Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu 0100 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 56)

- Những nhân tố bất khả kháng

2.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là công việc đầu tiên, làm nền tảng cho các nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng khác. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2006 đến nay, do người dân tập trung vốn sang đầu tư chứng khoán, vàng và đồng ngoại tệ, bên cạnh đó do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu khiến việc huy động vốn của các ngân hàng gặp phải không ít khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, các ngân hàng đã đưa ra các mức lãi suất, hình thức huy động hấp dẫn, thay đổi phong cách dịch vụ của cán bộ...

NHNo & PTNT chi nhánh Quận Thanh Xuân không nằm ngoài quy luật đó. Cùng với vị trí và uy tín đã tạo dựng qua nhiều năm, NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân đã đưa ra các mức lãi suất và hình thức huy động vốn hấp dẫn . Vì vậy, đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch đã xây dựng, đóng góp vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam. Các kết quả đạt được trong công tác huy động vốn của NHNo & PTNT chi

Bảng 1. Ket quả huy động vốn của ngân hàng qua các năm 2008 - 2010

1 2 3 4 5 6 7 8=4-2 9=8/2 10 11=10/4

Tổng nguồn huy động 31 9 100% 983 100% 1007 100% 52 106% 24 102%

Phân theo khách hàng

Tiền gửi của các TCKT 27 3 % 35 347 % 35 368 37% 20 106% 21 106% Tiền gửi của dân cư______ 65 5 % 61 601 % 61 605 60% 36 106% 4 101% Tiền gửi của các TCTD _____

39

4

% 35 _____4% 34 3% -4 90% -1 97%

Phân theo kì hạn_______

Tiền gửi không kì hạn 28 1 % 14 158 % 16 173 17% 30 123% 15 109% kì hạn dưới 12 tháng _____ 82 9 % 123 16 % 103 10% 41 150% -20 84% Trên 12 tháng___________ 21 7 % 77 487 % 63 731 73% -234 68% 244 150%

Phân theo loại đồng tiền

Nội tệ_________________ 49 8 % 91 855 % 87 947 94% 6,21 101% 91,37 111% Ngoại tệ_______________ 2 8 % 9 128 % 17 60 6% 45,79 156% 67,37- 47%

Qua bảng số liệu trên cho thấy, mặc dù có sự thay đổi mạnh về lãi suất và trong điều kiện nền kinh tế có những biến động xấu do lạm phát và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế năm 2008 nhưng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT chi nhánh Quận Thanh Xuân vẫn tăng trưởng so với kế hoạch được giao, cụ thể: Năm 2008, đạt 172% kế hoạch; năm 2009 đạt 154% kế hoạch; năm 2010 đạt 163% kế hoạch. Tổng nguồn vốn huy động tăng qua các năm, cụ thể: năm 2008 tăng 58% so với năm 2007; năm 2009 tăng 6% so với 2008; năm 2010 tăng 2% so với năm 2009.

- Xét cơ cấu nguồn vốn theo thành phần kinh tế:

Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động (chiếm từ 35% đến 37% tổng nguồn vốn huy động) và có xu hướng ổn định qua các năm. Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế chủ yếu là do các doanh nghiệp gửi tiền vào ngân hàng để phục vụ nhu cầu thanh toán trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn huy động từ tiền gửi của dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động (khoảng 60% đến 61%). Điều này thể hiện trạng thái dư tiền trong dân cư do đời sống kinh tế tăng.

- Xét cơ cấu nguồn vốn theo thời gian:

Tiền gửi của chi nhánh được chia thành tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng. Bộ phận nguồn vốn huy động bằng phát hành giấy tờ có giá hầu như không được đề cập đến bởi chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Trong đó, nguồn vốn huy động tập trung chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng (năm 2008 chiếm 77% tổng nguồn vốn huy động, năm 2009 chiếm 63% tổng nguồn vốn huy động và năm 2010 chiếm 73% tổng nguồn vốn huy động). Đây là nguồn vốn ít gây biến động cho chi nhánh, vì vậy, ngân hàng có khả năng tận dụng nguồn vốn này để đầu tư ngắn hạn giúp cho

ngân hàng có thể tìm kiếm thêm lợi nhuận và có nhiều điều kiện trong cơ hội xây dựng kế hoạch nguồn vốn cũng như chính sách tín dụng hợp lý.

