a. Góp phần tạo điều kiện cho hộ gia đình có vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng sinh hoạt của cá nhân.
Tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể mua hàng hoá nhiều hơn và nhanh hơn là đã gián tiếp giúp nhà sản xuất bán được sản phẩm, quay vòng vốn nhanh hơn, mở rộng sản xuất, do đó lợi nhuận cũng tăng lên. Đây cũng là nguyên do khiến càng ngày càng nhiều nhà sản xuất mong muốn hợp tác với Ngân hàng để mở rộng cho vay tiêu dùng, vay sản xuất kinh doanh...
Sự sung túc của một nền kinh tế, được thể hiện rõ qua mức cầu về hàng hoá tiêu dùng của dân cư. Mức cầu đó, chính là số lượng và mức độ của các nhu cầu có khả năng thanh toán.Việc mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ của các NHTM sẽ làm tăng đáng kể những nhu cầu có khả năng thanh toán đó hay nói cách khác, đây chính là một giải pháp hữu hiệu để kích cầu và qua đó làm cho nền kinh tế trở nên năng động hơn.
Khi sức mua của người tiêu dùng tăng lên, thị trường hàng hoá tiêu dùng cũng theo đó mà trở nên sôi động hơn, góp phần quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá trong nước, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng sẽ đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội khác như giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, giảm bớt các tệ nạn xã hội, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
b. Góp phần tạo điều kiện cho cá nhân, hộ gia đình đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và phục vụ nhu cầu tiêu dùng cải thiện và nâng cao đời sống sinh hoạt trong gia đình.
Cho vay bán lẻ có tác dụng đặc biệt với những người có thu nhập thấp và
trung bình, hộ gia đình có nhu cầu kinh doanh nhỏ lẻ. Thông qua nghiệp vụ cho
vay, họ sẽ được hưởng các dịch vụ, tiện ích trước khi có đủ khả năng về tài chính như mua sắm các hàng hoá thiết yếu có giá trị cao như: nhà cửa, xe hơi,... hay đáp ứng như cầu về vốn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
20
Mặt khác, mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ qua các ngân hàng, sẽ làm giảm bớt các hiện tượng cho vay nặng lãi, giúp những người nghèo giảm bớt gánh nặng trong việc trả lãi tiền vay mượn. Qua hoạt động cho vay tiêu dùng, người dân có thể tiết kiệm tích lũy để đầu tư, phát triển, như: mua nhà, xây dựng, sửa chữa nhà ở, du học, mua xe, giải trí,...đời sống người dân được nâng cao.
Có thể nói rằng, bất cứ một người nào đều mong muốn được thoả mãn những nhu cầu của riêng mình, bắt đầu từ những hàng hoá tất yếu rồi đến những hàng hoá xa xỉ hơn.Tuy nhiên, thực tế là một người trẻ lại chưa có đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu của mình; do đó họ cần thời gian tích luỹ tiền, người tiêu dùng sẽ khéo léo phối hợp giữa thoả mãn ở hiện tại với khả năng thanh toán ở hiện tại và tương lai. Có thể nói , người tiêu dùng là người được hưởng trực tiếp và nhiều nhất lợi ích mà hình thức cho vay này mang lại trong điều kiện họ không lạm dụng chi tiêu vào những việc không chính đáng vì khi đó sẽ làm giảm khả năng tiết kiệm và chi tiêu trong tương lai.
c. Góp phần tạo điều kiện cho hộ gia đình nâng cao trình độ học vấn, trình độ tay nghề, nhằm giải quyết việc làm và nâng cao hiệu quả sản suất kinh doanh.
Nâng cao tay nghề, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong những mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng. Đây đồng thời là vấn đề mà xã hội ta phải quan tâm giải quyết; bởi nếu không có việc làm sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp của xã hội như nghèo đói, trộm cắp, ma tuý,.Vì vậy, giải quyế t việc làm, nâng cao đời sống cho nhân dân, không chỉ đơn thuần là vấn đề kinh tế, mà nó còn ý nghĩa xã hội sâu sắc.
d. Do đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng lớn của khách hàng trong nền kinh tế thị trường.
