NHTM
1.3.3.1 Các yêu cầu để bảo đảm chất lượng tín dụng đối với KHDN tại NHTM
Thứ nhất: Khách hàng sử dụng vốn hiệu quả, đúng mục đích, đồng thời phối hợp với Ngân hàng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay đột xuất hoặc định kỳ để Ngân hàng cập nhật và theo dõi dòng tiền đúng quy định. Một số trường hợp KHDN cần tuân thủ việc gửi báo cáo tình hình phương án sản xuất kinh doanh theo tháng, theo quý hoặc theo năm trong trường hợp Ngân hàng yêu cầu (yêu cầu này được đề cập trong thông báo cho vay hoặc thông báo cấp hạn mức tín dụng từng thời kỳ).
Thứ hai: Khách hàng phối hợp với Ngân hàng định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm (có thể theo quý hoặc theo năm tùy loại tài sản: quyền tài sản, động sản hay bất động sản...). Đối với các tài sản như: ô tô, máy móc, thiết bị chuyên dùng. ngoài việc khách hàng có trách nhiệm bảo quản, giữ gìn thì cần bổ sung bảo hiểm vật chất (có chuyển quyền thụ hưởng cho Ngân hàng) và chứng nhận kiểm đ nh chất lượng hàng năm cho đến khi kết thúc khoản vay
Thứ ba: Khi xảy ra các biến động có thể ảnh hưởng đến việc thanh toán gốc (lãi) khoản vay, khách hàng chủ động thông báo đến Ngân hàng để phối hợp và có phương án ứng phó k p th i.
Thứ tư: Khách hàng luôn duy trì khả năng thanh toán nợ đến hạn, trong đó và trước hết là khả năng thanh toán nợ vay ngân hàng (gốc và lãi)
Thứ năm: Khách hàng không vi phạm các quy đ nh v quản lý tín dụng của ngân hàng và các quy đ nh khác của pháp luật
1.3.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với KHDN tại NHTM
i, Nhóm chỉ tiêu định tính
- Sự tuân thủ các quy định chính sách của NHNN và của chính NHTM, để đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng - Khả năng cung ứng vốn đầy đủ và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho khách
hàng, thủ tục đơn giản thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, an toàn, kỳ hạn và
- Chi phí sử dụng vốn tín dụng hợp lý và chất lượng nghiệp vụ tín dụng tốt . - Khả năng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng truyề n thống,
nâng cao uy tín của ngân hàng đối với khách hàng .
- Sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng với chất lượng dịch vụ cung cấp, về phong cách phục vụ của ngân hàng . Đây là một thước đo có hiệu quả cho chất
lượng cho vay của ngân hàng . Sẽ là một thiếu sót nếu đánh giá chất lượng
cho vay
mà chỉ quan tâm đến những kết quả thu được của ngân hàng . Sự hài lòng của khách
hàng sẽ là một đánh giá khách quan cho chất lượng của món vay.
ii, Nhóm chỉ tiêu định lượng
Nhóm chỉ tiêu an toàn sử dụng vốn: Chỉ tiêu 1: Các chỉ tiêu phân tán rủi ro
Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20 tháng 11 năm 2014 của NHNN quy định về các giới hạn trong cấp tín dụng của NHTM quy định:
• Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài; tổng
mức dư
nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngư i có liên quan không được
vượt quá
25% vốn tự có của ngân hàng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
• Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng; tổng mức dư nợ cấp tín
dụng đối với một khách hàng và ngư i có liên quan không được vượt quá
50% vốn
tự có của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Chỉ tiêu 2: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguốn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhi ều chu kỳ sản xuất và lưu thông hàng hoá . Với một số vốn nhất định, nhưng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tư vào các lĩnh vực khác . Như vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao . Tuy nhiên để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, các tiêu chuẩn tính toán phải đồng nhất hoặc được quy đổi đồng nhất, vòng quay tín dụng phải tính toán cho từng loại vay, thời hạn vay và từng đối tượng vay cụ thể .
Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ nợ quá hạn
Được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn trên tổng dư nợ của Ngân hàng tại một thời điểm xác định . Nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ đến hạn theo thỏa thuận.
Nợquáhạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = ' 1—— x 100% Tong dư nợ
Theo quy định của NHNN Việt Nam, nợ quá hạn được định nghĩa: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn” . Chỉ tiêu này phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng ngân hàng . Nếu tỷ lệ nợ quá hạn cao thì chứng tỏ ngân hàng đó hoạt động kém hiệu quả và ngược lại. Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc rất lớn vào phương thức, cách thức hoạt động của ngân hàng .
