Mở rộng và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ được xem là một xu hướng tất yếu, khi mà nó ngày càng quan trọng trong hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam trước tình hình hội nhập kinh tế tài chính trên thế giới. Trong lộ trình hội nhập của ngành tài chính ngân hàng, các ngân hàng nước ngoài có lợi thế về vốn và công nghệ sẽ dễ dàng chiếm lĩnh thị phần tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ là xu hướng chung của các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Bởi lẽ, việc mở rộng phục vụ nhóm đối tượng là khách hàng cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp ngân hàng đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường, quản lý rủi ro và hữu hiệu hơn, điều này đã làm cho ngân hàng đạt hiệu quả kinh doanh tối ưu.
Đúc kết những bài học kinh nghiệm trên, đã mang lại bài học kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ ngân hàng bán lẻ ( bao gồm cả dịch vụ tín dụng và phi tín dụng) của NHTM ở Việt Nam đó là:
* Một Là: Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới hoạt động còn tuỳ thuộc vào chiến lược công nghệ, khả năng tiếp cận công nghệ thông tin của khách hàng. Ngoài ra việc phát triển mạng lưới, phải đi đôi với chiến lược phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trường. đi đôi với việc phát triển mạng lưới cũng nên rà soát lại những điểm giao dịch hoạt động không còn hiệu quả để cắt giảm chi phí.
34
* Hai là: Đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ
Đa dạng hoá sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng, hình thành bộ phận nghiên cứu chuyên trách phát triển sản phẩm. Trong đó tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo ra sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối để đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng bán lẻ.
* Ba là: Tăng cường hoạt động tiếp thị và chăm sóc khách hàng
Việc quảng bá, tiếp thị các sản phẩm dịch vụ đóng vai trò cực kỳ quan trọng, có lợi cho ngân hàng và khách hàng. Tăng cường chuyền tải thông tin tới công chúng nhằm giúp khách hàng có thông tin cập nhật về năng lực và uy tín của ngân hàng, hiểu biết cơ bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nắm được cách sử dụng và lợi ích của các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Qua nghiên cứu chương 1, luận văn đã phân tích, luận giải các vấn đề cơ bản có liên quan đến đề tài nghiên cứu như sau:
Trình bày khái niệm về tín dụng, tín dụng bán lẻ, giới thiệu đặc điểm, vai trò và sự cần thiết phát triển tín dụng bản lẻ đồng thời cũng đưa ra các sản phẩm tín dụng bán lẻ.
Luận văn đã đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại, cũng như kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ của một số ngân hang thương mại trong nước và thế giới.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG BÁN LẺ
CỦA NGAN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC GIANG
2.1. Sự hình thành và phát triển của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang (BIDV BG) là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập vào tháng 01 năm 1997. Qua hơn 13 năm hoạt động, BIDV BG luôn khẳng định là chi nhánh hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao với việc phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại và theo định hướng khách hàng. Cùng với sự phát triển của đất nước, BIDV BG thực hiện kinh doanh đa tổng hợp, hoạt động đầy đủ các chức năng của ngân hàng thương mại - kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phục vụ các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, BIDV BG có 114 cán bộ với tuổi đời bình quân là 28; trong đó tỷ lệ cán bộ có có trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 80%. BIDV BG có 13 đơn vị trực thuộc (Phòng, Quỹ tiết kiệm) hoạt động theo chức năng riêng đã được phân công theo sự chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Các đơn vị có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện tốt các hoạt động của ngân hàng. Cơ cấu tổ chức của các đơn vị ngày càng được cải tiến đảm bảo sự thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm mới, đáp ứng
36
và phục vụ tốt hơn các nhu cầu của khách hàng trong cơ chế thị trường theo định hướng của một Ngân hàng đa năng, hiện đại.
Đến thời điểm 31/12/2010, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang có mạng lưới ngân hàng tại thành phố và các huyện bao gồm:
- Trụ sở chính tại số 2, Nguyễn Gia Thiều, Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang.
- 03 Phòng Giao dịch và 02 Quỹ tiết kiệm.
2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang giai đoạn 2006-2010
Trong những năm qua cùng với việc thực hiện triển khai áp dụng công nghệ hiện đại hoá Ngân hàng. BIDV BG đã áp dụng ngay các dịch vụ ngân hàng
phục vụ khách hàng với mô hình giao dịch một cửa - mô hình tổ chức mới theo
tư vấn hỗ trợ kỹ thuật của Ngân hàng Thế giới, được triển khai đồng bộ tạo ra một bước đột phá về công nghệ ngân hàng và là điều kiện tiên quyết để nâng cao
chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.
Việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, đã tạo thuận lợi cho việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên tiện ích tiên tiến của hệ thống công nghệ hiện đại như các sản phẩm huy động vốn, chứng chỉ tiền gửi, các sản phẩm séc du lịch, chuyển tiền kiều hối, thanh toán thẻ VISA CARD, MASTER CARD, thu đổi các loại ngoại tệ, phát hành thẻ ATM, nhắn tin tự động, dịch vụ trả lương qua tài khoản,... Trong các sản phẩm tín dụng, ngoài việc cung ứng các sản phẩm tín dụng ngắn, trung, dài hạn cho các khách hàng là doanh nghiệp, còn triển khai các sản phẩm bán lẻ cho các đối tượng là khách hàng cá nhân, hộ gia đình như: Cho vay mua ô tô, cho vay hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cho vay cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng tín chấp, cho vay thấu chi tài khoản, thẻ tín dụng quốc tế,.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 BIDV BG đã tích cực tập trung tiếp cận với các khách hàng mới với nhiều ngành nghề đa dạng ; đồng thời tăng cường
nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ hiện đang áp dụng, hướng tới mọi đối tượng khách hàng, đảm bảo sức cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn. Với định hướng chuyển dịch mô hình hoạt động theo hướng giảm thiểu rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động, BIDV BG tập trung mở rộng và phát triển nhóm khách hàng mang lại lợi nhuận cao và ít rủi ro cho Ngân hàng là khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại, khách hàng dân cư có nguồn tiền nhàn rỗi, thu nhập ổn định,...
Tính đến hết 31/12/2010 BIDV BG đã xây dựng được nền khách hàng khá rộng với số lượng khách hàng là 34.375 khách hàng bao gồm cả khách hàng tiền gửi, tiền vay, khách hàng sử dụng các dịch vụ khác. Trong đó có 919 khách hàng là Tổ chức kinh tế, Định chế tài chính và 33.456 khách hàng là cá nhân. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV BG được thể hiện trên các mặt cụ thể như sau:
2.2.1. về nghiệp vụ huy động vốn
Trong giai đoạn 2006-2010 BIDV BG luôn tích cực thực hiện huy động vốn nhằm đáp ứng cho việc đầu tư thực hiện các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Bằng việc chủ động xây dựng, triển khai các biện pháp, giải pháp huy động vốn phù hợp với tình hình địa bàn, tiếp cận, khai thác tiền gửi từ các khách hàng lớn, nâng cao phong cách phục vụ khách hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm và các tiện ích đi kèm, tập trung thực hiện các đợt huy động tiết kiệm dự thưởng, phát hành chứng chỉ tiền gửi, chương trình tiết kiệm rút vốn linh hoạt - hưởng lãi bậc thang với lãi suất hấp dẫn,... tăng cường công tác quảng bá các sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa bàn. Tính đến 31/12/2010, BIDV BG đã huy động được 924 tỷ đồng tăng 26,7% so với năm 2009 và tăng 118,4% so năm 2006.
ST T Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởng bq hàng năm (%) Nguồn vốn huy động 42 3 448 530 729 924 22, 1 1.1 . Phân theo khách hàng
Tiền gửi tổ chức kinh tế 17 5
115 147 258 219 13,
4
Tiền gửi dân cư 24
7
306 329 370 510 20,
4
Tiền gửi Định chế tài
chính 0 27 54 101 195 70
1.2 .
Phân theo loại tiền
Tiền gửi VND 35
9
376 459 658 827 23,
9
Tiền gửi USD (qui đổi) 64 72 71 71 97 1ĩy
1.3
. Phân theo kỳ hạn
Tiền gửi dưới 12 tháng 25 0 310 418 604 695 29, 6 Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 17 3 138 112 125 229 13, 9 38
Bảng 1: Kết quả huy động vốn của BIDV BG giai đoạn 2006 - 2010
% % -Tiền gửi tổ chức kinh tế 41
% 26%
28 %
35
% 24%
-Tiền gửi dân cư 59
% 68% 62 % 51 % 55%
-Tiền gửi định chế tài chính 6% 10
%
14 %
21% II. Phân theo loại tiền 100
% 100% 100 % 100 % 100% -Tiền VND 85 % 84% 87 % 90 % 90% -Tiền gửi USD ( qui đổi) 15
% 16% 13 % 10 % 10%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2006 - 2010 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Giang)
Bảng số liệu trên cho ta thấy, trong 5 năm 2006-2010, tổng nguồn vốn huy động của BIDV BG đã tăng hơn 2 lần, trong đó tăng chủ yếu là tiền gửi của dân cư. Phân tích theo thời hạn gửi thì tiền gửi dưới 12 tháng có số dư tuyệt đối lớn nhất chiếm 75,2% trong tổng nguồn vốn huy động và có tốc độ tăng lớn nhất năm 2010 tăng chiếm % so với năm 2006. Biểu đồ 1 sau đây cho thấy rõ điều đó:
Biểu đồ 1: Kết quả tăng trưởng nguồn vốn huy động giai đoạn 2006-2010.
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
W Nguồn vốn huy động
III. Phân theo kỳ hạn 100
% 100% 100% 100% 100%
-Tiền gửi dưới 12 tháng 59
% 69%
79% 83% 75%
-Tiền gửi từ 12 tháng trở lên 41
% 31%
21% 17% 25%
chiếm 10,1% tổng nguồn vốn huy động; Năm 2010 chiếm 21,1% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm tỷ trọng trên 50%) đây là điểm mạnh, tạo nguồn tiền đầu vào ổn định để BIDV BG tăng trưởng cấp tín dụng, hạn chế tình trạng khan tiền, giảm rủi ro mất khả năng thanh toán xuống thấp.
