Chất lượng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 29 - 32)

các

giải pháp tăng cường, phát triển tín dụng doanh nghiệp song song với kiểm soát chất lượng tín dụng doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh Doanh.

1.3 chất lượng tín dụng đối với khách hàng Doanh nghiệp của Ngân hàngThương mại Thương mại

1.3.1 Quan niệm chất lượng tín dụng

Trong nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh là một tất yếu khách quan, sản xuất hàng hóa càng phát triển thì cạnh tranh càng gay gắt . Cạnh tranh diễn ra trên ba phương diện chủ yếu: chất lượng, giá cả và số lượng, trong đó chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu .

Định nghĩa chất lượng được đưa ra bởi Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa ISO là “Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan” (Theo ISO 9000:2005). Từ định nghĩa trên có thể thấy một số yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng là:

+ Chất lượng được đo bởi mức độ thỏa mãn nhu cầu . Như vậy yếu tố then chốt để tạo ra một sản phẩm chất lượng là mức độ thỏa mãn được nhu cầu chứ không phải là bởi công cụ hay bởi công nghệ hiện đại.

+ Chất lượng không phải là đại lượng bất biến, không thay đổi. Tùy theo điều kiện thời gian, không gian hay đi ều kiện sử dụng khác nhau thì yêu cầu chất lượng đối với từng loại sản phẩm, d ch vụ khác nhau cũng khác nhau

+ Chất lượng không chỉ được đo lường bởi mức độ thỏa mãn nhu cầu cá biệt, riêng có của một khách hàng mà còn từ các bên liên quan.

Đối với dịch vụ tín dụng, tùy theo góc độ tiếp cận khác nhau mà chất lượng tín dụng được đánh giá khác nhau:

- Đối với chính phủ (hay toàn bộ nền kinh tế): Chất lượng tín dụng ngân hàng được đánh giá ở việc đáp ứng các lợi ích chung của toàn bộ n n kinh tế, thể

hiện ở việc các NHTM huy động tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và sử dụng hợp lý các nguồn vốn này để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước, phát triển thị trư ờng tài chính an toàn, lành mạnh và hiệu quả.

- Đối với khách hàng: Chất lượng tín dụng được thể hiện ở việc NHTM đáp ứng

kịp thời và đầy đủ nhu cầu vốn tín dụng của khách hàng trên các phương

diện: quy mô,

lãi suất, kỳ hạn, phương thức giải ngân, phương thức thu nợ của khoản tín

dụng cung

cấp, các thủ tục tín dụng thuận lợi, dễ dàng, thái độ phục vụ của nhân viên tín dụng...

Mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng càng cao thì chất lượng tín dụng càng cao.

- Đối với NHTM: Chất lượng hoạt động tín dụng được thể hiện ở mức độ an toàn của hoạt động tín dụng và khả năng sinh lời do hoạt động tín dụng mang lại.

Mức độ an toàn tín dụng thể hiện ở khoản cho vay có được khách hàng hoàn

trả đầy

đủ (lãi và vốn gốc) đúng hạn hay không. Hoạt động tín dụng ngân hàng phải giúp

NHTM tăng quy mô cho vay, mở rộng mạng lưới, đa dạng hóa đối tượng cho vay

nhưng phải dựa trên cơ sở ổn định, an toàn và hiệu quả; hạn chế thấp nhất các khoản nợ xấu để đem lại lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần giảm tỷ lệ nợ

xấu, hạn

chế rủi ro và tổn thất cho NHTM. Còn khả năng sinh l ời thể hiện ở thu nhập

hoặc tỷ

suất sinh lời từ hoạt động tín dụng đem lại.

Trong luận văn này, tác giả tiếp cận quan niệm về chất lượng tín dụng từ góc độ của các NHTM . Theo đó, chất lượng tín dụng là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh

sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng ... hoặc có thể định lượng được như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ trọng cho vay có TSBĐ, vòng quay vốn tín dụng ...

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản xuất, lưu thông hàng hoá thì tín dụng ngân hàng cũng phải không ngừng phát triển, cung cấp các phương tiện để đáp ứng được các nhu cầu giao dịch ngày càng tăng của xã hội, đòi hỏi chất lượng tín dụng cũng phải được nâng cao . Chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ làm tăng số vòng quay của vốn tín dụng, làm tăng số lượng giao d ch, giảm lượng ti n mặt trong lưu thông, kiềm chế tỷ lệ lạm phát, mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó giảm chi phí lưu thông ti ền mặt của xã hội . Như vậy, chất lượng tín dụng có quan hệ chặt chẽ với việc đi ều hoà và ổn định ti ền tệ của nền kinh tế .

Mặt khác, với một chính sách tín dụng đúng đắn, chất lượng tín dụng được nâng cao sẽ giúp cho các ngành kém phát triển của nền kinh tế có cơ hội vươn lên, đồng thời thúc đẩy các ngành mũi nhọn tiếp tục phát triển, giảm sự mất cân đối giữa các vùng kinh tế, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội. Thông qua phân tích khả năng của khách hàng để đánh giá chất lượng của từng khoản tín dụng sẽ giúp đưa ra được các quyết đ nh đầu tư đúng đắn, khai thác tốt các ti m năng v lao động, tài nguyên từ đó tăng sản lượng, cung cấp ngày càng nhi u sản phẩm chất lượng cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngư i lao động

Lý do quan trọng nhất của việc nâng cao chất lượng tín dụng đối với chính ngân hàng là chất lượng tín dụng sẽ quyết đ nh đến việc tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chất lượng tín dụng của Ngân hàng có tốt thì khả năng cung ứng dịch vụ của ngân hàng mới cao, đáp ứng được nhu cầu của nhi u đối tượng khách hàng, đồng thời giảm chi phí hoạt động và tăng lợi nhuận cho ngân hàng . Từ đó tạo ra uy tín và vị thế cho ngân hàng trên thị trư ờng .

Qua phân tích những lý do nêu trên có thể kết luận rằng nâng cao chất lượng tín dụng là điều tất yếu mà mọi NHTM muốn tồn tại và phát triển b ền vững đều phải quan tâm và chú trọng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hai bà trưng (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(119 trang)
w