Vai trò của tín dụng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 26 - 29)

a) Vai trò của tín dụng Ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động tín dụng ngân hàng được sử dụng như là công cụ khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất lượng tiền nhàn rỗi vào quá trình tái sản xuất xã hội, phù hợp với quá trình vận động liên tục của vốn . Điều đó được thể hiện qua các vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế thị trư ờng:

- Đối với sản xuất kinh doanh

Tín dụng ngân hàng cung ứng vốn cho sản xuất kinh doanh, góp phần tái sản xuất trong nền kinh tế:

Trong bất kỳ giai đoạn nào, vốn luôn là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển, mọi hoạt động sản xuất đều không được tiến hành nếu không có vốn . Vốn được hình thành từ hai nguồn chủ yếu là vốn tự có và vốn vay . Vốn tự có thường chủ động hơn vốn đi vay nhưng lại rất hạn chế v khối lượng Vốn đi vay được hình thành từ nhiều nguồn, song tập trung nhất vẫn là vốn vay ngân hàng . Trong nền kinh tế thị trường, thường xuất hiện những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi ở tổ chức, đơn vị, cá nhân này nhưng lại có sự thiếu hụt ở những tổ chức, đơn vị, cá nhân khác . Sự có mặt của tín dụng ngân hàng được coi là công cụ hữu hiệu để giải quyết mâu thuẫn nói trên

Tín dụng ngân hàng góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch và hợp lý hóa cơ cấu nền kinh tế:

Với đặc điểm là một tổ chức chuyên kinh doanh ti n tệ, trong đi u kiện mối quan hệ kinh tế giữa các nước trên thế giới và khu vực ngày càng phát triển đa dạng và phức tạp, tín dụng ngân hàng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo đi u kiện cho sự phát triển kinh tế của mỗi nước theo hướng chuyển dịch và hợp lý hóa cơ cấu kinh tế có lợi cho mỗi nước

Tín dụng ngân hàng thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn:

Kinh doanh, trao đổi, mua bán phát triển kéo theo sự tăng lên của hoạt động huy động vốn, biến các bộ phận vốn phân tán ngoài quá trình sản xuất thành vốn phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất . Qua đó tín dụng ngân hàng thúc đẩy tích tụ và tập trung vốn . Tín dụng ngân hàng còn là nhân tố thúc đẩy cạnh tranh của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp tồn tại và phát triển trên thương trường .

- Đối với lưu thông tiền tệ

Tín dụng ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế:

Bắt đầu từ một khoản tiền gửi vào ngân hàng . Khoản tiền này sau khi ngân hàng giữ lại một phần để đảm bảo an toàn chi trả, ngân hàng cho khách hàng vay để thanh toán cho một khách hàng ở một ngân hàng khác (ngân hàng thứ hai). Khi số tiền được chuyển khoản vào tài khoản tiền gửi của người thụ hưởng và họ chưa sử dụng; tại đây, ngân hàng thứ hai phải giữ lại một phần để đảm bảo an toàn chi trả, họ lại cho khách hàng của mình vay để thanh toán cho một khách hàng ở một ngân hàng thứ ba . Cứ như vậy, từ một khoản tiền gửi ban đầu, tín dụng ngân hàng đã tạo ra cho n n kinh tế một khoản ti n lớn hơn bản thân nó nhi u lần

Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển tiền tệ:

Với chức năng trung gian tài chính, các NHTM huy động vốn tạm thời nhàn rỗi và cho vay đối với các chủ thể tạm thời thiếu vốn . Như vậy, tiền tệ được lưu chuyển một cách liên tục . Kết quả cuối cùng là người gửi tiền vào ngân hàng được hưởng lãi suất ti n gửi, ngư i vay ti n có vốn để tạo ra lợi nhuận, ngân hàng được hưởng chênh lệch lãi suất cho vay với lãi suất huy động vốn

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò điều chỉnh chiến lược kinh tế, góp phần chống lạm phát:

Bằng chính sách mở rộng hay thắt chặt, tín dụng đóng góp một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lạm phát Khi lạm phát có xu hướng tăng nhanh, NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các NHTM; để bù đắp phần vốn không sinh lời mà vẫn phải trả lãi cho khách hàng ti ền gửi, các NHTM tăng lãi suất cho vay Kết quả ngư i cần vốn không thể vay được ti n, ti n được tập trung vào ngân

hàng, lạm phát được khống chế . Khi muốn tăng lượng tiền vào lưu thông, quy trình trên được thực hiện ngược lại, nền kinh tế từ đó tăng trưởng theo chiến lược đã được hoạch định .

Như vậy, tín dụng ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế - xã hội của đất nước cũng như của từng NHTM . Để phát huy hết vai trò của nó thì ngoài việc thúc đẩy phát triển khối lượng cấp tín dụng ngân hàng còn phải kiểm soát được chất lượng tín dụng của NHTM.

b) Vai trò của tín dụng doanh nghiệp

Tín dụng doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng thương mại, các khách hàng và cả n n kinh tế.

Thứ nhất, tín dụng doanh nghiệp là bộ phận cấu thành nên tín dụng ngân hàng. Đây là hoạt động cơ bản của tất cả các ngân hàng thương mại. Tín dụng doanh nghiệp giúp mang lại thu nhập ngân hàng thông qua lãi suất cho vay. Ngoài ra, thông qua tín dụng doanh nghiệp, ngân hàng còn có thể phát triển các hoạt động khác của mình, mở rộng thị phần hoạt động, được nhiều khách hàng biết đến. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng .

Thứ hai, tín dụng doanh nghiệp mang lại cho khách hàng những lợi ích đáng kể Nh có tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng mà khách hàng doanh nghiệp có được khoản vốn vay kịp th ời để đáp ứng các nhu cầu đầu tư, sản xuất kinh doanh... nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng là nguồn huy động vốn nhanh chóng, tiện ích cho các doanh nghiệp.

Thứ ba, tín dụng doanh nghiệp không chỉ quan trọng đối với ngân hàng, khách hàng mà nó còn góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế đất nước. Thông qua tín dụng doanh nghiệp giúp phân bổ các nguồn lực tài chính một cách hiệu quả Ngân hàng hoạt động tốt hơn, ngư i dân có vốn để đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Đi u đó góp phần ổn đ nh và phát triển kinh tế - xã hội, giúp phân bổ vốn từ nguồn có vốn sang ngư i cần vốn

Thứ tư, tín dụng doanh nghiệp luôn đi đôi với yếu tố lãi suất, yếu tố này tham gia vào việc góp phần ổn đ nh giá tr đồng ti n và lưu thông ti n tệ.

Như vậy, tín dụng doanh nghiệp là một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động tín dụng ngân hàng, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng nhưng đây

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w