.ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV BẮC HẢ

Một phần của tài liệu 0124 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hải dương tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 77)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI BIDV BẮCHẢI DƯƠNG HẢI DƯƠNG

3.1.1. Dự báo tiềm năng thị trường cho vay tiêu dùng

Hiện nay, hàng triệu người dân có thu nhập trung bình, thấp tại Việt Nam có nhu cầu mua sắm rất lớn, từ các mặt hàng có giá trị cao như mua nhà, mua ô tô, đến các mặt hàng giá trị thấp hơn như mua sắm thiết bị nội thất, mua xe máy, điện thoại di động, hàng điện tử... Tuy nhiên, do khả năng tài chính eo hẹp mà đối tượng này không thể thanh toán trong một lần từ đó phát sinh nhu cầu vay tiêu dùng.

Tiềm năng mở rộng CVTD tại Việt Nam là rất lớn, bởi dân số hiện tại của Việt Nam là 95 triệu người, cơ cấu tuổi từ 15-64 chiếm 69,3%. Dự tính đến năm 2020, dân số Việt Nam đạt 98 triệu người và sẽ sớm vượt qua mốc 100 triệu người vào năm 2023. Cơ cấu dân số sinh sống tại thành thị chiếm 34,7%, đồng thời Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ, tiềm năng nhu cầu mua sắm tiêu dùng vẫn tiếp tục tăng, CVTD tiếp tục là xu thế phát triển ngân hàng bán lẻ trong tương lai gần. Hơn nữa CVTD Việt Nam đang ở mức tiềm năng, nhiều người dân vẫn chưa được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính. Theo đánh giá từ các chuyên gia tài chính, tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam được kỳ vọng mức tăng trưởng 20 - 25%/ năm. Theo Báo cáo Tổng quan thị trường tài chính năm 2017 do Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia (NFSC) công bố, CVTD vẫn tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2015 với tốc độ tăng trưởng đạt 65%, trong khi năm 2016 là 50,2%. Trong khi đó, tín dụng năm 2017 ước tăng khoảng 18,17%, nhìn chung tương đương với mức 19% của năm 2016. Tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng dư nợ qua đó nâng từ 12,3% lên 18%.

Các hình thức CVTD hiện nay cũng đang phát triển hết sức sôi động với nhiều hình thức khác nhau, đáp ứng đa dạng hơn các nhu cầu của khách hàng. Khi mô hình truyền thống đang có những bước chững lại thì xu hướng số hóa là lời giải cho tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Cụ thể, mô

hình mới sẽ được áp dụng cho kênh phân phối (từ điểm bán hàng tới CTTC) và các hoạt động bảo lãnh (underwriting) sử dụng dữ liệu thay thế. Chuyên gia trong ngành nhận định trong 10 năm tới, số hóa sẽ trở thành xu hướng chủ yếu của thị trường. Bên cạnh đó, Fintech ngày càng chiếm vài trò quan trọng và hỗ trợ tích cực dưới nhiều hình thức. Hệ thống bù trừ điện tử đang được xây dựng để Fintech có thể kết nối và mở rộng mạng lưới với ngân hàng. Thẻ chip đang trong qua trình thử nghiệm và gần đây, NHNN đã cho phép Samsung Pay áp dụng số hóa thẻ. Ví điện tử là một chủ đề nóng hổi trong thời gian gần đây, mặc dù mô hình này vẫn chưa thực sự được phát triển một cách bài bản tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc có nên kết nối ví điện tử và tài khoản ngân hàng hay việc các công ty Fintech quản lý dòng tiền ra - vào và làm thế nào cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn là các câu hỏi bên cạnh công nghệ Blockchain và tiền điện tử.

Kết thúc năm 2017, thị phần tín dụng tiêu dùng của nhóm NHTM Nhà nước đã tăng mạnh từ 39% lên 45,7% cuối 2017, trong khi tỷ trọng tại các NHTM cổ phần và CTTC lại giảm nhẹ. Hiện tại, thị phần CVTD vẫn đang được chiếm lĩnh phần lớn bởi các NHTM và Ngân hàng chính sách (khoảng 87%), tiếp đến là các CTTC (12%) và cuối cùng là các công ty Fintech (1%). Tuy vậy, xét trên tổng thể, CVTD tại các CTTC lại có sự phát triển vượt bậc. Các công ty dẫn đầu thị trường hiện tại là FE Credit (thuộc VPBank), Home Credit, HDSaison và Prudential Finance. Trong khi đó, ngày càng có nhiều tập đoàn nước ngoài tìm kiếm đối tác trong nước để tham gia vào thị trường này.

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu tài chính - kinh tế, thị trường ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện nay tăng trưởng với tốc độ nhanh và mạnh, nhiều NHTM cổ phần có tỷ trọng bán lẻ chiếm từ 80 - 90%. Đồng thời, các chuyên gia cũng nhận định nguy cơ bị thua ngay trên sân nhà là nhãn tiền bởi các tổ chức tài chính của nước ngoài trong thời gian sắp tới sẽ có một sân chơi bình đẳng hơn tại Việt Nam. NHNN vừa có quyết định chấp thuận việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp của Techcombank tại Công ty tài chính TNHN một thành viên Kỹ Thương (Techcom Finance) cho Công ty Lotte Card Co.,Ltd (Hàn Quốc). Thương vụ trên có

thể sẽ giúp Techcombank ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường lên tới hơn 1.100 tỷ đồng. Đây là một trong những chuyển động đáng chú ý trên thị trường tài chính tiêu dùng ngay trong những ngày đầu năm 2018. Trước đó, một định chế tài chính khác cũng đến từ Hàn Quốc là Shinhan Card cũng đã quyết định mua toàn bộ vốn công ty tài chính Việt Nam nhưng với giá gấp 5,52 lần mệnh giá. Thương vụ này cũng vừa được công bố ngày 23/1. Theo đó, Shinhanbank sẽ chi 151 triệu USD, tương đương 3.420 tỷ đồng để mua lại Công ty tài chính Prudential Việt Nam

Toàn tỉnh Hải Dương tính đến năm 2017 có khoảng 2,6 triệu người, trong đó tỷ lệ dân số thành thị là 27%, dân số nông thôn là 73%. Thị xã Chí Linh có dân số chiếm khoảng 9% dân số toàn tỉnh Hải Dương tương ứng vơi khoảng 234.000 người và có sự tăng nhẹ qua các năm. Dân cư trên địa bàn thị xã Chí Linh tập trung nhiều tại các phường có kinh tế phát triển như Sao Đỏ, Phả Lại, Bến Tắm, Cộng Hòa. Cùng với sự tăng trưởng thị phần CVTD của các nước nói chung, dự báo loại hình vay vốn này cũng sẽ tăng trưởng tương ứng trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói chung và tại thị xã Chí Linh nói riêng.

Một phần của tài liệu 0124 giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trên địa bàn tỉnh hải dương tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bắc hải dương luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w