Với nền kinh tế phát triển, khoa học - kỹ thuật hiện đại ngày nay, sản xuất ra nhiều hàng hoá đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong
xã hội. Kinh tế tăng trưởng giúp đời sống người dân được nâng cao, kéo theo tình hình trật tự, an toàn xã hội tăng, các tệ nạn xã hội giảm, người dân có công ăn việc làm ổn định, thu nhập bình quân đầu người tăng dần. Dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng nâng cao, nhu cầu cho người dân (như: mua, xây sửa chữa nhà, mua xe, tiêu dùng, du lịch, du học,...) nhằm nâng cao mức sống, trình độ dân trí của họ. Nhu cầu chi tiêu được đáp ứng sẽ giúp cho người lao động được thoả mãn, tái tạo sức lao động, kích thích người dân lao động làm việc tích cực, sáng tạo, năng suất cao.
Việt Nam gia nhập WTO đã mở ra cánh cửa hội nhập lớn cho nền kinh tế - chính trị của đất nước,đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu cuộc sống ngày càng chất lượng, hiện đại. Đặc biệt là dịch vụ ngân hàng đã trở thành công cụ hữu dụng cho cuộc sống người dân trong thanh toán, cất giữ tiền tiết kiệm (hạn chế không sử dụng tiền mặt, tiết kiệm chi phí), ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho người dân trong kinh doanh, chi tiêu, học hành.
1.2.5.2. Đối với NHTM và nền kinh tế
a. Hoạt động tín dụng bán lẻ đem lại nhiều lợi ích cho Ngân hàng. Hoạt động chủ yếu của các ngân hàng thương mại là nhận tiền gửi (huy động vốn) và sử dụng khoản tiền (sử dụng vốn) đó trong kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, ngân hàng nhận tiền gửi từ nhiều nguồn khác nhau (cá nhân,tổ chức,.), theo nhiều hình thức khác nhau. Việc sử dụng cũng theo nhiều hình thức khác nhau: tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán, mua trái phiếu,... Tuy vậy, trên tổng thể thì hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại là hoạt động chiếm thị phần cao nhất, mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận nhất. Cùng với quá trình phát triển kinh tế, thì lĩnh vực tài trợ của ngân hàng thương mại cũng có nhiều thay đổi, nhằm giúp cho các ngân hàng có thể thích ứng được trước những biến động của thực tế.
Lúc đầu, các ngân hàng thương mại cũng không mấy quan tâm đến thị trường cho vay bán lẻ, bởi đây là thị trường mà các khoản tài trợ có quy mô
Tl
nhỏ, chi phí tài trợ là lớn, rủi ro cũng cao. Tuy nhiên, khi mà cuộc cạnh tranh để giành thị phần thị trường trở lên khốc liệt, ngân hàng thương mại không chỉ phải cạnh tranh với chính các ngân hàng trong hệ thống, mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tài chính phi ngân hàng đã khiến thị phần trên một số thị trường của các ngân hàng bị thu hẹp, trong khi thị trường cho vay bán lẻ đang có xu thế lên cao. Do vậy, các ngân hàng đã phải hướng mục tiêu của mình vào
lĩnh vực này, và cho vay bán lẻ đã dần trở thành một loại hình cho vay phổ biến
trong các ngân hàng thương mại, một loại sản phẩm mang lại thu nhập tương đối cao trong tổng doanh thu của các ngân hàng.
