Qua xem xét thực trạng công tác phân tích tình hình thu nhập, chi phí và khả năng sinh lời của BIDV cho thấy các nhà quản trị ngân hàng rất quan tâm đến công tác phân tích thu nhập, chi phí lợi nhuận và khả năng tạo ra lợi nhuận của hệ thống bằng chỉ tiêu khá rộng. Bài viết xin co một số bổ sung và điều chỉnh như sau:
a. Phân tích tình hình thu nhập, chi phí
Thứ nhất: Việc sử dụng các chỉ tiêu tổng thu nhập, tổng chi phí mới chỉ cho thấy quy mô thu nhập, chi phí của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định cũng như sự biến động của chúng giữa các thời kỳ. Việc thay đổi quy mô thu nhập hay chi phí chưa thể kết luận được gì nếu trong ngân hàng có sự thay đổi về quy mô đầu tư. Bởi vậy, ngoài các chỉ tiêu đã được sử dụng phân tích, để đánh giá đúng kết quả kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó, nhà phân tích cần xem xét đến sự biến động của thu nhập và chi phí trong mối quan hệ với quy mô
tài sản, nguồn vốn hay lao động bằng các chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí trến tổng tài sản như sau:
Tỷ lệ thu nhập trên _ Tổng thu nh ập
tổng tài sản Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu trên phản ánh kết quả tạo thu nhập của một đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ ngân hàng đã phân bổ tài sản có một cách hợp lý hơn, tạo nền tảng cho việc tăng lợi nhuận.
Tỷ lệ chi phí trên _ _______Tổng chi phí___________
tổng tài sản Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu tỷ lệ chi phí trên tổng tài sản thể hiện chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra khi sử dụng một đồng tài sản. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ công tác quản lý chi phí của ngân hàng càng kém, đòi hỏi ngân hàng cần có những thay đổi thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
Thứ hai: Các nhà phân tích BIDV chưa tính chỉ tiêu lãi suất bình quân của tài
sản có sinh lời (lãi suất bình quân đầu ra) trên cơ sở so sánh với lãi suất đầu vào bình quân có thể thấy được nguồn vốn đầu vào có khả năng tạo ra thu nhập hay không. Chỉ tiêu được tính theo công thức sau:
Σ(CV1 x LS1) LS (ĐR)
CV Trong đó:
i: Loại cho vay, đầu tư sinh lời LS (ĐR): Lãi suất bình quân đầu ra
CVi: Số dư bình quân của các khoản cho vay, đầu tư sinh lời loại i.
LSi: Lãi suất bình quân của các khoản cho vay, đầu tư sinh lời loại i trong kỳ.
CV: Tổng dư nợ bình quân của các khoản cho vay, đầu tư sinh lời trong kỳ. CV được tính theo phương pháp bình quân số học, còn lãi suất bình quân của từng loại cho vay đầu tư được xác định theo công thức sau:
∑CVt
Trong đó:
t: Thời điểm huy động (thường tính vào thời điểm cuối tuần, cuối tháng, hoặc cuối quý).
