Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh long biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 99)

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.3. Đối với Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam

Để đạt được mục tiêu phát triển các DNNVV, EXIMBANK - Chi nhánh Long Biên cần tích cực quán triệt quan điểm chỉ đạo trong hoạt động cho vay với DNNVV theo hướng sau:

loại hình doanh nghiệp có vai trị to lớn trong xã hội và nền kinh tế, đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của các NHTM.

Đổi mới phương thức hoạt động cũng như tư duy trong đầu tư tín dụng theo hướng chủ động tìm kiếm và hỗ trợ DNNVV trong việc lập dự án và lấy hiệu quả của dự án làm căn cứ cơ bản quyết định cho vay.

Có chính sách ưu đãi tín dụng đối với các khách hàng là DNNVV có mức độ rủi ro thấp như ưu đãi lãi suất, ưu đãu thời gian trả nợ, đặc biệt về tài sản thế chấp. Sự bắt buộc về tài sản thế chấp đối với tiền vay là công cụ để giảm các tổn thất của ngân hàng nhưng không nên quá chú trọng một chiều về vấn đề này mà cần đẩy mạnh công tác hỗ trợ, tư vấn, đào tạo về thông tin tạo khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.

Trong thời gian vừa qua, EXIMBANK - Chi nhánh Long Biên đã xác định DNNVV là khách hàng chiến lược tuy nhiên về chính sách thực hiện thì cịn nhiều bất cập. Chính vì vậy, bài luận văn xin đưa ra một số kiến nghị đối với EXIMBANK - Chi nhánh Long Biên như sau:

Xây dựng chính sách tín dụng riêng đối với DNNVV. Trong đó cần ban hành quy định cho vay đối tượng khách hàng này bên cạnh quy trình cho vay doanh nghiệp nói chung, cùng với những chính sách ưu đãi cụ thể để truyền tải chủ trương ưu tiên DNNVV. Điều này giúp các Chi nhánh chủ động hơn trong q trình thẩm định và quyết định cho vay, thơng lệ thuộc vào việc chỉ cho vay các doanh nghiệp truyền thống và uy tín cao.

Đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai đồng bộ các sản phẩm mới phù hợp cho DNNVV trong toàn bộ hệ thống, như đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn dưới hình thức cho thuê tài chính, tín dụng bảo lãnh... Đồng thời quan tâm phát triển chiến lược marketing để quảng bá các sản phẩm mới, thu hút khách hàng DNNVV và tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường.

thông tin bất cân xứng giữa ngân hàng và DNNVV. Eximbank Long Biên nên chủ động tổ chức các buổi hội thảo để trao đổi thông tin với DNNVV hoặc thiết lập mạng lưới website nhằm cung cấp thông tin tiện lợi cho các DNNVV về các chủ trương ưu đãi tín dụng mới nhất. Ngoài ra, việc đẩy mạnh hoạt động của Trung tâm chăm sóc khách hàng (Call center), đối với đối tượng DNNVV sẽ là một kênh liên lạc hữu ích giúp giải quyết thắc mắc của khách hàng và nâng cao uy tín của ngân hàng.

Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của các Chi nhánh trong hệ thống. Việc kiểm tra được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo Chi nhánh thực hiện đúng quy định, đúng tiến độ đã được giao phó. Bên cạnh đó, cơng tác thanh tra thường xun giúp phát hiện những sai phạm kịp thời, ghi nhận những khó khăn để cùng Chi nhánh tháo gỡ và xử lý, đối phó được sự biến động của thị trường.

