Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sacombank Đống Đa

Một phần của tài liệu 0117 giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 59)

Bước 1: Gặp gỡ, phỏng vấn và hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn:

Gặp gỡ, phỏng vấn: Khi khách hàng bán lẻ có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ của ngân hàng, CBQHKHCN (được LĐPQHKHCN/LĐPGD phân công) tiến hành phỏng vấn sơ bộ khách hàng để làm rõ: nắm bắt nhu cầu tín dụng, điều kiện của khách hàng. Khả năng đáp ứng các điều kiện cho vay trong từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể. Trên cơ sở đó xác định và tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng bán lẻ phù hợp nhất.

Hướng dẫn khách hàng: Trên cơ sở hồ sơ theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể, CBQHKHCN được phân công có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn một cách chi tiết, đầy đủ theo quy định của từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể và yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ một lần.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ:

thể và hướng dẫn Khách hàng hoàn thiện hồ sơ. CBQHKHCN trực tiếp tiếp nhận toàn bộ hồ sơ từ khách hàng. Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo yêu cầu, tính đầy đủ, phù hợp của thông tin trên bề mặt hồ sơ, đối với hồ sơ bản sao có đối chiếu với các hồ sơ gốc (nếu có), đảm bảo sự phù hợp về thông tin giữa các hồ sơ... (Trường hợp khách hàng chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ như đã hướng dẫn và theo yêu cầu, CBQHKHCN phải có trách nhiệm yêu cầu khách hàng bổ sung một lần những hồ sơ còn thiếu)

* Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận hồ sơ, CBQHKHCN báo cáo LĐPQHKHCN/LĐPGD để phân công CBQHKHCN xử lý theo các bước tiếp theo.

Bước 3: Đánh giá, phân tích hồ sơ, lập và phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng:

Trên cơ sở Bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ của khách hàng, LĐPQHKHCN/ LĐPGD phân công CBQHKHCN nghiên cứu, đánh giá phân tích khoản vay theo những nội dung cụ thể sau đây:

* về thông tin khách hàng: Đối chiếu, xác minh các thông tin khách hàng cung cấp trong giấy đề nghị vay vốn, cụ thể: Thông tin khách hàng, thẩm định tính chính xác, đầy đủ và sự phù hợp về nội dung của thông tin giữa các tài liệu chứng minh.

* về năng lực tài chính của khách hàng: Tiến hành đánh giá phân tích thu nhập của khách hàng trên cơ sở Hồ sơ chứng minh năng lực tài chính đã được khách hàng cung cấp, cụ thể:

* về lịch sử quan hệ tín dụng: Kiểm tra thông tin khách hàng trên phân hệ CIF để biết nắm bắt và phân tích được lịch sử giao dịch của khách hàng (đối với khách hàng cũ) về mức vay, dư nợ hiện tại, việc thực hiện trả nợ gốc và lãi,...

* Đánh giá, phân tính phương án/dự án sản xuất, kinh doanh, đầu tư:

Đánh giá về lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của khách hàng, sự phù hợp giữa ngành nghề kinh doanh và giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề. của khách hàng. Tính khả thi và hiệu quả của phương án/dự án sản xuất -

39

kinh doanh - đầu tư và các nội dung khác liên quan đến khoản vay cho phù hợp.

* về tài sản đảm bảo: Việc tiến hành thẩm định tài sản đảm bảo thực hiện theo quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm trong cho vay của Sacombank. Trường hợp sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể có quy định khác, việc thẩm định tài sản đảm bảo được thực hiện theo quy định của sản phẩm bán lẻ.

* Lập báo cáo đề xuất tín dụng, phê duyệt đề xuất tín dụng: Sau khi nghiên cứu toàn diện hồ sơ, căn cứ vào kết quả thẩm định khách hàng (thẩm định thông tin khách hàng, tài sản đảm bảo), điểm tín dụng cá nhân mà khách hàng đạt được (nếu có), hồ sơ vay vốn và đối chiếu, đánh giá so với các điều kiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể CBQHKHCN lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo mẫu và thực hiện như sau:

- Trường hợp cấp tín dụng không thông qua phê duyệt rủi ro:

CBQHKHCN đồng ý cấp tín dụng thì trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng theo quy định và tiếp tục thực hiện trình tự quy định.