M: Số thời điểm trong kỳ
CVt: Số dư tiền huy động loại i thời điểm t LScvt: Lãi suất tiền huy động loại i thời điểm t
b. Phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng
Hệ thống chi tiêu phân tích lợi nhuận và khả năng sinh lời được các nhà phân tích BIDV sử dụng khá phong phú, ngân hàng đã tính toán và phân tích một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh lợi nhuận và khả năng sinh lời của ngân hàng như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE). Song do phương pháp phân tích còn đơn giản nên hiệu quả công tác phân tích chưa cao, chưa thấy được mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng. Do đó, để đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh ngân hàng đồng thời thiết lập được kế hoạch về lợi nhuận cho tương lai, nhà phân tích cần đi sâu xem xét mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời theo phương pháp Doupont. Cụ thể:
Lợi nhuận sau thuế ROE =--- '---
Vốn tự có
RθE Lợi nhuận sau thuế Tổng thu nhập Tổng tài sản
Tổng thu nhập Tổng tài sản Vốn tự có
Tỷ lệ sinh lời Hiệu suất sử dụng
ROE = 1. x A ii∙"i ° x Hệ số nhân vốn
hoạt động tổng tài sản
Tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM) bằng lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản phản ánh hiệu quả của việc quản lý chi phí và chính sách định giá dịch vụ của ngân hàng. Tỷ lệ này cũng phụ thuộc vào mức độ kiểm soát và định hướng trong
quản lý. Tỷ lệ này cũng nhắc nhở các nhà quản trị rằng có thể tăng thu nhập của ngân hàng bằng việc tăng cường kiểm soát chi phí và tối đa hóa các nguồn thu.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (AU) cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng thu nhập trong kỳ. Chỉ tiêu này phản ánh chính sách quản lý danh mục đầu tư. Thông qua việc phân bổ vốn của ngân hàng cho các khoản mục tín dụng và đầu tư với tỷ lệ thu nhập cao nhất tại mức rủi ro hợp lý, ngân hàng có thể tăng tỷ lệ thu nhập trung bình trên tài sản.
Hệ số nhân vốn (EM) phản ánh các chính sách đòn bẩy tài chính: bao nhiêu đồng tài sản giá trị được tạo ra trên cơ sở 1 đồng vốn và ngân hàng dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu. Bởi vì vốn tự có có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ trọng này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao. Và điều này cũng có nghĩa rằng tiềm năng về thu nhập của chủ sở hữu càng lớn.
Khi một trong các tỷ số trên giảm, nhà quản lý cần phải tập trung đánh giá những lý do nằm sau sự biến đổi này. Và nhà quản trị ngân hàng cần đưa ra những quyết định có thể về các vấn đề như: quyết định về cấu trúc vốn hoạt động và vốn đầu tư; ngân hàng nên phát triển ở quy mô nào; tăng cường kiểm soát chi phí hoạt dộng...
Phân tích chỉ tiêu ROA:
Lợi nhuận sau
ROA = thuế
Tổng tài sản
ɪ^ɔʌ Thu nhập lãi ròng Thu nhập ngoài lãi ròng Thuế
Tổng tài sản Tổng tài sản Tổng tài sản
Bằng phương pháp cân đối, các nhà quản trị có thể xác định được nguyên nhân làm cho tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản tăng hay giảm và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó. Theo phương pháp này, để xác định mức độ ảnh hưởng của một trong ba nhân tố cấu thành nên ROA chỉ cần tính chênh lệch giữa kỳ nghiên cứu với kỳ trước của nhân tố đó mà không quan tâm đến nhân tố khác. Sự biến động của chỉ tiêu phân tích đúng bằng tổng hợp của ba nhân tố ảnh hưởng.
Trường hợp ROA giảm do tỷ suất thu lãi ròng trên tổng tài sản giảm có thể do ngân hàng tăng chi phí huy động vốn, giảm thu lãi cho vay, hoặc tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu nhập từ lãi. Trường hợp ROA giảm do chênh lệch thu chi ngoài lãi giảm ngân hàng cần xác định nguyên nhân do ngân hàng chưa làm tốt công tác dịch vụ, chất lượng dịch vụ không tốt, hay trong kỳ ngân hàng mới triển khai thêm dịch vụ mới làm tăng chi phí trong khi mức thu nhập chưa tương xứng. Mỗi nguyên nhân, nhà quản trị sẽ đưa ra được những biện pháp khắc phục cũng như chiến lược phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng trong kỳ mới.
Như vậy, việc tách nhỏ các chỉ số đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng thành những bộ phận tương ứng giúp nhà phân tích xác định được những nguyên nhân và tìm ra giải pháp cho vấn đề mà ngân hàng đang phải đối mặt. Sự phân tích trên nhắc nhở rằng khả năng sinh lời của ngân hàng phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng sau:
- Việc sử dụng thận trọng đòn bẩy tài chính
- Kiểm soát thận trọng chi phí hoạt động để tăng các nguồn thu
- Quản lý thận trọng danh mục đầu tư để đáp ứng yêu cầu thanh khoản, đồng thời đảm bảo khả năng sinh lời cao nhất từ danh mục tài sản.