- Xét cơ cấu nguồn vốn theo đồng tiền

Do Ngân hàng áp dụng nhiều chính sách như: chính sách lãi suất linh hoạt, chính sách ưu đãi khách hàng... nên tổng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân tăng qua các năm, trong đó huy động bằng đồng nội tệ chiếm từ 87% đến 90% tổng nguồn vốn huy động.

Nhìn chung, tốc độ và quy mô tăng trưởng nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân trong những năm qua đạt kết quả tốt. Cơ cấu nguồn vốn huy động hợp lý, giảm lãi suất đầu vào có lợi cho kinh doanh. Năm 2010, NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân đã thực hiện điều chỉnh lãi suất huy động 7 lần, lãi suất tiền vay 5 lần, đảm bảo luôn theo sát diễn biến thị trường và tuân thủ nghiên túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và NHNo & PTNT Việt Nam, thực hiện tốt quảng cáo đến khách hàng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy, với tiềm năng nguồn vốn huy động khá lớn, tăng trưởng ổn định, NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân có điều kiện kinh doanh chủ động, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vay vốn và thanh toán tới mọi khách hàng, mở rộng cho vay tới mọi thành phần kinh tế, góp phần tạo ra lợi nhuận trực tiếp.

Chỉ tiêu Năm 2008 m 2009 m 201 0 So sánh 09/08 So sánh 10/09 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 2 3 4 5=3- 2 6=5/2*100 % 7=4- 3 8=7/3*100 %

Doanh số cho vay 58 2 65 7 7 28 7 5 _________13% 7 1 _________11% Doanh số thu nợ 52 7 4 58 83 6 7 5 _________11% 9 9 _________17% Tổng dư nợ______ 37 9 3 40 4 57 4 2 6% 4 5 13% qua các năm (2008 - 2010) 2.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Song song với việc huy động vốn thì vấn đề sử dụng vốn của các NHTM cần phải được quan tâm đặc biệt, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế, đây là một khâu quan trọng của NHTM. Đối với NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân, sử dụng nguồn vốn chủ yếu là vào hoạt động tín dụng (chiếm từ 80% đến 90% tổng nguồn vốn huy động). Và đây là nguồn thu chính cho ngân hàng, là hoạt động có tốc độ tăng trưởng nhanh cả về quy mô, số lượng.

Là một chi nhánh thuộc hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam, chi nhánh Thanh Xuân thực hiện hoạt động tín dụng nhằm phát triển nông nghiệp và nông thôn, hỗ trợ cho nhu cầu phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng của nhà nông, các chi phí phục vụ sản xuất nông nghiệp ... Ngoài ra, chi nhánh cũng thực hiện việc cho vay, tài trợ theo dự án, phương án đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất nhỏ và cho vay đời sống dân cư. Hoạt động của chi nhánh chủ yếu là hoạt động cho vay. Các hoạt động khác: chiết khấu thương phiếu, bảo lãnh... chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong tổng dư nợ tín dụng.

Khách hàng của chi nhánh thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, có địa chỉ thường trú trong phạm vi Hà Nội, chủ yếu là trên địa bàn có trụ sở của chi nhánh. Hầu hết, đó là các khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, ổn định và phát triển, nhân thân tốt, chấp hành tốt nghĩa vụ đối với chi nhánh theo cam kết trong hợp đồng tín dụng.

Kết quả hoạt động cho vay, dư nợ và thu nợ trong thời gian qua của chi nhánh được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 2: Bảng tổng cho vay, dư nợ và thu nợ của chi nhánh qua các năm (2008 - 2010)

Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay_______________ 379 100 403 100 4 57

Một phần của tài liệu 0100 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w