Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh long biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Hỗ trợ DNNVV khắc phục khó khăn về tài chính và nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế hiện nay.

Thành lập các khu công nghiệp tập trung cho DNNVV. Hoạt động tập trung giúp Nhà nước dễ dàng hỗ trợ cho các DNNVV về cơ sở hạ tầng, cập nhật thông tin phát triển thị trường và giải quyết khó khăn về mặt bằng sản xuất cho DNNVV.

Hỗ trợ khu vực DNNVV tiếp cận vốn vay với lãi suất hợp lý, bằng cách: Tập trung nguồn lực thành lập quỹ hỗ trợ DNNVV theo nghị định 56/2009/ NĐ - CP tạo nguồn vốn để ủy thác cho các NHTM cho vay đối với các DNNVV.

Khuyến khích phát triển các tổ chức hỗ trợ tài chính bên cạnh các quỹ tín dụng, quỹ hỗ trợ và phát triển các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân ở nhưng nơi có nhu cầu để tạo điều kiện cấp vốn cho các DNNVV. Tiếp tục thành lập các Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV.

Giảm thuế và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dệt may, da giày, thủy hải sản.

Ngân hàng nên có chính sách hỗ trợ thành lập và phát triển DNNVV ở một số ngành lợi thế, như các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, hàng thay thế nhập khẩ và hàng xuất khẩu có khả năng cạnh tranh, các ngành tại đầu vào cho các doanh nghiệp lớn, cũng như trong các lĩnh vực phục vụ đầu ra cho các sản phẩm của doanh nghiệp lớn, các nghành thuộc lĩnh vực công nghiệp nông thôn, bao gồm các sản phẩm thuộc các ngành nghề truyền thống.Đó được xem là những ngành thuận lợi cho DNNVV, vì thế Nhà nước cần định hướng cho doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong những

lĩnh vực trên nhằm tận dụng tối đa nguồn lực của DNNVV, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Hỗ trợ DNNVV nâng cao năng lực quản trị nội bộ. Cần tập trung đào tạo chủ DNNVV - lực lượng quan trọng nhất có vai trị quyết định đến quản trị nội bộ DNNVV. Qua cuộc điều tra, doanh nghiệp cũng bày tỏ nhu cầu về đào tạo trong rất nhiều lĩnh vực trong đó có 33,64% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về tài chính, kế tốn; 31,62% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về quản trị doanh nghiệp; 24,24% có nhu cầu đào tạo về phát triển thị trường; 20,17% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về lập kế hoạch, chiến lước kinh doanh; 12,89% có nhu cầu đào tạo về phát triển sản phẩm mới, 12,89% có nhu cầu đào tạo về kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế; 11,62% có nhu cầu đào tạo về quản lý nguồn nhân lực; 10,85% số doanh nghiệp có nhu cầu đào tạo về ứng dụng cơng nghệ thông tin trong doanh nghiệp.. .Rõ ràng là các doanh nghiệp đã nhận thấy nhu cầu rất lớn về đào tạo nhưng chưa được đáp ứng.

Trước tiên, cần tuyên truyền tư vấn cho các chủ DNNVV về sự cần thiết của việc trau dồi kiến thức quản trị. Có thể mở nhiều lớp học miễn phí, phát tài liệu và dùng các câu hỏi, bài tập trắc nhiệm, bài học tình huống mà nhóm học viên tự đưa ra và giải quyết. Chương trình học có thể được đưa lên các phương tiện truyền thơng để nhiều người tham gia. Đồng thời, tăng cường tư vấn, hướng dẫn cho đối tượng này xây dựng kế hoạch kinh doanh và dự án vay vốn từ ngân hàng.

Hỗ trợ DNNVV về vấn đề thông tin. Vấn đề thông tin là một trong những khó khăn lớn đối với DNNVV. Vì thế, nhà nước cần có chính sách về cung cấp thông tin cho bộ phận doanh nghiệp này. Việc lập các website chuyên về tin tức, sự kiện, thị trường cho các ngành nghề DNNVV, việc cập nhật các văn bản luật và văn bản dưới Luật sẽ giúp doanh nghiệp có được

hiểu biết tổng quan nhất. Đồng thời các cơ quan chức năng có thể tiến hành đào tạo các khóa về thủ tục đăng kí kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu, đào tạo công tác quản lý, các quy chế của NHTM.. .nhằm nâng cao hiểu biết cũng như năng lực của DNNVV.

Phát huy vai trò của các Hiệp hội DNNVV. Các hiệp hội dành cho DNNVV cần có những biện pháp cụ thể để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của mình. Ví dụ như: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (Vinasmea) được thành lập từ năm 2005, với định hướng là một tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tập hợp, liên kết, hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ các DNNVV Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Hiệp hội giữ vai trò cầu nối giữa các doanh nghiệp với cơ quan chức năng trong mọi mặt hoạt động, đồng thời làm tham mưu, đóng góp ý kiến với các cơ quan nhà nước nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách vì lợi ích đất nước và lợi ích của doanh nghiệp.Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội DNNVV cần phát huy hơn nữa vai trị của mình trong hoạt động cung cấp thông tin làm cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực cho DNNVV.

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh long biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w