- Kiểm soát chặt chẽ rủi ro của ngân hàng để những khoản thua lỗ không vượt quá giới hạn thu nhập và vốn tự có.
3.3. Một số kiến nghị
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất: NHNN tiếp tục hoàn thiện chế độ kế toán trong ngân hàng.
Trong thời gian qua, Bộ tài chính đã ban hành hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo đó, các chuẩn mực kế toán Việt Nam đã tiến dần đến với chuẩn mực kế toán quốc tế. NHNN đã ban hành nhiều quyết định chỉnh sửa bổ sung chế độ kế toán cho phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, để chế độ kế toán Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế, chế độ kế toán Việt Nam cần tiếp tục được hoàn thiện.
Thứ hai: NHNN cần sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu phân tích báo cáo tài chính và hướng dẫn các phương pháp phân tích sao cho vừa khoa học vừa phù hợp với điều kiện hiện nay đối với các NHTM. Ngoài ra, vào cuối mỗi niên độ kế toán, NHNN cần tính toán và thông báo các thông số bình quân ngày theo các chỉ tiêu đã được chuẩn hóa, tạo điều kiện cho việc so sánh, đánh giá hoạt động của từng ngân hàng so với toàn ngành.
Thứ ba: Tăng cường công tác kiểm ra kiểm soát kế toán, nâng cao chất lượng của công tác kiểm toán nhằm đảm bảo tính trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán, tính trung thực, hợp lý của các số liệu kế toán, tính chuẩn mực chung của các báo cáo tài chính.
Thứ tư: Tổ chức việc cung cấp thông tin cho các NHTM
Mặc dù NHNN đã thành lập trung tâm thông tin tín dung CIC với chức năng thực hiện tư vấn và cung cấp thông tin cho các NHTM, song trên thực tế, CIC mới chỉ quan tâm đến dòng thông tin từ phía các doanh nghiệp mà chưa quan tâm đúng mức đến dòng thông tin từ nội bộ hệ thống NHTM. Vì vậy, bài viết xin kiến nghị với chức năng của mình CIC cần quan tâm hơn đến việc nghiên cứu mội trường hoạt động hiện thời của các NHTM Việt Nam, tiến hành phân tích, đánh giá và công bố các chỉ tiêu tài chính chủ yếu phản ánh tình hình thực tế hoạt động của các ngân hàng nói chung cũng như từng nhóm ngân hàng có quy mô, điều kiện hoạt động tương tự nhau. Đây là nguồn thông tin quý giá giúp các NHTM tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của chính mình.
3.2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thứ nhất: Nâng cao trình độ phân tích báo cáo tài chính cho các nhà quan trị ngân hàng
Phân tích báo cáo tài chính với vai trò đã được phân tích ở chương 1 thực sự là một công cụ cần thiết giúp các nhà quản trị có cái nhìn thấu đáo và toàn diện về ngân hàng mình và đưa ra những quyết sách kinh tế đúng đắn. Việc nâng cao trình độ về phân tích báo cáo tài chính cho các nhà quản trị trước hết giúp nhà quản trị 96
Thu thập
tài liệu → tài liệuXử lý → Phântích → cáo phânLập báo tích
nhân thức được tầm quan trọng của công tác phân tích báo cáo tài chính, sau đó là chú trọng tổ chức công tác phân tích một cách nghiêm túc, khoa học và đúng yêu cầu, có trình độ về phân tích báo cáo tài chính nhà quản trị luôn hiểu được hoạt động của ngân hàng và chủ động đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.
Một điểm yếu của đội ngũ lãnh đạo BIDV nói riêng và các NHTM Việt Nam nói chung là kinh nghiệm quản lý các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại cũng như kinh nghiệm sử dụng các công cụ hiện đại đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro còn non nớt. Để khắc phục điểm yếu này, bên cạnh việc tích luỹ kinh nghiệm thì bản thân các lãnh đạo ngân hàng cần phải tích cực học hỏi, tự nghiên cứu để trang bị thêm cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết. BIDV có thể tổ chức những khoá học đào tạo riêng biệt cho cán bộ quản lý cấp cao và hợp tác với các tổ chức đào tạo quốc tế có uy tín để trang bị kiến thức nói chung và kỹ năng phân tích báo cáo tài chính nói riêng cho các nhà quản trị.
