tích cơ cấu cho vay trong tổng nguồn vốn huy động là việc xét, đánh giá tỷ trọng cho vay đã phù hợp với khả năng đáp ứng của bản than ngân hàng cũng như đòi hỏi về vốn của nền kinh tế. Trên cơ sở đó, các ngân hàng thương mại có thể biết được khả năng mở rộng tín dụng của mình. Chỉ tiêu phản ánh ngân hàng cho vay bao nhiêu trong tổng vốn huy động được, đồng thời đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hang. Nếu chỉ tiêu này lớn, một mặt phản ánh tình hình cân đối giữa huy động vốn và cho vay tốt, một mặt đánh già khả năng huy động vốn chưa tốt. Nếu chỉ tiêu này nhỏ, một mặt phản ánh tình hình cho vay chưa tốt, một mặt phản ánh tình hình huy động vốn tốt. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn được tính theo công thức sau:

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn = ---x 100% Tổng vốn huy động

4. Tỷ lệ thu lãi tín dụng:

Tổng lãi đã thu trong năm

Tỷ lệ thu lãi = --- x 100% Tổng lãi phải thu trong năm

- Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay

- Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của NH càng tốt, ngược lại NH đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai. (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt).

5. Chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Nguồn thu từ hoạt động tín dụng là nguồn thu chủ yếu để ngân hàng tồn tại và phát triển. Lợi nhuận do tín dụng đổi lại chứng tỏ các khoản vay không những thu hồi được gốc mà còn có lãi, đảm bảo được độ an toàn của nguồn vốn cho vay. Điều đo thể hiện là nhân hàng không thể nói một khoản tín dụng có chất lượng cao khi nó không đổi lại một khoản thu nhập cho ngân hàng. Thu nhập từ hoạt động tín dụng được tính theo công thức sau:

Lãi từ hoạt động TD Thu nhập từ hoạt động TD = ---

Tổng thu nhập

6. Tỷ lệ tập trung khách hàng

Tỷ lệ tập trung khách hàng sẽ cho biết tỷ trọng dư nợ cho vay của khách hàng chiếm tỷ trọng bao nhiêu % trong tổng dư nợ cho vay tại ngân

hàng. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng đang tập trung dư no cho vay vào khách hàng càng nhiều và tiềm ẩn rủi ro cao khi khách hàng phát sinh nợ quá hạn, ngược lại nếu tỷ lệ này thấp thì chứng tỏ ngân hàng đang phân tán dược rủi ro. Tỷ lệ tập trung khách hàng được tính theo công sau:

Dư nợ cho vay khác hàng Tỷ lệ tập trung khách hàng = ---

Tổng dư nơ cho vay

Mức độ an toàn tín dụng 1. Nợ quá hạn:

Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ khi đến hạn mà khách hàng không trả được cho Quỹ tín dụng, không có nguyên nhân chính đáng thì Quỹ tín dụng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý khác gọi là nợ quá hạn với lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Trên thực tế, phần lớn các khoản nợ quá hạn là các khoản nợ có vấn đề có khả năng mất vốn.

Tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NH ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Tỷ lệ nợ quá hạn được xác định theo công thức sau:

Nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn =--- x 100% Tổng dư nợ

Tỷ lệ nợ quá hạn cho biết tổng số nợ quá hạn chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ hay trong 100 đồng dư nợ thì có mấy đồng nợ quá hạn. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, số nợ quá hạn càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thì NH càng gặp khó khăn trong kinh doanh vì có nguy cơ mất vốn, mất khả năng thanh toán và giảm lợi nhuận, tứclà tỷ lệ

nợ quá hạn càng cao thì chất lượng tín dụng càng thấp và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu:

Nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn.

Tổng số nợ xấu

Tỷ lệ nợ xấu =--- x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết số nợ xấu chiếm bao nhiêu % trong tổng dư nợ. Trị số của chỉ tiêu càng lớn, số nợ xấu càng cao và ngược lại.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu càng thấp chứng tỏ chất lượng tín dụng càng cao.

Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro

Tỷ lệ trích lập dự phòng là để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, theo đó trích lập dự phòng rủi ro được định nghĩa là: “Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

Trích lập dự phòng KH

Tỷ lệ trích lập dự phòng = --- x 100% Tổng dư nợ KH

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn

Nợ có khả năng mất vốn hoặc là nợ mà ngân hàng không có khả năng thu hồi từ khách hàng. Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả

nợ được cơ cấu lại lần đầu; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai và Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn được tính theo công thức sau:

Tổng số nợ xấu

Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn =---x 100% Tổng số nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp lớn tại ngân hàng liên doanh lào việt,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w