Mặc dù các khoản tài trợ theo hình thức cho vay bán lẻ là nhỏ, nhưng với số lượng các khoản này lại rất lớn (đối tượng có nhu cầu bán lẻ bao gồm tất cả các thành phần trong xã hội), vì thế tổng quy mô tài trợ là rất lớn. Bên cạnh đó, lãi suất của các khoản tài trợ theo hình thức này là rất cao (bởi người nhận tài trợ họ chỉ quan tâm đến thoả mãn nhu cầu trước mắt mà họ được hưởng, họ không mấy quan tâm đến lãi suất phải trả) nên đã mang lại cho ngân hàng một tỷ suất lợi nhuận tương đối lớn trong tổng lợi nhuận của ngân hàng. Đặc biệt, với ngân hàng có quy mô nhỏ, uy tín chưa cao,... khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng có quy mô lớn, uy tín cao trong việc giành những khách hàng lớn (thường là các tổ chức mà nhu cầu vay vốn đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh), hoặc có những khi nhờ những mối quan hệ tốt có thể giành được khách hàng, nhưng ngân hàng lại không thể đáp ứng được quy mô khoản vay của họ, thì thị trường cho vay bán lẻ là vô cùng quan trọng đối với các ngân hàng này.
b. Tạo điều kiện cho các Ngân hàng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng từ huy động vốn cho đến cấp tín dụng
Cho vay cá nhân là một kênh thuận lợi cho các ngân hàng tiếp cận các tiện ích khác của ngân hàng, như: tiền gửi, tiền thanh toán, các dịch vụ
chuyển tiền, chuyển khoản, kiểm đếm, giữ hộ..., đồng thời giúp ngân hàng phân tán rủi ro từ tín dụng doanh nghiệp sang tín dụng cá nhân.
c. Do yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển của nền kinh tế
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã biến đổi rất mạnh, đã đạt được nhiều thành công lớn, mang tầm vóc quốc tế. Ngày 7-11-2006, Việt Nam được tổ chức thương mại thế giới (WTO) phê chuẩn là thành viên thứ 150, đánh dấu bước ngoặt phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt Nam trong thời đại mới. Có thể nói trong hơn 5 năm trở lại đây, Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao nhất trong khu vực Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 7,8% trong gần 1 thập kỷ (1999-2007) năm 2008 đạt 6,23%, năm 2009 đạt 5,32%.Năm 2010 đạt 6,78%, cơ cấu ngành kinh tế được chuyển theo hướng tích cực: giảm tương đối nhanh tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp - thuỷ sản ( chiếm 20,4% trong tổng ngành), tăng mạnh tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp - xây dựng ( chiếm 41,5%) và tăng dần nhóm ngành dịch vụ, chiếm 38,1%.
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế, nhằm phát huy lợi thế trong nước, vừa tranh thủ thời cơ của thế giới.
Kinh tế Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới đã có những bước phát triển vượt bậc cả về chính trị lẫn kinh tế - xã hội. Chính phủ không ngừng mở rộng trong quan hệ đối ngoại, tạo nên tình hữu nghị thân thiết giữa các quốc gia trên thế giới, nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, kích thích kinh tế tăng trưởng mạnh, với một nền kinh tế nhiều thành phần.Trong đó, tài chính là một trong những ngành hiện nay đang được đầu tư rất cao, như: Ngành ngân hàng, chứng khoán, cho thuê tài chính bảo hiểm..
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại
24 - Môi trường dân số
Những xu thế thay đổi về nhân khẩu học được nghiên cứu bao gồm tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, những thay đổi về cấu trúc dân số, xu thế di chuyển dân cư... là nguồn số liệu quan trọng. Từ những số liệu đó, ngân hàng xác định được thị trường tiềm năng của hoạt động tín dụng bán lẻ và năng lực của ngân hàng mình so với các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh từng phân đoạn thị trường.
Xu hướng đô thị hóa đang làm tăng dân số tại các thành phố lớn một cách nhanh chóng với tốc độ 1% mỗi năm. Đến năm 2009, dân số tại đô thị chiếm tỷ trọng 27,9%. Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động khá lớn, chiếm 52% dân số. Hiện có trên 70% các hộ gia đình ở thành thị Việt Nam có mức thu nhập bình quân hàng năm trên 57 triệu đồng. Tốc độ tăng dân số và thu nhập cao, kéo theo nhu cầu về tiêu dùng tăng cao.
