- Xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung
Để nâng cao chất luợng kết quả XHTD Agribank cần thực hiện huớng tới nâng cao khối luợng và chất luợng các nguồn thông tin đầu vào.
+ Để tăng cuờng khối luợng, nâng cao chất luợng cơ sở dữ liệu nội bộ, những thông tin liên quan đến khách hàng phải đuợc nhanh chóng khai báo, đảm bảo chính xác, kịp thời và thông suốt trong toàn hệ thống. Do đó, Agribank cần xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung bằng cách thiết lập mối liên hệ chặt chẽ về thông tin giữa hội sở chính với các chi nhánh và phòng giao dịch. Cơ sở dữ liệu tập trung về khách hàng cho phép mọi nguời sử dụng có thể truy cập hệ thống để khai thác thông tin phục vụ xếp hạng tín dụng theo đúng thẩm quyền của mình. Việc khai báo thông tin của các cán bộ cần đuợc quán triệt chuẩn hoá ngay từ buớc đầu; xây dựng cơ chế giám sát chặt chẽ việc cấp quyền cũng nhu việc sửa đổi thông tin trên hệ thống. Vì hiện nay một khách hàng có thể có những hạng khác nhau rất lớn giữa các Chi nhánh do có thể thông tin tài chính, phi tài chính khách hàng cung cấp cho mỗi Chi nhánh là khác nhau; trong khi các Chi nhánh không có quyền khai
107
thác các thông tin tài chính, phi tài chính từ các Chi nhánh khác đã thực hiện chấm điểm, xếp hạng.
+ Agribank cần đa dạng hoá nguồn thông tin bằng việc lấy thông tin từ nhiều nguồn: nguồn thông tin trực tiếp do khách hàng cung cấp; thông tin từ các cơ quan quản lý, cơ quan thống kê và các đầu mối cung cấp thông tin quan trọng nhu CIC, Tổng cục Thuế, Tổng cục Thống kê, Uỷ ban vật giá Chính phủ, Bộ Kế hoạch & Đầu tu, các tổ chức hiệp hội ngành nghề,... để tạo nguồn thông tin không chỉ về tín dụng mà còn gồm cả thông tin thị truờng; thông tin ngành nghề, thông tin địa bàn,. trên cơ sở đó điều chỉnh các chỉ tiêu thuờng xuyên cho phù hợp với từng thời kỳ, đồng thời cung cấp những thông tin mang tính chất cảnh báo, hoặc chiến luợc cho các Chi nhánh.
- Thường xuyên kiểm tra, rà soát, đánh giá lại bộ chỉ tiêu
Agribank cần thuờng xuyên kiểm tra, rà soát, cập nhật các khó khăn vuớng mắc từ Chi nhánh về hệ thống xếp hạng tín dụng để có biện pháp xử lý kịp thời
+ Cần bồ sung chỉ tiêu đánh giá mức độ bảo đảm tín dụng bằng tài sản đối với khách hàng là doanh nghiệp. Mặc dù đối với doanh nghiệp lớn thì tài sản bảo đảm cũng không còn hoặc không có giá trị khi doanh nghiệp gặp khó khăn, tuy nhiên hiện nay ngoài 2 Thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thì hầu nhu các tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tài sản bảo đảm có ý nghĩa rất quan trọng và là nguồn thu chính khi doanh nghiệp gặp khó khăn không có khả năng thanh toán. Do vậy đề nghị bổ sung một số chỉ tiêu vào việc đánh giá tài sản bảo đảm vào việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhu: Loại tài sản, khả năng phát mại, tỷ lệ giá trị tài sản bảo đảm trên du nợ.
+ Ngành kinh tế: Mỗi ngành kinh tế có một bộ chỉ tiêu chẩm điểm khác nhau vì vậy việc lựa chọn đúng ngành kinh tế có ảnh lớn đến kết quả xếp hạng tín dụng. Vì vậy việc phân ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đề nghị Agribank thực hiện phân ngành theo hệ thống ngành nghề kinh doanh của nền kinh tế đồng thời thống nhất với ngành nghề trên module tín dụng của hệ thống IPACS để có thể
liên kết dữ liệu với nhau đồng thời hạn chế sai sót trong lựa chọn ngành nghề kinh tế của cán bộ CĐKH.