Thứ hai: Tổ chức một bộ phận chuyên trách thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên thành lập một phòng chuyên trách thực hiện công tác phân tích báo cáo tài chính với đội ngũ cán bộ có trình độ cao. Phòng chức năng này được tổ chức thống nhất từ Hội sở chính đến các chi nhánh và đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban lãnh đạo ngân hàng. Với phòng chuyên môn hóa trong lĩnh vực này, chắc chắn công tác phân tích sẽ được tiến hành một cách thường xuyên và có hiệu quả hơn, tạo nguồn thông tin đã qua xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và kịp thời hơn, từ đó giúp nhà quản trị có được những quyết sách kinh tế tài chính đúng đắn. Đồng thời công tác phân tích báo cáo tài chính thực hiện từ chi nhánh sẽ giúp giảm được rủi ro trong hệ thống do các hoạt động được phân tích kịp thời, làm giảm đi gánh nặng cho các nhà lãnh đạo Trung ương.
Sơ đồ 3.1: Quy trình thực hiện phân tích tài chính của NHTM
→ Lập kế
hoạch phân tích
dụng tại Việt Nam, chính vì vậy, việc mời các giảng viên nước ngoài là những người có kinh nghiệm trong công tác phân tích và quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng đào tạo cho cán bộ phân tích cũng như nhà quản trị ngân hàng là điều vô cùng cần thiết.
Thứ ba: Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng của công tác kế toán, công tác kiểm toán nội bộ từ quy trình kiểm toán đến tính xác thực và độ tin cậy của các thông tin, chỉ tiêu tài chính cũng như đề xuất các cải tiến công tác quản lý tài chính và đào tạo lại các cán bộ kế toán, kiểm tra, kiểm toán theo tiêu chuẩn quốc tế.
Thứ tư: Hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý nhằm nâng cao năng suất và hiệu
quả của việc thu thập, xử lý thông tin; thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo cáo tài chính thống kê và các báo cáo khác theo quy định trong nội bộ ngân hàng.
Một trong những điều kiện cần thiết để làm tốt công tác phân tích, đánh giá là phải có một hệ thống thông tin cập nhật, đầy đủ bao gồm cả những thông tin bên trong (số liệu thống kê, kế toán...) và hệ thống thông tin bên ngoài (như thực trạng nền kinh tế, tình hình thị trường, tin tức về kỹ thuật, thay đổi môi trường pháp lý.), chế độ thông tin báo cáo phải rõ ràng, các chỉ tiêu báo cáo phải mang tính thống nhất theo yêu cầu quản lý của các nhà lãnh đạo và phải được ngân hàng chi nhánh thực hiện theo đúng quy định. Để tạo điều kiện cho việc thực hiện và nâng cao chất lượng của công tác phân tích, đảm bảo yêu cầu
thông tin kịp thời bản thân các ngân hàng phải tập trung đầu tư, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý.
Thứ năm: Hoàn thiện chiến lược kinh doanh.
Chiến lược kinh doanh thể hiện đường lối, hướng kinh doanh của ngân hàng. Việc xây dựng được một chiến lược kinh doanh phù hợp, chi tiết kết hợp với công tác phân tích báo cáo tài chính sẽ giúp các nhà quản trị đánh giá tính đúng đắn của chiến lược kinh doanh, mức độ hoàn thành chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình triển khai thực hiện chiến lược hợp lý.
Thứ sáu: Cần ứng dụng công nghệ tin học hiện đại vào công tác phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh ngân hàng
Ngân hàng nên phát triển hệ thống thông tin quản lý (MIS) cho toàn hệ thống ngân hàng phục vụ công tác quản trị điều hành, kiểm soát hoạt động ngân