Đánh giá khái quát kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NHNo

Một phần của tài liệu 0100 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 82)

- Thu lãi điều chuyển vốn 1.16 1.23 1

2.5. Đánh giá khái quát kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NHNo

NHNo

& PTNT chi nhánh Thanh Xuân trong điều kiện nền kinh tế suy thoái.

2.5.1. Tác động của suy thoái kinh tế đến kiểm soát chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT chi nhánh Thanh Xuân

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế diễn ra từ năm 2008 có ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế các nước, trong đó có Việt Nam. Do tính chất nghiêm trọng và phức tạp của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, cộng với sự phát triển nền kinh tế của Việt nam không ổn định nên nó đã có tác động đến rất nhiều ngành nghề, trong đó bao gồm cả ngành tài chính ngân hàng. Theo đánh giá của các chuyên gia lĩnh vực tài chính ngân hàng thì: Mặc dù ngành tài chính ngân hàng ít chịu sự tác của suy thoái kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới. Tuy nhiên thực tế chứng minh cho thấy, từ năm 2008 đến nay tình hình hoạt động tín dụng của các ngân hàng gặp khó khăn. Theo báo cáo của một số ngân hàng thì tỷ lệ nợ xấu gia tăng

hưởng của khủng hoảng nền kinh tế thế giới từ năm 2008 và các chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm duy trì nền kinh tế tăng trưởng, trong những năm gần đây mặc dù hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT tăng trưởng, tuy nhiên, bên cạnh đó chất lượng tín dụng của ngân hàng chưa cao. Điều này được thể hiện rõ ở việc số lượng các khoản nợ quá hạn và xấu tăng dần qua các năm. Nợ quá hạn và nợ xấu tăng cũng cho thấy việc kiểm chất lượng tín dụng của NHNo & PTNT Quận Thanh Xuân chưa thật sự tốt.

2.5.2. Những nguyên nhân

2.5.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

- Chưa thực hiện các văn bản chế độ của ngành và quy trình cho vay một cách nghiêm túc, bỏ qua những thủ tục cần thiết. Lí do:

+ Quy trình nghiệp vụ tín dụng phụ thuộc quá nhiều vào đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng:

Thực tế hiện nay để thực hiện một món vay thì cán bộ tín dụng là người thực hiện tất cả các công đoạn từ A đến Z. Cán bộ tín dụng phải thu thập thông tin về khách hàng vay vốn, phân tích đánh giá khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp các tài liệu khách hàng cung cấp liên quan đến khoản vay, phân tích tính khả thi, khả năng trả nợ của phương án, kiểm tra, phân tích về biện pháp bảo đảm tiền vay, về tính pháp lý, giá trị và khả năng xử lý tài sản bảo đảm tiền vay khi cần thiết. Sau khi thẩm định về khách hàng vay vốn và các vấn đề liên quan đến phương án, dự án vay vốn, cán bộ tín dụng lập tờ trình thẩm định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt khoản vay và là người chịu trách nhiệm về kết quả phân tích trong tờ trình . Trường hợp khoản vay được phê duyệt vay, cán bộ tín dụng sẽ thông báo cho khách hàng và soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay, theo dõi phát tiền vay, theo dõi kiểm tra việc sử dụng

của cán bộ tín dụng là quá lớn. Trong quá trình thẩm định, xét duyệt hồ sơ xin vay vốn, họ không tránh được mọi khuyến khuyết bởi vì một dự án, một hợp đồng vay vốn liên quan đến rất nhiều lĩnh vực nên cán bộ tín dụng không phải lúc nào cũng am hiểu hết.

+ Chất lượng công tác thẩm định chưa cao, trình độ cán bộ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại:

Tại ngân hàng cán bộ tín dụng chưa được phân công một cách chuyên sâu, một cán bộ được phân công quản lý một số khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Việc phân chia như vậy chưa hợp lý vì không phát huy được hiệu quả của công tấc thẩm định. Nếu mỗi cán bộ tín dụng quản lý một loại hình kinh doanh sẽ giúp họ có thời gian tìm hiểu về loại hình này cũng như có điều kiện thuận lợi để so sánh tình hình hoạt động của các đơn vị cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, ngân hàng chưa có một văn bản pháp lý cụ thể quy định cụ thể quy trình thẩm định dẫn đến việc cán bộ tín dụng phải thực hiện theo kinh nghiệm của mình, điều này đôi khi dẫn đến nhiều bước trong quá trình thẩm định bị bỏ qua làm ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng.

Trong quá trình phân tích các thông tin tài chính, công tác thẩm định mới chỉ dừng lại đơn thuần ở việc đánh giá, so sánh các chỉ tiêu, hệ số kỳ này với kỳ trước của khách hàng chứ chưa so sánh với hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành, hay tình hình hoạt động của một đơn vị khác cùng loại. Nguyên nhân của thực trạng này là chúng ta chưa có một cơ quan hay văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Trong nhiều trường hợp do hạn chế về thời gian nên nhiều chỉ tiêu cần thiết không được tính toán.