+ Sớm rà soát, hoàn thiện bộ chỉ tiêu cho phù hợp để triển khai thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng đối với toàn bộ khách hàng vay vốn.
- Bổ sung một số chỉ tiêu phi tài chính đặc thù đối với từng lĩnh vực ngành
Hiện tại, việc đánh giá XHTD các khách hàng ở các ngành khác nhau đều sử dụng một bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính và có sự điều chỉnh về trọng số thể hiện mức độ quan trọng của từng chỉ tiêu, nhóm chỉ tiêu. Tuy nhiên mỗi một ngành kinh tế sẽ có chỉ tiêu phi tài chính đặc thù có yếu tố quyết định đến sự tồn tại, phát triển của khách hàng; nhu mô hình xếp hạng tín dụng của Moody’s chỉ tiêu rất đơn giản theo đặc thù của ngành kinh tế. Vì vậy đề nghị Agribank nghiên cứu bổ sung các chỉ tiêu tài chính đặc thù theo từng ngành, ví dụ đối với các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng để phân tích, đánh giá khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một cách toàn diện hơn, đề nghị bổ sung thêm các chỉ tiêu:
+ Khả năng thực hiện đấu thầu
Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cạnh tranh của khách hàng so với các khách hàng khác hoạt động trong ngành. Chỉ tiêu này đuợc xác định dựa trên các thông tin tổng hợp về khách hàng: các công trình tham gia dự thầu, giá dự thầu của khách hàng, giá dự toán của chủ đầu tu, giá trúng thầu của khách hàng, lãi (lỗ) dự kiến, các yếu tố quyết định đến kết quả truợt (trúng) thầu của khách hàng. Từ các thông tin thu thập đuợc, ngân hàng có thể đánh giá đuợc khả năng, năng lực của khách hàng trong việc đấu thầu các công trình xây dựng.
+ Khả năng tổ chức thi công
Sau khi trúng thầu, khách hàng có thể thực hiện thi công toàn bộ công trình hoặc chuyển cho một đơn vị khác làm một phần công việc duới hình thức thầu phụ. Chỉ tiêu khả năng tổ chức thi công đánh giá năng lực thi công của khách hàng so với các khách hàng khác trong ngành. Để có cơ sở đánh giá khả năng tổ chức thi công, cần thu thập các thông tin: Giá trị hợp đồng xây dựng, kế hoạch sản luợng thực hiện luỹ kế theo tiến độ thoả thuận tại hợp đồng, sản luợng thực hiện luỹ kế, %
109
hoàn thành so với kế hoạch, mức độ phức tạp của công trình, đánh giá của chủ đầu tư về chất lượng thực hiện...
+ Tiến độ nghiệm thu khối lượng xây lắp đã hoàn thành
Chỉ tiêu cho biết khả năng, tốc độ thu hồi tiền của dự án. Nếu tiến độ nghiệm thu nhanh thì công trình không bị đọng vốn, giảm chi phí tài chính cho khách hàng. Căn cứ để xác định tiến độ nghiệm thu khối lượng xây lắp hoàn thành là tỷ lệ giữa giá trị chủ đầu tư đã thanh toán và giá trị sản lượng được nghiệm thu.
- Thực hiện xếp hạng khách hàng thống nhất theo hệ thống XHTD
Hiện nay Agribank đang tồn tại song song hai phương pháp xếp hạng khách hàng, vì vậy đề nghị Agribank thực hiện thống nhất xếp hạng theo XHTD nội bộ nhằm phục vụ tốt công tác quản trị rủi ro và chính sách khách hàng được thống nhất.