Nợ quá hạn thư ng được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
Nợ quá hạn do định kỳ hạn trả nợ ngắn hơn chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc vì một lý do nào đó chưa thu được ti n bán hàng nên đến kỳ hạn trả nợ khách hàng chưa có ti n trả, ngân hàng buộc phải chuyển khoản nợ đó sang nợ quá hạn, loại nợ quá hạn này ngân hàng có khả năng thu hồi cao.
Nợ quá hạn do khách hàng vay vốn bị phá sản hoặc kinh doanh thua lỗ, hoặc bị lừa đảo hoặc bị chết không còn khả năng trả nợ ngân hàng, buộc ngân hàng phải chuyển sang nợ quá hạn chờ xử lý . Loại nợ quá hạn này gọi là nợ quá hạn khó đòi, khả năng thu hồi rất thấp.
phải có cái nhìn đúng đắn về nợ quá hạn, đặc biệt là không nên che giấu nợ quá hạn dưới bất cứ hình thức nào . Có như vậy, mới tìm ra được những phương án hữu hiệu để khắc phục nó . Đánh giá đúng thực chất nợ quá hạn và khả năng ti ềm ẩn làm nảy sinh nợ quá hạn sẽ giúp phòng tránh được nó .
Chỉ tiêu 4: Tỷ trọng cho vay có tài sản bảo đảm
Dư nợ cho vay có TSBD
Tỷ trọng cho vay có TSBĐ - --- ", , ---x 100% Tổng dư nợ
Các NHTM đều hoạt động theo nguyên tắc “đi vay để cho vay” . Chính vì vậy mục tiêu nhất quán trong hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng là phải bảo đảm an toàn nguồn vốn . Trong quan hệ tín dụng, nguồn trả nợ cho NHTM được lấy từ phần thu nhập do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, nó bao gồm các chi phí lao động vật hóa (chi phí nguyên, nhiên, vật liệu, khấu hao tài sản cố định) và phần giá trị mới sáng tạo ra . Tuy vậy, có nhiều trường hợp sử dụng vốn kém hiệu quả, sản xuất kinh doanh thua lỗ, phá sản.. .khách hàng không có khả năng trả nợ . Đối với các trường hợp này ngân hàng phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ nhằm bảo toàn nguồn vốn cho ngân hàng . Vì thế, tỷ trọng cho vay có tài sản càng lớn, nguồn thu nợ từ xử lý tài sản trong trư ng hợp khách hàng không trả được nợ càng nhi u, qua đó cho thấy mức độ an toàn nguồn vốn cho ngân hàng càng được bảo đảm Ngược lại, nếu tỷ lệ này thấp thì ti m ẩn rủi ro mất vốn cho ngân hàng càng cao.
Chỉ tiêu 5: Tỷ lệ nợ xấu
rτ,,1. A Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xâu = ——-— ----x 100% ■ Tổng dư nợ
Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, các khoản nợ quá hạn được phân loại thành: nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5). Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quy định bao gồm nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ng và nợ có khả năng mất vốn
Tỷ lệ này cho biết trong 100 đồng dư nợ thì có bao nhiêu đồng nợ xấu . Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nợ xấu nhiều và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, chất
lượng cho vay kém . Việc xác định chính xác nợ xấu là khá khó khăn, vì hệ thống thông tin hiện tại mà các NHTM thường sử dụng để phân tích khách hàng có độ tin cậy không cao (ví dụ như báo cáo tài chính khách hàng . . . v . v) . Tuy nhiên đây là chỉ
tiêu quan trọng đánh giá mức độ an toàn tín dụng của các NHTM . Nợ xấu phản ánh đúng nhất chất lượng tín dụng yếu kém của các NHTM .
Chỉ tiêu 6: Chỉ tiêu trích lập dự phòng rủi ro tín dụng
? ' Dự phòng rủi ro tín dụng
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng =—:— --- - - -:— x 100%
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ theo cam kết . Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể . Cũng theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, dự phòng chung được tính bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, dự phòng cụ thể tùy theo cấp độ rủi ro mà các tổ chức tín dụng trích lập từ 0% đến 100% giá trị của từng khoản vay: Nhóm 1: 0%, nhóm 2: 5%, nhóm 3: 20%, nhóm 4: 50%, nhóm 5: 100%.
Mức dự phòng cũng phụ thuộc vào loại và giá trị tài sản bảo đảm . Giá trị tài sảm bảo đảm càng lớn thì mức dự phòng phải trích lập càng nhỏ . Như vậy nếu một ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng cũng sẽ càng cao . Thông thường tỷ lệ này dao động từ 0% - 5% . Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chống đỡ suy giảm chất lượng tín dụng của từng NHTM . Để chỉ tiêu này được chính xác thì các Ngân hàng phải thực hiện tốt việc phân loại nợ theo nhóm để trích lập dự phòng đầy đủ . Một số NHTM có hiện tượng che giấu nợ, không chuyển nợ quá hạn, phân loại nợ không kịp thời.. .thì chỉ tiêu này sẽ không được tính toán chính xác.
