Một số kết quả đạtđược tại BIDVBắc Hải Dương giai đoạn 2015-2017

Một phần của tài liệu 0124 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hải dương tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 75)

2.1.2.1. Kết quả hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn và hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương (2015- 2017)

1. Tổng thu 182,11 198,50 224,31 16,39 9,00 25,81 13,00 2. Tổng chi 137,87 148,90 166,77 11,03 8,00 17,87 12,00 3. Lợi nhuận 44,24 49,60 57,54 5,36 12,12 7,94 16,00

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVBắc Hải Dương năm 2015-2017)

Nguồn vốn huy động được tại BIDV Bắc Hải Dương tăng nhanh qua các năm. Năm 2015, tổng nguồn vốn huy động của BIDV Bắc Hải Dương đạt 2.560 tỷ đồng. Năm 2016, huy động vốn của ngân hàng đạt 2.765 tỷ đồng, tăng ròng 205 tỷ đồng tương ứng tăng 8,01% so với năm 2015. Năm 2017 đạt 3.050 tỷ đồng, tăng ròng 285 tỷ đồng so với năm 2016 tương ứng tăng 10,31%. Trong cơ cấu vốn huy động, huy động vốn dân cư tăng nhanh hơn cả về số tương đối lẫn số tuyệt đối. Năm 2015, huy động vốn dân cư tăng 194,85 tỷ (tương ứng tăng 8,36%) trong khi đó, huy động vốn của tổ chức chỉ tăng 10,15 tỷ (tương ứng tăng 4,41%). Năm 2017, huy động vốn dân cư tăng 278,51 tỷ (tương ứng tăng 11,03%) trong khi huy động vốn của tổ chức tăng 6,49 tỷ (tương ứng với mức 2,7%). Mức huy động vốn dân cư tăng nhanh do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên là do vị thế và uy tín của BIDV Bắc Hải Dương ngày càng được củng cố trên địa bàn. Tiếp đến là do chi nhánh có định hướng đúng đắn trong công tác chăm sóc khách hàng. Nếu trước đây việc chăm sóc khách hàng có phần dàn trải thì hiện tại BIDV Bắc Hải Dương tập trung vào hai đối tượng chính là khách VIP (có số dư tiền gửi từ 1 tỷ đồng trở lên) và các khách hàng gần đạt mức VIP (có số dư tiền gửi từ 800 - 900 triệu đồng). Nhờ tập trung vào các đối tượng khách hàng nói trên đã giúp chi

44

nhánh không chỉ tăng được mức huy động vốn mà còn tiết kiệm thời gian và công sức cho các cán bộ quản lý khách hàng.

Trong hoạt động tín dụng, nhờ định hướng và chiến lược đúng đắn cùng với tập trung tối đa các nguồn lực nhằm đạt được các chỉ tiêu đã đề ra nên hoạt động tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương không chỉ tăng về quy mô mà còn có sự thay đổi tích cực trong cơ cấu hạng mục nợ vay. Cụ thể, BIDV Bắc Hải Dương đã chuyển dịch từ hướng tới khách hàng doanh nghiệp lớn sang mục tiêu là các khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp siêu nhỏ và đặc biệt là khách hàng cá nhân. Nếu như kết thúc năm 2015, dư nợ tín dụng toàn chi nhánh đạt 1.821 tỷ đồng thì đến hết năm 2016, dư nợ đã đạt 1.958 tỷ đồng, tăng 164 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 9,01%. Chất lượng tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương được tăng lên đáng kể nhờ tăng tỷ trọng cho vay có tài sản đảm bảo và công tác chăm sóc, thu thập thông tin khách hàng được đẩy mạnh. Điều này đã giúp cảnh báo sớm những trường hợp khách hàng suy yếu khả năng trả nợ để BIDV Bắc Hải Dương có những hành động phù hợp nhằm ngăn chặn và giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng khi nó xảy ra.

Năm 2017 tổng dư nợ đạt 2.177 tỷ đồng, tăng 192 tỷ so với năm 2016 (tương ứng với 9,67%). Năm 2017 cũng là năm đánh dấu cột mốc quan trọng khi lần đầu tiên nợ quá hạn giảm so với năm liền trước đó. Đạt được điều này là do chất lượng tín dụng tại chi nhánh đang càng ngày càng được cải thiện, đồng thời chi nhánh đã thực hiện tốt việc cơ cấu lại danh mục Tài sản có, kiểm soát, xử lý tài sản có tiềm ẩn rủi ro và xử lý nợ nấu.

