Phân tích khái quát tình hình tài sản nguồn vốn

Một phần của tài liệu Công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 93)

Phân tích khái quát tình hình tài sản - nguồn vốn sẽ đem lại cách nhìn tổng quát cho nhà quản trị trước khi tiếp cận các nội dung hoạt động cụ thể. Do vậy, để phân tích có hiệu quả bước đầu ngân hàng phải sắp xếp lại đối tượng cần phân tích (tài sản - nguồn vốn) theo một trình tự nhất định và theo tiêu thức phân tổ sao cho phản ánh được hiệu quả, chi tiết nhất nội dung cần phân tích. Nhà quản trị ngân hàng có thể sử dụng phương pháp phân tổ là tính thị trường, kỳ hạn của tài sản, đối tượng sở hữu tài sản và khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản để phân tổ tài sản và nguồn vốn theo bảng gợi ý sau:

3 Các hoạt động về đầu tưTrong đó: - Ngắn hạn - Trung, dài hạn

3 Phát hành giấy tờ có giáTrong đó: - Ngắn hạn - Trung, dài hạn

4 Tài sản khác 4 Nguồn vốn khác

5 Tài sản cố định 5 Vốn tự có

Tổng tài sản__________________ Tổng nguồn vốn______________

Với việc phân tổ như trên, nhà phân tíc

Chỉ tiêu Công thức tính Nội dung kinh tế

1

Tín dụng và đầu tư dài hạn trên nguồn vốn dài hạn

= Tín dụng và đầu tư dài hạn

Nguồn vốn được sử dụng để cho vay dài hạn

Đánh giá sự cân đối giữa nguồn vốn được sử dụng để cho vay dài hạn với sử dụng vốn dài hạn

2 Tài sản có sinh lờitrên nguồn vốn huy động

=

Tài sản có sinh lời Nguồn vốn huy động

Đánh giá sự cân đối giữa sử dụng nguồn vốn huy động vào tài sản có sinh lời

3 Tài sản cố định trên

vốn tự có =

Tài sản cố định Vốn chủ sở hữu

Đánh giá mức độ đầu tư vào tài sản cố định bằng vốn tự có

4 Tài sản có khác trêntài sản nợ khác =

Tài sản có khác Tài sản nợ khác

Đánh giá mối quan hệ giữa tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của ngân hàng

Tín dụng và đầu _ Đầu tư' cho tài Tín dụng dài hạn và đầu

tư dài hạn sản cố định tư góp vốn dài hạn

Nguồn

vốn dài Đầu tư Nợ không ʌ ,

Vốn huy hạn được ___ ʌzʌ tɪɪ r cho Là! có khả Ị ð,ʌ ___________ðʌ • Ị % vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài

sự phụ thuộc của ngân hàng mình với ngân hàng khác (thị trường 2). Mặt khác việc phân loại trên còn cho thấy sự tương ứng giữa từng loại tài sản và nguồn vốn của ngân hàng, dự báo cơ cấu thu nhập và chi phí từ kết cấu tài sản và nguồn vốn của ngân hàng.

Sau khi phân tổ, tính toán tỷ trọng của từng khoản mục tài sản - nguồn vốn trong tổng tài sản, nguồn vốn nhà phân tích có thể đánh giá được quy mô, cơ cấu tài sản - nguồn vốn cũng như sự biến động của các nội dung đó.

Bên cạnh hệ thống chỉ tiêu phân tích đã sử dụng, các nhà phân tích BIDV nên đưa vào tính toán và phân tích thêm một số chỉ tiêu sau:

Bảng 3.2: Các tỷ lệ phân tích mối quan hệ giữa nguồn vốn và sử dụng vốn

Chỉ tiêu (1) phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn có tính ổn định lâu dài với tín dụng và đầu tư dài hạn. Các thanh phần của chỉ tiêu được xác định như sau:

dài hạn hạn Vốn tự có của ngân hàng có nhiều chức năng như mua sắm tài sản cố định, chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản có của ngân hàng. Cho vay trung và dài hạn chỉ là một trong các chức năng của nó. Đồng thời với chức năng này chỉ được thực hiện sau khi nó đã được sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất, bù đắp những mất mát về tài sản của ngân hàng. Vì thế, vốn tự có dù ổn định và ngân hàng

hoàn toàn có thể chủ động trong kinh doanh thì nó cũng chỉ được sử dụng một phần vào cho vay trung dài hạn. Mặt khác, nguồn vốn ngắn hạn của ngân hàng

dù biến động lớn nhưng ít khi có sự trùng khớp về thời gian giữa khách hàng gửi tiền và rút tiền nên có một bộ phận vốn ngắn hạn luôn nằm trong ngân hàng. Bộ phận vốn ngắn hạn này có tính ổn định cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay dài hạn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư dài hạn vốn luôn cao của ngân hàng, đồng thời tăng lợi nhuận mà vẫn luôn đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàng. Tuy nhiên, để tránh tình trạng các ngân hàng lạm dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn để rơi vào tình trạng rủi ro thanh khoản, theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN, NHNN đã quy định giới hạn nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung và dài hạn đối với các NHTM là 40% nguồn vốn ngắn hạn. Bằng thao tác so sánh tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn thực tế với giới hạn NHNN quy định, nhà phân tích có thể đánh giá được tình hình chấp hành giới hạn an toàn hoạt động của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu (1) nhỏ hơn 1 chứng tỏ ngân hàng không tìm được đầu ra cho nguồn vốn dài hạn trong khi ngân hàng vẫn phải trả lãi suất cao cho nguồn vốn này nên đã làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Điều này cho thấy, việc duy trì cơ cấu tài sản và nguồn vốn của ngân hàng về kỳ hạn là không tương xứng với nhau, ngân hàng đang tiềm ẩn rủi ro lãi suất, rủi ro thừa vốn... ngược lại, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1 có nghĩa một bộ phận cho vay và đầu tư dài hạn của ngân hàng đang được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn nằm ngoài bộ phận vốn ngắn hạn có tính ổn định cho phép cho vay và đầu tư dài hạn. Ngân hàng đang gặp rủi ro thanh khoản.