Tranh thủ nguồn vốn có chi phí thấp để cho vay DNNVV. Một trong những nguyên nhân các ngân hàng gặp khó khăn trong cho vay DNNVV là chi phí cho vay cao, ẩn chứa nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, với sự biến động phức tạp của nền kinh tế hiện nay, NHNN Việt Nam đang sử dụng chính sách tiền tệ thắt chặt, vì vậy hoạt động cho vay của các NHTM gặp khá nhiều hạn chế. Trong điều kiện như vậy, để đảm bảo thực hiện mục tiêu mở rộng cho vay DNNVV, Eximbank Long Biên cần phải tranh thủ nguồn vốn có chi phí thấp để cho vay DNNVV, thường là nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ hoặc nguồn vốn hợp tác với các tổ chức tài chính quốc tế để tăng cường cho vay DNNVV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng phân tích ở chương 2, chương 3 đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị như trên nhằm giúp Eximbank Long Biên mở rộng tín dụng với đối tượng khách hàng DNNVV trên phạm vi hoạt động của Chi nhánh. Tuy nhiên, để đánh giá tính khả thi của các giải pháp và kiến nghị trên thì cần đến sự xem xét của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng Chính phủ và các cơ quan bộ ngành nêu trên.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của lực lượng DNNVV tại thị trường Việt Nam hiện nay. Nhu cầu vay vốn để phát triển kinh doanh là vô cùng bức thiết, mặt khác việc mở rộng cả về chất lượng cho vay đối với các DNNVV là hoạt động rất tiềm năng và là xu thế tất yếu của các NHTM. Vì thế, việc phát triển tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp này là chiến lược cho các NHTM nói chung và của EXIMBANK- Chi nhánh Long Biên nói riêng. Tuy nhiên, trong thực tế mối quan hệ của EXIMBANK- Chi nhánh Long Biên với các DNNVV cịn nhiều bất cập, nhiều khi chưa tìm được tiếng nói chung. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm mở rộng cho vay các DNNVV tại EXIMBANK- Chi nhánh Long Biên là một vấn đề vô cùng cần thiết.

Luận văn về đề tài “Giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và

vừa tại Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam- Chi nhánh Long Biên"” đã nêu lên một số cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng nói chung và

hoạt động cho vay DNNVV nói riêng tại Chi nhánh để làm rõ thêm tình hình nghiên cứu. Đồng thời Luận văn đã giới thiệu hoạt động của EXIMBANK - Chi nhánh Long Biên trong giai đoạn 2014 - 2016, phân tích hoạt động cho vay DNNVV tại Chi nhánh, phát hiện những điểm mạnh và điểm yếu của hoạt động này, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng cho vay DNNVV tại đây.

Do hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài luận văn khơng thể tránh khỏi một số khiếm khuyết, em rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy, cơ giáo cũng như bạn đọc quan tâm đến đề tài để bài luận văn của em được hồn thiện hơn.

1. Giáo trình “Tín dụng ngân hàng” Học viện ngân hàng - Nhà xuất bản thống kê.

2. “Chính sách hỗ trợ DNV&N ở Việt Nam” - PGS, PTS Nguyễn Cúc; PGS, PTS Hồ Văn Vĩnh năm 2010.

3. “Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại” David Cok, NXB chính trị quốc gia. Năm 1997

4. “Ngân hàng với việc hỗ trợ phát triển DNV&N” - PTS Dương Thu Hương năm 2010.

5. “Giải pháp phát triển DNV&N ở Việt Nam” Nhà xuất bản chính trị quốc gia - GS, TS Nguyễn Đình Hương, năm 2012.

6. “Tạo việc làm bằng các chính sách phát triển DNV&N” Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam - TS Phạm Thị Thu Hằng

7. “Cơ chế bảo lãnh tín dụng đối với DNV&N”, Ngân hàng thế giới -số 58, phần cơng nghiệp - Tài chính

8. “Tín dụng ngân hàng đối với các DNV&N ở Việt Nam” Thị trường tiền tệ 12/ 2009 - Hà Huy Hùng

9. Vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển kinh tế ngoài quốc doanh (Phát triển kinh tế số 126 - TS Nguyễn Đăc Hưng)

10. Hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh và sự hỗ trợ tín dụng cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng tháng 12 năm 2002 - GS ,TS Dương Thị Bình Minh, TS Vũ Thị Minh Hằng)

11. Tăng cường tiếp cận tài chính chính thức của các DNV&N (Tạp chí ngân hàng số 4 - 2003 - Mai Hương)

12. Nguồn vốn cho các DNV&N ở Việt Nam (Tạp chí ngân hàng số 1+ 2- 2000 - TS Lê Hồng Nga)

14.“Phát triển DNV&N trong q trình cơng nghiệp hố ở Việt Nam”, Nghiên cứu kinh tế số 284 - Vũ Bá Phượng

15.“Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng của khu vực kinh tế tư nhân”, Tạp chí ngân hàng số 3/2003 - Nguyễn Đức Chính 16.“Tăng cường quản lý vốn vay để nâng cao hiệu quả tín dụng DNV&N”

Tạp chí ngân hàng số 3/2001- Bùi Thanh Quang.

17.Báo cáo hoạt động của Eximbank Long Biên năm 2014, năm 2015, năm 201 6.

Một phần của tài liệu 0110 giải pháp mở rộng cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP xuất nhập khẩu việt nam chi nhánh long biên luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w