Biểu đồ 2 : Cơ cấu nguồn vốn huy động theo khách hàng
(Đơn vị tính: tỷ đồng)
Kết quả huy động vốn trong những năm gần đây tăng trưởng mạnh, do chính sách phát triển khách hàng của BIDV BG ngày càng linh hoạt, tiến bộ
ST T Chỉ tiêu Nă m 2006 Nă m 200 7 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Tăng trưởn g (%) 1 . Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 631 780 1.039 1.168 1.368 22% Cơ cấu tín dụng 41
(có nhiều chương trình khuyến mại, chính sách khách hàng phân rõ theo từng tiêu chí như: chính sách đối với khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết, khách hàng phổ thông,,...), thực hiện mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch, Quỹ tiết kiệm nhằm tạo thêm nhiều kênh huy động vốn. Đây là nguồn lực lớn giúp BIDV BG phát triển nguồn vốn, ngoài ra cũng phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của việc thực hiện đa dạng hoá các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, ứng dụng công nghệ hiện đại,.thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Tuy nhiên, để sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, BIDV BG cần phải cân đối hài hòa giữa nguồn vốn huy động và dư nợ cho vay nhằm đảm bảo cân đối giữa chi phí (trả lãi tiền gửi, chi phí khác,.) và thu nhập (thu từ lãi tiền vay, phí dịch vụ,.), mang lại lợi nhuận cao cho BIDV BG nói riêng và BIDV nói chung.
2.2.2. về công tác tín dụng
Trong giai đoạn 2006-2010 Thực hiện định hướng phát triển KT-XH của tỉnh và sự chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, BIDV BG đã chủ động mở rộng cho vay, tìm kiếm dự án, tìm kiếm khách hàng thực hiện gia tăng doanh số hoạt động tín dụng. tích cực trong việc cơ cấu lại tín dụng, đẩy mạnh tín dụng xuất khẩu, chủ động nâng cao chất lượng tín dụng, chuyển dịch cơ cấu khách hàng. Tăng cường tiếp cận cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV) có hiệu quả kinh doanh thấp do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo bước phát triển ổn định, bền vững . Kết quả cho vay của BIDV BG được thể hiện qua bảng 3 dưới đây:
42
Bảng 3: Kết quả cho vay của BIDV BG giai đoạn 2006-2010
Dư nợ cho vay trung và dài hạn
189 227 210 194 252 8,73%
1.2 Theo đối tượng khách hàng
DN của khách hàng ĐCTC 0 0 0 0 0
DN của khách hàng doanh nghiệp
467 580 783 860 968 20,4%
DN của khách hàng cá nhân 164 200 256 308 400 25% 1.3 Theo loại tiền
Dư nợ VNĐ 603 725 949 1.038 1.302 21,5%
Dư nợ Ngoại tệ (qui đôi) 28 55 90 130 66 38,8%
2 Tỷ lệ dư nợ có TSĐB/TDN 75% 79% 78% 83,9
% 83,26
3 Tỷ lệ nợ xấu 5,5% 3,6
%
4 Tỷ trọng TDH/TDN 30% 29% 20% 17% 17% 5 Tỷ trọng DN Bán lẻ/Tổng DN 26% 26% 25% 26% 29% 43
Dư nợ tín dụng của BIDV BG tăng trưởng dần qua các năm (từ năm 2006 - 2010) Dư nợ cuối năm 2006 là 631 tỷ đồng, đến 31/12/2010 đạt 1.368 tỷ đồng, tăng 737 tỷ đồng, bằng 216,7% so với năm 2006. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân trong giai đoạn 2006-2010 là 22%/năm ( cao nhất năm 2008 là 33,2%, thấp nhất năm 2009 là 12,4%).
Có thể thấy trong giai đoạn từ năm 2006-2010, mặc dù tổng dư nơ tín dụng của chi nhánh tăng gần 116,7% nhưng lượng tăng chủ yếu tập trung vào dư nợ ngắn hạn (tăng 674 tỷ đồng, tăng 152,4%). Dư nợ trung dài hạn chỉ tăng nhẹ (tăng 63 tỷ đồng, tăng 33,3%) so với năm 2006. Tuy nhiên, về cơ bản thực trạng này là tuân thủ theo định hướng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2006 - 2010 là giảm dần dư nợ cho vay trung dài hạn, tăng tín dụng ngắn hạn, chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng phát triển cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ngoài quốc doanh đồng thời tập trung thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, giải pháp thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, giữ ổn định tiền tệ, ổn định nền kinh tế vĩ mô.
Trong giai đoạn 2006-2010 việc tiếp cận và cho vay các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế dẫn đến mức tăng trưởng tín dụng đối với ngoại tệ không ổn định. Nếu như năm 2006 dư nợ cho vay ngoại tệ qui đổi đạt 28 tỷ đồng thì đến năm 2009 đạt 130 tỷ đồng tăng 360% so với năm 2006. Tuy nhiên đến năm 2010