2.1.2.2. Kết quả doanh thu và lợi nhuận.

Bảng 2.2: Ket quả hoạt động kinh doanh tại BIDV Bắc Hải Duwng (2015 - 2017)

Trong 3 năm trở lại đây, BIDV Bắc Hải Dương đã đạt được tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận đều qua các năm.

Tổng doanh thu năm 2016 đạt 198,5 tỷ đồng, tăng 16,39 tỷ đồng (tương ứng tăng 9% so với năm 2015). Tới năm 2017, tốc độ tăng của tổng doanh thu có sự tăng trưởng rõ rệt khi đạt 224,31 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016. Mức tăng trưởng doanh thu này đạt được là do BIDV Bắc Hải Dương không chỉ mở rộng quy mô hoạt động mà còn xử lý hiệu quả nợ xấu đã được trích lập dự phòng từ những năm trước.

Cùng với mức tăng của tổng doanh thu, tổng chi phí cũng tăng tương ứng hàng năm. Cụ thể: năm 2015 tổng chi phí là 137,87 tỷ đồng, năm 2016 tăng 11,03 tỷ đồng tương ứng với 8% tăng thêm. So với năm 2016, tổng chi phínăm 2017 tăng thêm là 17,87 tỷ đồng tương đương 12% tăng thêm. Có thể thấy tốc độ tăng của chi phí là tương đồng với tốc độ tăng của doanh thu, điều này cho thấy chi phí đang được BIDV Bắc Hải Dương quản lý hiệu quả và các chi phí tăng thêm đều là những chi phí cần thiết.

Lợi nhuận trước thuế năm 2016 của BIDV Bắc Hải Dương đạt 49,6 tỷ đồng, tăng 12,12% so với cùng kỳ năm trước. Sang tới năm 2017, lợi nhuận trước thuế đã đạt 57,54 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2016. Tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng trưởng của chi phí (16% > 12%), điều này được lý giải là do BIDV Bắc Hải Dương không chỉ quản lý tốt các chi phí phát sinh thêm mà còn cho thấy hiệu quả trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng tăng dần tỷ trọng các khoản tín dụng bán lẻ (đặc biệt là CVTD) có tỷ lệ lợi nhuận cao hơn so với các khoản tín dụng bán buôn.

Từ những kết quả đạt được, BIDV Bắc Hải Dương đặt ra mục tiêu phát triển bền vững, tăng trưởng luôn gắn với an toàn, hiệu quả. Định hướng hoạt động kinh doanh năm 2018 của BIDV Bắc Hải Dương: Tổng dư nợ cuối kỳ đạt 2.400 tỷ đồng, trong đó tín dụng bán lẻ cuối kỳ đạt 1.330 tỷ đồng, thu nhập ròng từ hoạt động bán lẻ đạt 75 tỷ đồng. Dư nợ CVTD tuy không phân giao cụ thể nhưng dự đoán vẫn chiếm khoảng 45% tổng dư nợ.

2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV BẮC HẢI DƯƠNG 2.2.1. Chính sách cho vay tiêu dùng của BIDV

Hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV tập trung đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng cá nhân và hộ gia đình để tiêu dùng và phục vụ sản xuất, kinh doanh. Từ năm 2009, BIDV đã xây dựng chiến lược phát triển hoạt động bán lẻ tập trung vào lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, hiện dư nợ tín dụng tiêu dùng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng dư nợ tín dụng bán lẻ và có xu hướng ngày càng tăng. BIDV hướng tới cung cấp các sản phẩm tín dụng đa dạng, chuẩn hóa và tập trung phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của khách hàng, đồng thời thiết kế sản phẩm tín dụng phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Các sản phẩm tín dụng hiện đang cung cấp gồm có cho vay mua nhà, sửa chữa nhà ở với thời hạn tối đa lên tới 20 năm, cho vay tín chấp tiêu dùng (vay lương, thấu chi tài khoản...), cho vay mua ô tô phục vụ nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu sản xuất, kinh doanh, cho vay du học, cho vay mua cổ phiếu phát hành lần đầu, cho vay trả góp, cho vay cầm cố và chiết khấu GTCG, thẻ tín dụng (Visa, Master...), các sản phẩm tín dụng bán lẻ khác... BIDV xác định lĩnh vực tín dụng tiêu dùng là một lĩnh vực cơ bản, mũi nhọn trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của mình và BIDV hiện đang tập trung phát triển với mục tiêu tăng trưởng nhanh và đảm bảo an toàn gắn liền với chất lượng tín dụng.