Trước nhu cầu ngày một cao nhằm giảm rủi ro tới mức thấp nhất, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập Trung tâm thông tin tín dụng để cung cấp hồ sơ khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp nói chung đều có quan hệ với một tổ chức tín dụng nào đó, nên khi vay họ bắt buộc phải cung cấp hồ sơ của mình như báo cáo tài chính, kết quả kinh doanh, khả năng thanh toán, tình hình vay nợ... theo yêu cầu của ngân hàng cho vay, sau đó ngân hàng cho vay phải cung cấp thông tin cho Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN. Khi NHTM có khách hàng mới thì thông qua Trung tâm thông tin tín dụng sẽ biết được khách hàng rõ hơn. Việc tìm kiếm thông tin về khách hàng qua Trung tâm thông tin tín dụng sẽ giảm thiểu được rủi ro đối với ngân hàng. Tuy nhiên, những thông tin của doanh nghiệp hiện đang lưu trữ tại Trung tâm thông tin tín dụng chưa thể đủ trong quá trình xét duyệt món vay. Thông tin mà Trung tâm thông tin tín dụng cung cấp là những thông tin mang tính chất tĩnh, chưa có sự phân tích đánh giá mang tính chất động về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong khi đó, NHNo & PTNT chi nhánh Quận Thanh Xuân lại chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu vấn đề ngày. Các cán bộ trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ liên quan đến thu thập xử lý thông tin thì chưa được huấn luyện nghiệp vụ đó để có thể tra cứu từ các nguồn khác, mới chỉ thực hiện việc truyền nhận thông tin trong hệ thống theo chương trình đã cài sẵn, chưa đủ khả năng nắm bắt, khai thác, sử dụng các thông tin có ích trên thị trường. Do thiếu thông tin cần thiết nên việc xét duyệt cho vay khó tránh được các rủi ro.

- Việc kiểm tra, kiểm soát khoản vay sau khi giải ngân chưa thực hiện thường xuyên.

Việc áp dụng các văn bản về cơ chế, chính sách chưa sát thực tế, chưa đúng với chỉ đạo của cơ quan ban hành văn bản. Khi thực hiện các văn bản còn khó khăn vướng mắc, chưa xử lý kịp thời hiệu quả. vẫn còn tình trạng cán bộ tín

dụng xét duyệt vốn đã bỏ qua các nguyên tắc tín dụng, thực hiện không đúng quy trình nghiệp vụ cho vay. Cán bộ tín dụng muốn cho vay được nhiều nên đã không kiểm tra kỹ lưỡng trước, trong và giám sát tốt khi cho vay nên để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Khi phát hiện ra khách hàng có khó khăn trong việc hoàn trả nợ thì cán bộ tín dụng đã không có ngay các biện pháp phù hợp để kịp thời xử lý và trong nhiều trường hợp đã gia hạn sai chế dộ. Bên cạnh đó việc kiểm tra, kiểm soát lại không thường xuyên, nhiều khi chỉ mang tính hình thức nên không phát hiện kịp thời các sai phạm hoặc có phát hiện nhưng lại không có biện pháp xử lý hữu hiệu.

2.5.2.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Vốn tự có của các doanh nghiệp thấp, trong khi tín dụng trung, dài hạn và tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp tham gia đầu tư phải đảm bảo từ 30% - 50%

tổng vốn đầu tư của dự án, Ngân hàng chỉ cho vay phần vốn còn thiếu, tức

là từ

50% - 70% vốn đầu tư của dự án. Do không đáp ứng đủ các điều kiện về

vốn tự

có, về tài sản thế chấp, về tính khả thi của dự án nên không đủ điều kiện để Ngân

hàng có thể cho vay.

- Do trình độ quản lý và kinh doanh của doanh nghiệp còn hạn chế nên thoờng thua thiệt trong kinh doanh, làm thất thoát vốn và những chi phí không

cần thiết dẫn đến không đủ sức đứng vững trong sự cạnh tranh gay gắt của nền

2.5.2.3. Các nguyên nhân khác

- Xuất phát từ sự biến động của nền kinh tế trong nước và thế giới như: sự bất ổn của giá dầu thế giới làm nền kinh tế trong nước ảnh hưởng; sự biến đổi

của tỷ giá thay đổi theo hướng bất lợi cho doanh nghiệp; tỷ lệ lạm phát trong

nước tăng cao; lãi suất cho vay cao làm doanh nghiệp giảm tính thanh khoản.

- Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng như môi trường pháp lý cho kinh doanh tín

dụng chưa được hoàn thiện nên không đảm bảo được môi trường cạnh

tranh lành

mạnh cho các hoạt động của kinh tế. Mặt khác, sự thay đổi thường xuyên trong

cơ chế, chính sách của nhà nước đã khiến cho hoạt động tín dụng còn gặp nhiều

khó khăn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Sau khi nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng, chất lượng tín dụng ngân hàng, kiểm soát tín dụng ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế suy thoái ở chương 1, tác giả đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng tín dụng và kiểm soát chất lượng tin dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Quận Thanh Xuân với những điểm nội dung như sau:

kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng tại NHNo & PTNT chi nhánh Quận Thanh Xuân.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu 0100 giải pháp kiểm soát và duy trì chất lượng tín dụng của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh quận thanh xuân hà nội trong điều kiện suy thoái nền kinh tế luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w