- Môi trường chính trị - pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các quy định của NHNN. Trước hết, có thể kể đến các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực cho vay, đặc biệt là các chính sách và các chương trình liên quan đến kinh tế. Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế, cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách khuyến khích đầu tư (sự đơn giản về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế...) tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, xã hội, GDP sẽ tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức thu nhập cho người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng và hoạt động kinh doanh.
- Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, thanh toán, chi tiêu và nhu cầu về vốn của dân cư. Khi nền kinh tế suy thoái, thu nhập giảm sút, lạm phát và thất nghiệp tăng cao, môi trường kinh
doanh không thuận lợi, cũng làm ảnh hưởng tới các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng. Mặt khác, khi nền kinh tế hưng thịnh, hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển sẽ là cơ hội tốt để thực hiện hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nhiều: Với khoảng trên 86 triệu dân, nhưng mới có khoảng 17% số dân mở tài khoản tại ngân hàng nhưng tốc độ phát triển dịch vụ ngân hàng trong vòng 3 năm qua bình quân đạt
trên 30%/năm . Các loại hình doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ hỗ trợ cho việc tiêu dùng của người dân gia tăng. Các công ty tài chính, cho thuê tài chính, ngân hàng phối hợp với các nhà cung cấp, thương mại đẩy mạnh cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ.
Lãi suất sẽ quyết định mức cầu trong hoạt động cho vay, các NHTM thường đưa ra mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách vay. Tất nhiên, phải trên cơ sở mức lãi suất cơ bản của NHNN nhằm kiểm soát thị trường.
Lạm phát cao gây khó khăn cho hoạt động ngân hàng vì khó kiểm soát mức giá cả và lượng tiền. Doanh nghiệp và cá nhân sẽ dè dặt gửi tiền vào ngân hàng, lãi suất huy động sẽ tăng. Các doanh nghiệp hạn chế đầu tư vào các dự án
sản xuất kinh doanh do bởi độ rủi ro trong thời điểm này là khá cao. Vì thế, để khuyến khích việc vay tiền, ngân hàng phải hạ lãi suất cho vay.
- Môi trường công nghệ
Sự ra đời và phát triển của công nghệ hiện đại đã làm thay đổi bộ mặt của ngành Ngân hàng. Công nghệ mới cho phép Ngân hàng đổi mới không chỉ qui trình nghiệp vụ, mà còn đổi mới cả cách thức phân phối; đặc biệt là phát triển sản phẩm dịch vụ mới như sự phát triển của mạng lưới máy tính cho phép Ngân hàng cung cấp đa dạng các dịch vụ ngân hàng.
Theo xu hướng phát triển của thời đại thông tin số, các ngân hàng ngày càng chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin vào đổi mới quy trình nghiệp vụ và cách thức phân phối. Đặc biệt là phát triển các sản phẩm dịch vụ mới, có thể kể đến các sản phẩm tín dụng bán lẻ ứng dụng nhiều kỹ thuật sẽ là xu
26 hướng phát triển trong thời gian tới .
Xu hướng tiêu dùng gắn với tiếp cận công nghệ: Hiện ở nước ta tỷ lệ tiếp cận internet là 77 thuê bao/1.000 dân, số người sử dụng internet 20,8 triệu người chiếm 25% dân số; Số lượng thuê bao điện thoại cố định và di động là 921/1.000 người dân, chỉ xếp sau Mỹ, Singapore về tốc độ phát triển.
- Môi trường văn hóa - xã hội
Hành vi của khách hàng và cả đối thủ cạnh tranh của ngân hàng, bị chi phối khá nhiều bởi các yếu tố văn hóa. Hành vi tiêu dùng cũng bị chi phối bởi các yếu tố văn hóa; do đó, nó cũng ảnh hưởng đến nhu cầu về các sản phẩm