theo huớng bắt buộc các ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông tin, cung cấp thông tin sai lệch hoặc gây nhiễu thông tin. Đào tạo nâng cao chất luợng đội ngũ nhân viên tại CIC không những về mặt nghiệp vụ mà còn phải chú trọng đào tạo về tin học và ngoại ngữ. Tuyên truyền để các NHTM nhận thức đúng về vai trò to lớn của trung tâm CIC từ đó các NHTM có sự hợp tác với trung tâm để chia sẻ thông tin.
3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nôngthôn thôn
Việt Nam
- Với tu cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm
công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng,
NHNo &
PTNT Việt Nam cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý
rủi ro định huớng thông lệ quốc tế.
- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá kết quả áp dụng trong thời gian vừa qua, nghiên cứu
nhằm bổ
sung và hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Đây
sẽ là
tiền đề cho việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NHNo &
ngân hàng. Với trình độ công nghệ chưa đồng bộ giữa các ngân hàng như hiện nay thì NHNo & PTNT có thể thiết kế những mẫu biểu thông tin riêng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ riêng của mình trong đó bám sát các nội dung khoa học chung của các vấn đề báo cáo và đặc biệt phải bám sát quy định chung của quốc tế. Mặt khác, hệ thống thông tin này lại còn phải phù hợp với các yêu cầu báo cáo chung của NHNN.
- Để nâng cao tính độc lập của bộ phận kiểm tra nội bộ tại các Chi nhánh NHNo & PTNT cần phải tiến hành theo hướng tổ chức lại bộ
máy và
hoạt động của Ban kiểm soát và Phòng Kiểm tra nội bộ trung ương kết hợp
với việc tăng cường tính chủ động của các cán bộ làm công tác kiểm tra, kiểm
soát ở chi nhánh qua việc đan xen giữa quản lý theo chiều ngang và
quản lý
theo ngành dọc.
- NHNo & PTNT Việt Nam cần tạo điều kiện cho các Chi nhánh trong công tác đào tạo cán bộ tín dụng nói chung và cán bộ quản lý rủi ro tín dụng
nói riêng. Với sự ra đời của Trung tâm đào tạo, NHNN & PTNT cần thường
xuyên tổ chức các khoá đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền
tảng kiến thức toàn diện cho các cán bộ tín dụng.
- Xây dựng chiến lược rủi ro tín dụng: NHNo & PTNT Việt Nam phải đề ra chiến lược kinh doanh tín dụng trên cơ sở phân tích tình hình kinh doanh hiện tại, đánh giá rủi ro liên quan đến việc cho vay cũng như khả năng chịu đựng rủi ro của mình. Chiến lược này phải được Ban điều hành xem xét
- Xây dựng các chế tài xử lý trách nhiệm cá nhân trong hoạt động cấp tín dụng nhằm tăng cường khả năng quản trị, hạn chế rủi ro tác nghiệp, tăng cường trách nhiệm cá nhân đồng thời nâng cao ý thức tuân thủ qui trình trong hoạt động tác nghiệp.
KẾT LUẬN
Tình hình kinh tế xã hội trên thế giới cũng như trong nước trong những năm qua có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế và hoạt động của ngành ngân hàng. Khi nước ta gia nhập WTO với sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài thì sự cạnh tranh trong hoạt động giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, điều đó đòi hỏi các ngân hàng phải không ngừng đổi mới và
hoàn thiện để tăng năng lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Mặt khác, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho vay Hộ sản xuất chiếm trên 80%
tổng dư nợ chứa đựng nhiều rủi ro. Đứng trước những thách thức này đòi hỏi Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nói chung và NHNo
Hưng Yên nói riêng phải nỗ lực hết sức trong việc nâng cao chất lượng tín dụng
và giải quyết vấn đề về rủi ro tín dụng. Do vậy, việc nghiên cứu giải pháp để hạn
chế rủi ro tín dụng là một công việc hết sức có ý nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu để thực hiện đề tài, tôi đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra:
Thứ nhất, Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng chủ yếu là rủi ro trong cho vay, hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. Tìm hiểu kinh nghiệm hạn chế rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương mại trên thế giới. Từ đó hình thành cơ sở lý luận để vận dụng vào phân tích thực tế.
Thứ hai, Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động của Agribank Hưng Yên từ năm 2013 đến năm 2015. Đi sâu phân tích, lý giải thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng tại Agribank Hưng Yên qua đó đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, những nguyên nhân dẫn
Hy vọng rằng trên cơ sở những biện pháp đã thực hiện cùng với những định hướng và giải pháp mới, NHNo & PTNT Việt Nam Chi nhánh Tỉnh Hưng Yên sẽ có những bước tiến tích cực trong công tác hạn chế rủi ro tín dụng để từ
đó có biện pháp xử lý hiệu quả, chất lượng tín dụng ngày càng được kiểm soát và không ngừng nâng cao, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trong nước cũng
như các ngân hàng thương mại nước ngoài vào Việt Nam.
Tuy nhiên, vấn đề về rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là vấn đề rất phức tạp, đòi hỏi phải có thời gian nghiên cứu dài lâu. Mặt khác, Do đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp, trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót, Tôi kính mong các thầy cô giáo, các bạn và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này tiếp tục giúp đỡ đóng góp ý
1. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình Ngân hàng thương mại, Trường ĐH Kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
2. Lưu Thị Hương (2005), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Khoa Ngân hàng tài
chính, Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản thống kê.
3. Nguyễn Văn Nam, Hoàng Xuân Quyến (2002), Rủi ro tài chính: thực tiễn
và phương pháp đánh giá, Nhà xuất bản tài chính.
4. Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng Mai Siêu, Đào Minh Phúc, Nguyễn
Quang Tuấn (2004), Cẩm nang quản lý tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
5. Nguyễn Văn Tiến (2002), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.
6. Edward W.Reed, Edward K.Gill (2004), Ngân hàng thương mại, Nhà xuất
bản thống kê.
7. Peter S.Rose (2001), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính
8. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính,
Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật
9. Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân Hàng Nhà
nước ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004.
14.UBND tỉnh Hưng Yên, báo cáo tình hình kinh tế xã hội qua các năm 2013, 2014, 2015.
15.Tạp chí ngân hàng - năm 2013, 2014, 2015.
16.Tạp chí Thị trường tài chính tiền tệ năm 2013, 2014, 2015.
17.NHNo & PTNT Chi nhánh Tỉnh Hưng Yên, Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013, 2014, 2015.
18.Và một số tài liệu khác Internet, tạp chí NH và tờ Thông tin nội bộ Agribank.