-Trường hợp cấp tín dụng phải thông qua phê duyệt rủi ro tín dụng tại Chi nhánh: Phó Giám đốc phụ trách QHKHCN đồng ý cấp tín dụng trên cơ sở đề xuất của LĐPQHKHCN thì phê duyệt báo cáo đề xuất tín dụng và PQHKHCN gửi bộ phận QLRR thực hiện thẩm định đánh giá rủi ro và phê duyệt cấp tín dụng.

- Trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của Chi nhánh: Chi nhánh (Phòng QLRR là đầu mối) lập bộ hồ sơ trình Hội sở chính, Ban quản lý rủi ro tín dụng đầu mối tiếp nhận hồ sơ, xử lý để trình cấp có thẩm quyền quyết định cấp tín dụng.

Bước 4: Quyết định cấp tín dụng:

Trên cơ sở báo cáo đề xuất tín dụng của CBQHKHCN kèm theo hồ sơ vay vốn, cấp có thẩm quyền thực hiện việc xem xét phê duyệt cấp tín dụng theo quy định về phấn cấp thẩm quyền.

Soạn thảo, đàm phán các hợp đồng: CBQHKHCN soạn thảo hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay phù hợp để trình LĐPQHKHCN/LĐPGD kiểm soát trước khi trình cấp có thẩm quyền ký hợp đồng

Bước 6: Đề xuất và quyết định giải ngân:

Trình tự đề xuất và quyết định giải ngân đối với khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh: Sau khi các cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh quyết định cấp tín dụng, CBQHKHCN lập bảng kê rút vốn/hợp đồng tín dụng cụ thể trình cấp có thẩm quyền ký kết trước khi chuyển sang PQTTD.

Bước 7: Giao, nhận hồ sơ và phê duyệt cập nhật thông tin vào hệ thống SIBS:

Giao, nhận hồ sơ: Khi hoàn tất các nội dung nêu trên, CBQHKHCN hoàn thiện 3 bộ hồ sơ liên quan đến khách hàng, khoản vay (trong đó (i) 02 bộ hồ sơ sẽ bàn giao cho PQTTD để phê duyệt, cập nhật thông tin và chuyển cho PDVKHCN để giải ngân, (ii) 1 bộ hồ sơ chuyển cho khách hàng

Phê duyệt cập nhật thông tin vào Phân hệ tín dụng hệ thống SIBS: CBQTTD nhập hồ sơ trên hệ thống và chuyển bộ hồ sơ cho PDVKHCN để thực hiện việc giải ngân.

Bước 8: Giải ngân:

PDVKHCN sau khi nhận hồ sơ giải ngân từ PQTTD, chịu trách nhiệm: Hướng dẫn khách hàng hoàn chỉnh nội dung chứng từ giải ngân, gồm: uỷ nhiệm chi, giấy lĩnh tiền mặt,... Trình tự thủ tục thực hiện theo quy định hiện hành của Sacombank về chuyển tiền, rút tiền.

Bước 9: Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay:

CBQHKHCN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát khách hàng vay, khoản vay, mục đích sử dụng vốn vay theo quy định.

Bước 10: Quản lý sau khi giải ngân và thu nợ, lãi, phí:

Quản lý sau giải ngân: CBQTTD có trách nhiệm thường xuyên theo dõi thông qua hợp đồng tín dụng, bảng kê rút vốn, các chương trình báo cáo phần mềm. để thông báo định kỳ (trước ngày đến hạn tối thiểu 7 ngày làm việc)

41

cho PQHKHCN để đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi, phí từ khách hàng theo đúng quy định tại Hợp đồng. CBQHKHCN trong phạm vi trách nhiệm quản lý khách hàng theo phân công, chủ động hoặc trên cơ sở thông báo của CBQTTD thường xuyên chăm sóc, thông báo khách hàng trả nợ, đảm bảo không để nợ quá hạn xảy ra.