Hiện tại hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã xây dựng được vài năm, vì vậy Agribank cần rà soát và tiến hành nâng cấp hệ thống để đảm bảo các trọng số rủi ro và các yếu tố rủi ro sử dụng cho phương pháp xếp hạng phù hợp với hồ sơ rủi ro của các khách hàng theo các phân khúc thị trường khác nhau như các tập đoàn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khoản vay cá nhân và hộ sản xuất; đánh giá lại điểm mạnh, điểm yếu để có biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng được chính xác phục vụ tốt cho việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro đồng thời thực hiện tốt chính sách khách hàng và quản trị rủi ro hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ thực trạng XHTD tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh kết hợp với định hướng của NH về hoạt động tín dụng, công tác quản trị rủi ro và hệ thống XHTD, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng đồng thời đưa ra những kiến nghị đề xuất với các cơ quan quản lý vĩ mô nhằm tạo ra một môi trường đồng bộ, góp phần tạo điều kiện cho Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh hoàn thiện thành công hệ thống XHTD của mình.
KẾT LUẬN
Hòa cùng làn sóng hội nhập mạnh mẽ và cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, thì việc nâng cao năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời giảm thiểu rủi ro là vấn đề sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Hoạt động tín dụng mang lại nguồn thu chủ yếu nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro nhất trong hoạt động ngân hàng. xếp hạng tín dụng là một công cụ hữu hiệu nhằm hạn chế rủi ro tín dụng. Với mục tiêu cùng chung tay xây dựng ngôi nhà chung NHNo&PTNT Việt Nam trở thành tập đoàn tài chính lớn mạnh, phát triển bền vững, văn minh hiện đại và hội nhập, đề tài “Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh” đã đạt được các nội dung sau:
- Làm rõ hơn những lý luận về rủi ro tín dụng, luận cứ khoa học về xếp hạng tín dụng, kinh nghiệm của các ngân hàng thế giới và trong nước về xếp hạng tín dụng đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho xếp hạng tín dụng của Agribank.
- Phân tích được thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh NHNo và PTNT tỉnh Bắc Ninh trong thời gian gần đây, từ đó rút ra được những kết quả đạt được cũng như hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh.
- Từ những cơ sở lý luận về rủi ro, xếp hạng tín dụng và thực trạng của vấn đề đó, luận văn đã đưa ra được các giải pháp về công tác thu thập lưu trữ thông tin, mô hình tổ chức cán bộ, đào tạo cán bộ, đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin...Đồng thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Agribank với hy vọng tạo ra được môi trường pháp lý đồng bộ thúc đẩy và tạo điều kiện để hệ thống xếp hạng tín dụng tại ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam nói riêng phát huy hiệu quả. Hệ thống xếp hạng tín dụng hoạt động hiệu quả sẽ giúp Ngân hàng phòng ngừa rủi ro, ngăn ngừa nợ xấu đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Với sự hướng dẫn tận tình của Thầy giáo TS.Lê Văn Luyện, cùng tập thể thầy, cô giáo Học viện Ngân hàng và của đồng nghiệp luận văn đã có những đóng
111
góp nhất định. Tuy nhiên đây là một vấn đề mới và phức tạp, hơn nữa người viết còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những kiếm khuyết mong các Nhà khoa học, Thầy, Cô và đồng nghiệp cho ý kiến đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. BIDV (2004), “Sổ tay tín dụng”.
2. Chu Hương Giang (2009), Ứng dụng hiệp ước Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro tại các NHTM Việt Nam, luận văn thạc sỹ kinh tế.
3. Deloitte (2010), Hội thảo đánh giá rủi ro, Deloitte Viet Nam.
4. Luật các tổ chức tín dụng (2010).
5. Ngân hàng Nhà Nước (2005), Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN: Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
6. Ngân hàng Nhà nước (2006), Quyết định 1253/QĐ-NHNN về việc cho phép Trung tâm thông tin tín dụng thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.
7. Ngân hàng Nhà Nước (2007), Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.
8. Ngân hàng Nhà Nước (2013), Thông tư 02/2013/TT-NHNN: Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
9. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2007), Giải pháp nâng cao chất lượng xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
10. Nguyễn Thị Phương Huyền (2011), Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Chi nhánh Hải Dương, luận văn thạc sỹ kinh tế.