Chỉ tiêu (2) phản ánh mối quan hệ cân đối giữa nguồn vốn và tình hình sử dụng vốn của ngân hàng, song ý nghĩa khác biệt so với chỉ tiêu (1) là thể hiện mối quan hệ giữa tài sản có sinh lời và nguồn vốn huy động của ngân hàng.

Tài sản có sinh lời của ngân hàng bao gồm các khoản vay, các khoản cho thuê, đầu tư chứng khoán và góp vốn liên doanh mua cổ phần. Đây là bộ phận tạo ra thu nhập cho ngân hàng. Nguồn vốn huy động là nguồn nguyên liệu chủ yếu tạo ra thu nhập cho ngân hàng hoạt động đồng thời là bộ phận phát sinh chi phí lớn của ngân hàng. Việc duy trì một tỷ lệ hợp lý giữa tài sản có sinh lời có ý nghĩa

quan trọng trong việc đảm bảo một mức thu nhập hợp lý cân đối với chi phí và rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được.

Chỉ tiêu (3) giúp nhà phân tích thấy được mức độ sử dụng vốn tự có đầu tư vào tài sản cố định bộ phận không sinh lời trực tiếp của ngân hàng. Tài sản cố định là bộ phận không sinh lời của ngân hàng song đây là bộ phận quan trọng, cơ sở để ngân hàng tiến hành mọi hoạt động kinh doanh của mình. Tài sản cố định đầy đủ và chất lượng sẽ góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, nâng cao uy tín và vị thế của ngân hàng. Tuy nhiên, nếu bộ phận này chiếm tỷ trọng quá lớn trong vốn tự có của ngân hàng có thể gây lãng phí vốn hoặc làm giảm khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần duy trì tỷ lệ này ở mức hợp lý. Theo điều 88 Luật các Tổ chức Tín dụng, Tổ chức Tín dụng được mua, đầu tư vào tài sản cố định không quá 50% vốn tự có. Mặt khác, khi xem xét tỷ lệ này tăng hay giảm qua các năm ngân hàng cũng cần xem xét nguyên nhân, kết hợp với kế hoạch tăng giảm quy mô hoạt động kinh doanh trong kỳ để đánh giá tính hợp lý hay không của nghiệp vụ đó.

Chỉ tiêu (4) thể hiện mối quan hệ giữa tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của ngân hàng vì nội dung chủ yếu của tài sản khác và nợ khác là các khoản phải thu, phải trả. Trong quan hệ thanh toán giữa các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng, việc đi chiếm dụng vốn hay bị chiếm dụng vốn là điều không thể tránh khỏi. Đặc biệt, hệ thống ngân hàng là trung tâm thanh toán của nền kinh tế, luôn tồn tại những khoản tiền nằm trong quá trình thanh toán. Khi tỷ lệ tài sản có khác trên tài sản nợ khác >1 cho thấy ngân hàng bị chiếm dụng vốn nhiều hơn số vốn ngân hàng đi chiếm dụng được. Điều này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngược lại, nếu tỷ lệ này <1 cho thấy ngân hàng đi chiếm dụng nhiều hơn số vốn bị chiếm dụng điều này có thể làm ngân hàng mất uy tín trong quan hệ thanh toán. Do đó, việc duy trì tỷ lệ vốn bị chiếm dụng và đi chiếm dụng được ở mức thấp so với tổng tài sản, nguồn vốn cũng như cân đối hai khoản mục này có ý nghĩa quan trọng.

Stt Khoản mục Số tiền

1 Vốn điều lệ

cụ thể như trên bước đầu giúp các nhà phân tích BIDV hoàn thiện hơn nội dung phân tích khái quát tình hình tài sản - nguồn vốn. Cụ thể là tài sản và nguồn vốn được phân tổ khoa học hơn theo những tiêu chuẩn bản chất, phù hợp với quy định của NHNN và thông lệ quốc tế, trên cơ sở đó cho phép ngân hàng tính toán các chỉ tiêu này một cách chính xác theo từng kỳ nghiên cứu, so sánh các chỉ tiêu bình quân ngành để thấy ngân hàng đã duy trì một cơ cấu tài sản - nguồn vốn hợp lý chưa? Những khâu chưa hợp lý sẽ tiếp tục được đi sâu phân tích để tìm ra hướng khắc phục, làm nền tảng để ngân hàng hoạch định các chiến lược kinh doanh phù hợp trong tương lai.

Một phần của tài liệu Công tác phân tích báo cáo tài chính tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp,luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w