Hiện nay, chính sách CVTD của BIDV hướng đến đa dạng các nhóm khách hàng mục tiêu, cụ thể:

- Về tài sản đảm bảo, BIDV chấp nhận cho vay theo cả hai hình thức: Có tài sản đảm bảo (thế chấp - cầm cố) và không có tài sản đảm bảo (tín chấp). Cho vay tín chấp chỉ áp dụng đối với khách hàng có thu nhập thường xuyên, ổn định từ lương và các khoản có tính chất lương.

- về giá trị cho vay, BIDV cho vay đối với các khoản vay nhỏ từ vài chục triệu (thường là các khoản vay tín chấp) đến các khoản vay có giá trị lớn như vay mua nhà, mua ô tô.

- về thời gian cho vay, tùy theo năng lực trả nợ và theo quy định của sản phẩm mà BIDV cho vay với thời hạn từ 1 năm cho đến tối đa 20 năm (áp dụng với khoản vay phục vụ nhu cầu nhà ở).

- về mức cho vay, các khoản vay tín chấp có thể vay tối đa lên tới 500 triệu, các khoản vay mua nhà, mua ô tô hoặc tiêu dùng khác có thể được vay tỷ lệ 100% giá trị nhà, ô tô.

- về lãi suất đối với khoản vay tiêu dùng, để tăng khả năng cạnh trạnh trong thị trường tín dụng tiêu dùng, BIDV luôn có các gói ưu đãi với từng sản phẩm cho vay riêng biệt. Hiện nay, mỗi ngân hàng đều có sản phẩm cho vay thế mạnh riêng với mức lãi suất vô cùng hấp dẫn. Xét về mặt bằng chung, lãi suất CVTD tại BIDV ở mức tương đối hấp dẫn so với hầu hết các Ngân hàng trên thị trường.

2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng của BIDV Bắc Hải Dương

Quy trình nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân do Tổng giám đốc BIDV ban hành quy định về quy trình xử lý các bước trong quá trình cấp tín dụng cho một khách hàng cá nhân nhằm đảm bảo tính nhất quán trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, tuân thủ các quy định của pháp luật.

Quy trình cho vay đối với các khoản vay tiêu dùng gồm 8 bước, nằm trong 2 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Tiếp nhận, thẩm định và xét duyệt khoản vay.

- Bước 1: Tìm kiếm, tư vấn khách hàng

Tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu, thông báo cho khách hàng biết các chính sách cho vay mà BIDV đang áp dụng, tư vấn hồ sơ và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn. Hồ sơ vay phải yêu cầu đầy đủ các loại sau:

+ Hồ sơ pháp lý.

CMND/CCCD/hộ chiếu;

Sổ hộ khẩu/ Giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên;

Giấy đăng ký kết hôn (Nếu đã kết hôn)/ Xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa kết hôn.

Giấy đề nghị vay vốn và phương án sử dụng vốn; Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn;

Tài liệu chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, Xác nhận lương,...

+ Hồ sơ tài sản bảo đảm.

+ Các hồ sơ khác (Tùy thuộc vào từng loại khoản vay).

- Bước 2: Thẩm định khoản vay

+ Thẩm định khách hàng: Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự, tư cách của người vay.

+ Thẩm định nguồn trả nợ và khả năng trả nợ: Trong đó, nếu nguồn trả nợ là thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, ngành nghề kinh doanh.

+ Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay: Tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giá trị của tài sản đảm bảo.

Trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp và kết quả thẩm định, cán bộ tín dụng sẽ thực hiện chấm điểm khách hàng, lập tờ trình thẩm định. Nếu không đủ điều kiện cho vay thì thông báo ngay cho khách hàng bằng văn bản. Trường hợp đối với khoản vay cần qua thẩm định rủi ro theo quy định của BIDV hoặc nhằm tăng độ tin cậy của các nội dung cần thẩm định có thể yêu cầu phòng Quản lý rủi ro thực hiện tái thẩm định.

- Bước 3. Trình duyệt hồ sơ vay

Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ và trình hồ sơ vay vốn cho Trưởng/Phó phòng Khách hàng cá nhân, Giám đốc/Phó giám đốc Phòng giao dịch, Giám đốc/ Phó giám đốc Chi nhánh lấy ý kiến về khoản vay. Mức phán quyết và thẩm quyền phê duyệt tín dụng sẽ được HĐQT và Tổng giám đốc ban hành theo từng thời kỳ.

+ Đồng ý cho vay: Giám đốc/Phó giám đốc/Trưởng/Phó phòng tạiđơn vị cho vay ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay nếu có, có thể ghi thêm yêu cầu và điều kiện trước khi giải ngân.