Bước 11: Điều chỉnh tín dụng:

Khi khách hàng có nhu cầu điều chỉnh tín dụng hoặc bộ phận QHKHCN chủ động đề xuất điều chỉnh tín dụng trên cơ sở đánh giá khoản vay, tài sản đảm bảo ... hoặc các thông tin cảnh báo của bộ phận QLRR thì CBQHKHCN phụ trách khoản vay là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Điều chỉnh hạn mức/số tiền vay, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn nợ, điều chỉnh các điều kiện tín dụng: biện pháp bảo đảm, tài sản bảo đảm.

Trường hợp khách hàng không trả nợ (gốc, lãi) đúng kỳ hạn hoặc đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, có giấy đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ và được đánh giá là có khả năng trả nợ trong kỳ hạn tiếp theo hoặc trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay, CBQHKHCN hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ đề nghị cơ cấu lại thời hạn trả nợ.

Bước 12: Xử lý thu hồi nợ quá hạn:

Khi phát sinh nợ đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ và không được Sacombank xem xét cơ cấu lại thời hạn trả nợ, CBQHKHCN chịu trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ, đồng thời phối hợp với bộ phận QLRR đề xuất các biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng xem xét, quyết định.

Bước 13: Thanh lý hợp đồng tín dụng và lưu hồ sơ:

Tất toán khoản vay: Khi khách hàng trả hết nợ, CBQHKHCN phối hợp với CBQTTD và CBDVKHCN đối chiếu, kiểm tra về số tiền trả nợ gốc, lãi, phí... để tất toán khoản vay, thanh lý hợp đồng. Giải toả các hợp đồng bảo

đảm tiền vay. CBQTTD thực hiện lưu trữ toàn diện hồ sơ và quản lý theo quy định của Sacombank.

2.2.3 Chính sách chung về cho vay khách hàng cá nhân tại Sacombank Đống Đa

Nhằm duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của Sacombank trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ. Thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công kh ai trong việc cấp tín dụng đối với các khách hàng. Sacombank ban hành chính sách cho vay khách hàng cá nhân trong toàn hệ thống. Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu quan hệ tín dụng tại Sacombank sẽ được áp dụng tổng thể 4 (bốn) chính sách sau đây:

+ Chính sách tiếp thị khách hàng; + Chính sách về cấp tín dụng; + Chính sách về tài sản bảo đảm; + Chính sách định giá tiền vay

Trên cơ sở đó Sacombank Đống Đa cần áp dụng các chính sách cho phù hợp với thực tế hoạt động tại Chi nhánh:

-> Chính sách tiếp thị khách hàng:

* Đối với nhóm khách hàng vay vốn với mục đích tiêu dùng: Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi tại Sacombank Đống Đa. Tập trung tiếp thị đối với khách hàng có thu nhập ổn định từ 10 triệu VND trở lên, khách hàng là lãnh đạo/chủ doanh nghiệp, các khách hàng đang sinh sống tại các Thành phố, Thị xã, Thị trấn. Tập trung tiếp thị và cho vay với các khách hàng trong độ tuổi từ 25 - 55.

* Khách hàng vay vốn với mục đích kinh doanh: Tập trung tiếp thị đối với nhóm khách hàng thường xuyên có quan hệ tiền gửi, thanh toán tại Sacombank Đống Đa, nhóm khách hàng sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ, vận tải,

43

sản xuất tiểu thủ công nghiệp, sản xuất chế biến lương thực quy mô lớn, khách hàng đã có kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, có khả năng tích tụ và khai thác sử dụng tài nguyên đất.