Chỉ tiêu 7: Tỷ trọng cho vay một số khách hàng lớn nhất/Tổng dư nợ vay
Đây là chỉ tiêu phản ánh mức độ phân tán rủi ro trong đầu tư cho vay của các NHTM Nếu tỷ trọng cho vay vào một số khách hàng lớn nhất so với tổng dư nợ lớn nghĩa là ngân hàng đã cho vay tập trung vào một nhóm khách hàng . Đi ều này có thể
vay cũng được phân tán nên nguy cơ xảy ra rủi ro cũng được hạn chế .
Chỉ tiêu 8: Tỷ trọng cho vay theo ngành nghề
Mỗi ngành nghề kinh tế luôn tồn tại những đặc điểm riêng biệt, gắn với những rủi ro nhất định và từ đó có thể ảnh hưởng đến danh mục cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng đối với từng ngành nghề của NHTM tại từng thời điểm, qua đó đánh giá mức độ phân tán rủi ro trong hoạt động của NHTM . Tuỳ từng thời kỳ điều hành chính sách tiền tệ của NHNN và cũng tùy theo chu kỳ của nền kinh tế mà mỗi Ngân hàng mở rộng hay thu hẹp phạm vi cho vay trong lĩnh vực/ngành hợp lý . Nếu một NHTM quá tập trung cho vay ở một lĩnh vực/ngành nào thì mức độ rủi ro càng cao và ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHTM
1.4 Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với KHDN 1.4.1 Nhân tố bên ngoài
i) Các nhân tố thuộc về Doanh nghiệp vay vốn:
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp
Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định đến khả năng được vay vốn và khả năng hoàn trả của khách hàng . Thông thường các món vay của ngân hàng được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc đầu tư vào các tài sản lưu động hoặc tài sản cố định, nguồn trả lãi và gốc chính ở thu nhập từ hoạt động kinh doanh . Nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ có thu nhập trả nợ cho ngân hàng và ngược lại nếu doanh nghiệp làm ăn thua lỗ sẽ mất khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến nợ quá hạn, chất lượng cho vay sẽ giảm sút .
- Trình độ quản lý của các doanh nghiệp
Trình độ quản lý của các nhà lãnh đạo là yếu tố quyết đ nh sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp Trong đi u kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay
thì đòi hỏi cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp phải có trình độ kiến thức để dự đoán được những biến động cũng như xu thế của th trư ng hiện nay để có những phương án sản xuất kinh doanh, chiến lược phát triển doanh nghiệp Đặc biệt đối với các doanh nghiệp
- Tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh
Các doanh nghiệp đến vay vốn nhằm mục đích để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh. Nếu dự án kinh doanh thành công thì dòng tiền tạo ra từ dự án là nguồn để trả nợ ngân hàng . Ngược lại nếu thất bại, doanh nghiệp sẽ không có nguồn thu để trả nợ ngân hàng . Chính vì vậy, phương án kinh doanh khả thi ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cho vay
- Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp đảm bảo
Khi thực hiện vay vốn tại Ngân hàng doanh nghiệp phải đáp ứng một số điều kiện nhất định và thông thường đối với Doanh nghiệp, ngân hàng thường yêu cầu khoản vay phải được bảo đảm bằng tài sản đảm bảo theo quy định . Để đáp ứng được quy định của ngân hàng, có một số DN sử dụng tài sản thuộc sở hữu của bên thứ ba và dùng mọi biện pháp để đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và pháp luật . Điều này dẫn đến việc đảm bảo cho các khoản vay không có tính chắc chắn và khả thi, khi xảy ra rủi ro, ngân hàng phải mất nhi u th i gian và thủ tục để giải quyết tài sản. Do đó, khi nhận tài sản đảm bảo từ các DN, ngân hàng cần xem xét kỹ lưỡng về quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm.
- Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc do nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân chủ quan có thể do từ phía các doanh nghiệp như khi tiến hành sản xuất kinh doanh không tính toán một cách kỹ lưỡng, khoa học các chi phí đầu vào cũng như những biến động của thị trường . Trong một số trường hợp mặc dù phương án kinh doanh đã được tính toán rất chi tiết nhưng doanh nghiệp vẫn gặp phải những rủi ro ngoài ý muốn do tác động của các yếu tố bất khả kháng như: giá cả nguyên vật liệu tăng cao, sự biến động của tỷ giá hoặc do yếu tố thiên tai, bệnh d ch gây nên ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp . Vì thế khả năng trả nợ ngân hàng đúng hạn rất khó khăn .
- Tư cách đạo đức của người vay
Ngân hàng quyết đ nh cho vay sau khi đã phân tích kỹ các yếu tố thuộc v