Quy trình tín dụng bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Nó được bắt đầu từ khâu chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Quy trình tín dụng trải qua các bước như sau : b1 - Lập hồ sơ vay vốn; b2 - Phân tích tín dụng; b3 - Quyết định tín dụng; b4 - Giải ngân; b5- Giám sát thu nợ và thanh lý hợp đồng. Chất lượng hoạt động tín dụng có được đảm bảo an toàn hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt hay không các quy định, các bước của quy trình nghiệp vụ tín dụng và sự phối hợp của các bước đó.
Trong quy trình tín dụng, các bước chuẩn bị cho vay rất quan trọng bao gồm: khách hàng nộp hồ sơ vay vốn, ngân hàng thẩm định, phân tích để quyết định có cho vay hay không. Bước này là cơ sở để định hướng rủi ro trong quá trình cho vay. Vì vậy chất lượng tín dụng tuỳ thuộc vào chất lượng công tác
thẩm định đối tượng được vay vốn cũng như quy định về điều kiện và thủ tục cho vay của từng NHTM .
Kiểm tra sử dụng vốn vay (xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không) giúp ngân hàng biết được diễn biến khoản tín dụng đã được cấp cho khách hàng để có những hành động can thiệp kịp thời khi cần thiết, sớm ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra. Việc lựa chọn và áp dụng có hiệu quả các hình thức kiểm tra sẽ góp phần cải thiện chất lượng hoạt động tín dụng.
Thu hồi nợ cho vay là khâu cuối cùng trong quy trình tín dụng. Sự nhạy bén của ngân hàng trong việc phát hiện kịp thời những biểu hiện bất lợi xảy ra đối với khách hàng cùng biện pháp xử lý kịp thời sẽ giảm thiểu những khoản nợ quá hạn, điều đó có tác động tích cực đối với hoạt động tín dụng.
Quy trình tín dụng của NHTM không mang tính cứng nhắc. Đối với mỗi khách hàng khác nhau, ngân hàng có thể chủ động, linh hoạt thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cho phù hợp. Ví dụ: Đối với các dự án lớn, bước phân tích là rất quan trọng, thậm chí có trường hợp quá phức tạp, ngân hàng phải thành lập tổ thẩm định riêng; Đối với những món vay tiêu dùng, việc giám sát mục đích sử dụng vốn cần được chú trọng nhiều hơn.
- Công tác tổ chức của ngân hàng
Nếu như công tác tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban chức năng sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, giúp ngân hàng theo dõi sát các khoản cho vay, công tác huy động vốn. Đây sẽ là cơ sở để tiến hành các hoạt động tín dụng lành mạnh và quản lý hiệu quả các khoản vay.
Yếu tố này rất quan trọng vì nó góp phần ngăn chặn những khoản cho vay không tốt, ngay từ khi chưa xảy ra. Số lượng và chất lượng của thông tin quyết định việc phân tích, nhận định thị trường, đánh giá khách hàng. có thông tin đầy đủ tốt về khách hàng sẽ giúp cho ngân hàng đánh giá được đầy đủ về mọi mặt của khách hàng đó. Ngược lại, nếu thiếu thông tin sẽ dẫn đến sự đánh giá phiến diện và không chính xác từ đó có thể dẫn đến quyết định sai lệch, có thể sẽ làm mất đi cơ hội kinh doanh, mất khách hàng. Nhìn chung thông tin càng có chất lượng, kịp thời thì sẽ giúp cho ngân hàng phòng ngừa giảm thiểu rủi ro tín dụng, từ đó chất lượng tín dụng được củng cố và tăng lên.