11. Nguyễn Trường Sinh (2009), Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng của Vietcombank, Luận văn Thạc Sĩ Kinh Tế.
TT Tên chỉ tiêu Giá trị lựa chọn Lựa chọn củakhách hàng
Đánh giá lại của cán bộ
thu thập thông tin
I. Thông tin chung
1 Khách hàng mới 2 Khách hàng cũ
3 Hình thức sở hữu
Doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài Doanh nghiệp khác
4 Tổng số lao động ...lao động 5 Số lao động quản lý ...lao động 6
Ngày đi vào hoạt động của doanh nghiệp______________
.../.../... 7
Ngày bắt đầu quản lý doanh nghiệp của người quản lý________
.../.../... 8 Trình độ học vấn của
người trực tiếp quản lý DN
Trên Đại học___________________________ Đại học________________________________ Cao đẳng______________________________
113
13. NHNo&PTNT Việt Nam (2011), Quyết định 1197/QĐ-NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 của Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam quy định hướng dẫn sử dụng, vận hành chẩm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
14. NHNo&PTNT Việt Nam (2011), Quyết định 469/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/3/2012 của Hội đồng thành viên NHNo&PTNT Việt Nam quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
15. Tài liệu nội bộ của NHNo&PTNT Việt Nam.
16. Tài liệu nội bộ về hoạt động kiểm toán các tổ chức tín dụng của E&Y. 17. Tài liệu nội bộ về xếp hạng tín dụng của BIDV.
18. Tạp chí Ngân hàng.
19. Trung tâm Thông tin tín dụng (2010), “Bản thông tin xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp”, Trung tâm Thông tin tín dụng.
114
PHỤ LỤC 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ THU THẬP THÔNG TIN VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁCH HÀNG
(Áp dụng đối với khách hàng là Tổ chức Kinh tế) Kỳ chấm điểm: Quý...Năm... Tên khách hàng:...
Mã khách hàng:...
9
Lĩnh vực kinh doanh: Việc xác định lĩnh vực kinh doanh của khách hàng căn cứ vào doanh thu lựa chọn 1 trong 34 ngành theo nguyên tắc - Ngành kinh doanh chính có doanh thu từ trên 50% trở lên. - Hoặc ngành đem lại tỷ trọng doanh thu cao nhất/ Hoặc ngành có tiềm năng phát triển nhất.
- Nếu thuờng xuyên có biến động về doanh thu thì duy trì 2 năm liên tục ở 1 ngành.
Cán bộ thu thập thông tin xác định trên 34 ngành kinh doanh.
II. Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ
1
Xu huớng luu chuyển tiền thuần (có thể lấy số liệu theo phuơng pháp trực tiếp hoặc gián tiếp)
Có xu hướng tăng (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ dương)
Hệ thống tự động tính toán khi nhập báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Có xu hướng giảm (lưu chuyển tiền thuần
trong kỳ dương)
Có xu hướng tăng (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm)
Có xu hướng giảm (lưu chuyển tiền thuần trong kỳ âm) hoặc cán bộ tín dụng không có thông tin_______________________________ 2 Nguồn trả nợ của khách hàng theo đánh giá của CBTD (nguồn trả nợ bao gồm từ hoạt động kinh doanh và nguồn trả nợ khác, vd: công ty mẹ trả nợ thay)
Nguồn trả nợ đáng tin cậy, doanh nghiệp hoàn toàn có khả năng trả nợ đúng hạn (có các căn cứ chứng minh)
Nguồn trả nợ không ổn định, doanh nghiệp có thể sẽ đề nghị xin cơ cấu lại thời gian trả nợ____________________________________ Nguồn trả nợ không chắc chắn, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm nguồn trả nợ
III. Trình đô Quản lý và môi trường nôi bô
3
Lý lịch tu pháp của người đứng đầu DN và/hoặc Kế toán trưởng
Lý lịch tư pháp tốt, chưa từng có tiền án tiền sự theo thông tin mà CBTD có
Đã từng có nghi vấn, khiếu nại không chính thức__________________________________ Đã từng có tiền án tiền sự