-> Chính sách về cấp tín dụng:

* Xếp hạng khách hàng theo Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ: Sacombank Đống Đa chỉ xem xét cấp tín dụng đối với các khách hàng có kết quả xếp hạng từ BB trở lên và có thu nhập ổn định hàng tháng chứng minh được ở mức trung bình khá trở lên.

-> Chính sách về tài sản bảo đảm

* Các loại tài sản bảo đảm tiền vay :

- Tiền gửi có kỳ hạn, sổ tiết kiệm của khách hàng hoặc bên thứ ba tại Sacombank và các tổ chức tín dụng khác.

- Trái phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Sacombank tại từng thời điểm.

- Phương tiện vận tải.

- Giá trị quyền sử dụng đất được thế chấp theo quy định của pháp luật đất đai. - Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng và các tài sản khác gắn liền với đất.

- Các tài sản khác do Sacombank quy định tại từng thời điểm trong từng sản phẩm cụ thể.

*Mức cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm: Mức cho vay trên giá trị từng loại tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định tại từng sản phẩm tín dụng bản lẻ và các quy định có liên quan của Sacombank trong từng thời kỳ.

-> Chính sách định giá tiền vay

- Nguyên tắc xác định lãi suất cho vay: Lãi suất cho vay được tính bằng tổng các mục sau: (1) Lãi suất huy động bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phòng rủi ro tín

dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng.

- Việc xác định giá cho các khoản tín dụng đối với một khách hàng phải trên cơ sở khả năng sinh lời tổng thể của khách hàng. Về nguyên tắc, lãi suất cho vay phải tăng cùng với mức độ rủi ro của khách hàng.

- Lãi suất cho vay đối với tín dụng bán lẻ phục vụ mục đích tiêu dùng phải cao hơn lãi suất cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp.

- Chính sách về lãi suất cho vay đối với đối tượng khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ tại một Chi nhánh do Giám đốc Chi nhánh đó quyết định phù hợp với quy định tại Văn bản này và các quy định có liên quan của Sacombank trong từng thời kỳ.

- Cơ chế điều hành lãi suất cho vay: Việc quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng phải căn cứ trên cơ chế điều hành lãi suất trong từng thời kỳ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và của Sacombank.Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng/sản phẩm.

2.2.4 Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân đang áp dụng tại Sacombank Đống Đa

-> Cho vay nhu cầu về nhà ở: Sản phẩm này quy định về cho vay để mua nhà đất ở, xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở và mua sắm trang trí nội thất nhà ở phục vụ nhu cầu đời sống (không phục vụ mục đích kinh doanh) đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình:

- Mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở (đã hình thành) với bên bán là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức (khôngphải là chủ đầu tư).

- Mua nhà ở, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở (đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai) tại các dự án khu đô thị mới với bên bán là chủ đầu tư dự án khu đô thị mới đó.

45

quyền sử dụng đất ở (đã hình thành hoặc hình thành trong tương lai) tại các dự án khu đô thị mới với bên bán là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức.

- Xây dựng nhà ở, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở

-> Cho vay đối với cán bộ công nhân viên: Sản phẩm này quy định về cho vay đối với khách hàng là cán bộ công nhân viên (CBCNV) nhằm phát triển kinh tế phụ gia đình và/hoặc đáp ứng nhu cầu phục vụ đời sống của CBCNV mà nguồn thu nợ là thu nhập thường xuyên của CBCNV. Để có được khoản vay này các cá nhân phải chứng minh được nguồn thu nhập ổn định từ lương của mình, từ đó ngân hàng xem xét nhu cầu và cấp khoản vay cho khách hàng.

-> Cho vay sản xuất kinh doanh: Sản phẩm quy định về cho vay đối với các cá nhân nhằm mục đích kinh doanh: khách hàng có thêm vốn, từ đó mua sắm thêm nguyên nhiên vật liệu, đầu tư mở rộng...phục vụ cho hoạt dộng sản xuất

Một phần của tài liệu 0117 giải pháp mở rộng cho vay khách hàng cá nhân tại NHTM CP sài gòn thương tín chi nhánh đống đa luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w