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền % 1. Cho vay kinh doanh 1238,28 68 1275,36 64,25 1306,20 60 37,08 2,99 30,84 2,42 2. Cho vay tiêu dùng 582,72 32 709,64 35,75 870,80 40 126,92 21,78 6161,1 22,71

+ Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/Phó giám đốc/Trưởng/ Phó phòng tại đơn vị cho vay ghi rõ lý do không đồng ý cho vay và chuyển lại cho cán bộ tín dụng để lập thông báo gửi khách hàng.

Giai đoạn 2: Thực hiện cho vay

- Bước 4: Lập, đàm phán và ký kết các hợp đồng liên quan đến việc cấp tín dụng

Khi khoản vay được phê duyệt đồng ý cho vay cùng các điều kiện có liên quan, cán bộ tín dụng trao đổi lại với khách hàng về khoản vay. Khi hai bên đạt được thỏa thuận nhất trí thì cán bộ tín dụng tiến hành soạn thảo các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến khoản vay.

+ Hợp đồng tín dụng

+ Hợp đồng thế chấp/ Cầm cố/ Bảo lãnh bằng tài sản.

Khách hàng và đại diện Ngân hàng tiến hành các thủ tục theo quy định của pháp luật: Công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm (đối với các khoản vay có tài sản bảo đảm).

Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, hai bên tiến hành giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo tiền vay. Khách hàng ký Giấy nhận nợ đối với ngân hàng.

- Bước 5: Kiểm tra hồ sơ giải ngân và trình duyệt giải ngân

- Bước 6: Giải ngân

Sau khi hồ sơ đã hoàn tất, các bộ phận liên quan tiến hành cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với quyết định.

- Bước 7: Giám sát và theo dõi khoản vay

Cán bộ tín dụng kiểm tra khoản tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, đặc biệt làviệc sử dụng vốn vay đúng mục đích.

Cán bộ tín dụng thường xuyên quản lý, theo dõi khoản vay, khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo để kịp thời có phương án xử lý bao gồm cả thu nợ trước hạn nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

- Bước 8: Tất toán khế ước, thanh toán hợp đồng, giải chấp

2.2.3. Ket quả cho vay tiêu dùng tại BIDV Bắc Hải Dương giai đoạn 2015- 2017

2.2.3.1. Tình hình chung về hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDVBắc Hải Dương giai đoạn 2015 - 2017

Với định hướng tín dụng bán lẻ đặc biệt là CVTD theo sát với định hướng chung của BIDV, BIDV Bắc Hải Dương đã tập trung phát triển thị phần CVTD tại

địa bàn thị xã Chí Linh. Ket quả đạt được rất tích cực đã chứng minh chiến lược hướng tới CVTD là đúng đắn và phù hợp với xu thế của thị trường. Những thành công của BIDV Bắc Hải Dương trong CVTD được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.3: Tỷ trọng CVTD trong tổng dư nợ cho vay tại BIDV Bắc Hải Dương (2015 - 2017)

1. Ngắn hạn 244,74 42,00 283,86 40,00 322,20 37,00 39,11 15,98 38,34 13,51 2. Trung và dài hạn 337,98 58,00 425,78 60,00 548,60 63,00 87,80 25,98 122,82 28,85 3. Dư nợ Cho vay tiêu dùng 582,72 100,00 709,64 100,00 870,80 100,00 126,92 21,78 161,16 22,71

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDVBắc Hải Dương năm 2015-2017)

Nhìn vào số liệu có thể nhận thấy quy mô dịch vụ CVTD của BIDV Bắc Hải Dương có sự tăng trưởng ổn định và tương đối nhanh qua các năm. Điều này đặt ra yêu cầu cần tận dụng thời cơ hiện tại để đẩy mạnh CVTD này vì phân khúc thị trường này hiện đang còn nhiều tiềm năng phát triển.

Năm 2015, tổng dư nợ tín dụng tại BIDV Bắc Hải Dương đạt 1.821 tỷ đồng, dư nợ CVTD chỉ đạt mức 32% tương ứng với 582,72 tỷ đồng. Sang năm 2016, tuy Việt Nam chịu nhiều tác động tiêu cực từ bối cảnh bên ngoài, nổi bật là hạn hán,

51

thiên tai và kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm hơn so với dự báo; tăng trưởng thương mại đạt thấp; giá dầu thô thất thường; nhu cầu và giá nông sản giảm mạnh nhưng về tổng thể, kinh tế cả nước vẫn tăng trưởng tích cực, các cân đối vĩ mô được

Một phần của tài liệu 0124 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hải dương tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 51 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w